Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Sự Khác Biệt Giữa Nền Đạo Lý Cổ Truyền Với Nền Đạo Lý Ca-Tô





Thiên Chúa Jehovah.
Ảnh http://www.jehovahswitnesstruth.com/


Nguyễn Mạnh Quang

Quan niệm khác nhau về thần linh là sự khác nhau căn bản hay nguồn gốc và trở thành cha đẻ sinh ra tất cả mọi quan niệm khác nhau về bất cứ vấn đề gì (từ tư duy, tư tưởng, lý thuyết, cho đến mục đích hay lý tưởng theo đuổi) giữa một bên là nền đạo lý Đông Phương và một bên là Giáo Hội La Mã hay đạo lý Ki-tô, một nền đạo lý mà các dân tộc Âu Châu và vùng ven Biển Địa Trung Hải bị cưỡng bách phải tuân hành và tuân thủ.

A.- Quan niệm vê thần linh của nền đạo lý vị tha ở Đông Phương:

Các nhà sử học đều cho rằng nền đạo lý Đông Phương là một nền đạo lý vị tha, vị nhân sinh, lấy con người làm đối tượng để phục vụ với mục đích tối hậu và thiết thực là tạo phúc lợi cho con người ở trong cõi đời này:

Các bậc đại hiền thánh tổ của nền đạo lý vị tha của các dân tộc Đông Phương quan niệm rằng:

1.- Đối với thần linh - “kính nhi viễn chi”.

Chẳng có ai biết rõ sự thực về thế giới thần linh thế nào cả, và cũng không có liên hệ gì đến cuộc sống hàng ngày. Vậy thì chỉ nên “kính nhi viễn chi” đối với thần linh. Sách Nho Giáo nói rõ như sau:

“Việc quỉ thần là việc cao xa, u ẩn, ta không thể nào biết cho rõ được, ta chỉ nên lấy lòng thành kính mà đối với quỉ thần là đủ. Làm ngưởi ở đời, ta cứ biết chăm lo việc nghĩa của người, chứ biết thế nào được việc quỉ thần mà nói những điều huyễn hoặc để gây thành những mối mê tín, hại cho việc nhân nghĩa. Vậy Khổng tử nói rằng, “Vụ dân chi nghĩa, kính qủi thần nhi viễn chi: Vụ lấy làm việc nghĩa của ngưởi, còn quỉ thần thì kính mà xa ra.” (Luận Ngữ. ” (Ung Giả, VI.”)[1]

Sách The Ageless Chinese – A History cũng viết:

"Họ (Nho giáo) không quan tâm đến thế giới thần linh hay các đấng siêu nhiên vì họ cho rằng những khó khăn của con người chỉ có thể do chính con người giải quyết được. Sống ở cõi trần gian này họ chỉ mong sao làm cho nơi đây trở thành một nơi tốt đẹp hơn để sinh sống. Họ tích cực quan tâm đến công việc chính trị, kinh tế và quan trọng hơn cả là vấn đề đạo đức hay đạo lý. Về siêu hình và tôn giáo, nếu cần, thì chỉ nên áp dụng giới hạn trong các công việc trần tục. Ý thức hệ của họ là lấy con người làm tụ điểm và mọi khả năng kiến thức là để phục vụ cho con người.” [2]

Cũng nên biết là quan niệm về thế giới thần linh và đấng thần linh tối cao mà người Đông Phương gọi là ông Trời, Thượng Đế hay Ngọc Hoàng hoàn toàn khác với quan niệm về ông Thượng Đế của đạo Thiên Chúa và đạo Ki-tô.

Đối với người dân Đông Phương, dù cho rằng ông Trời hay Thượng Đế không can thiệp vào cuộc sống hay sinh hoạt của con người trong cõi trần gian này. Nhưng nếu có một ông Trời, họ vẫn cho rằng ông Trời tất nhiên phải công minh chính trực, công bằng, nhân ái, thương những người hiền lưiơng và ghét những kẻ gian ác. Theo hiểu biết thông thường của người Á Đông:

a.- Ông Trời không đòi hỏi người đời phải xây đền thờ, để thờ phượng chính mình (tức ông Trời), không cần dâng cúng, hối lộ mới ban phép lành, v.v….

b.- Những người hiền lành, tạo phước đức, thì hiển nhiên là sẽ được Trời Phật độ trì. Còn như vì quá tham, sân, si, nặng lòng hám lợi, háo danh hay làm những việc ác đức gây tổn thương đến sinh mạng, tinh thần và tài sản của những người khác, thì sẽ bị quả báo.

Người Việt Nam ta thường nói là “Trời cao có mẳt”, “bị trời phạt”, “bị Trời đánh”. Trường hợp mồ mả của Ngô Đình Khả, ba đời làm Việt gian giết hại biết bao thường dân vô tội, bị trời đánh[3] , và chỉ trong vòng có 20 năm (từ tháng 8 năm 1945) mà có tới 7 người con và cháu của dòng họ Ngô, đều bị chết bất đắc kỳ tử. Sự kiện này, có thể đưộc coi như là chuyện “bị trời phạt” và nói văn tắt là “bị quả báo”. Những lời dạy trong nền đạo lý Đông Phương như “Tích thiện phùng thịện, tích ác phùng ác”, “Thiện giả thiện lai, ác giả ác báo”, “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu” (Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt) là những bằng chứng bất khả phủ bác nói lên sự thật này.

Còn ông Thượng Đế hay Chúa của đạo Thiên Chúa hay đạo Ki-tô như thế nào? Thật là quái đản và vô cùng khủng khiếp! Xin xem Mục B trong Phần 1 này ở dưới.

2.- Bọn thày cúng và đồng cốt (hay tu sĩ, giáo sĩ) chỉ là những quân bất lương, mượn danh thần linh để lừa bịp người đời hầu thủ lợi.

Bọn người này thường bịa đặt ra những điều hoang đường, láo khoét dựa vào quyền năng tưởng tượng của thần linh, ma quỉ để mê hoặc những người yếu bóng vía mà tin theo. Gian ác và ghê gớm hơn nữa, chúng còn cấu kết với bọn cường hào ác bá hay cường quyền địa phương, tạo thành một thế lực chính trị hầu để (1) áp chế và bóc lột nhân dân dưới quyền, và (2) khủng bố, giết hại những người dám phơi bày những việc làm gian ác này của chúng ra trước ông luận. Vì vậy mà các bậc đại hiền ở Đông Phương chủ trương rằng chính quyền cần phải đặt ra một cơ quan đặc biệt có trách nhiệm quản lý hạng người lưu manh khốn kiếp này. Sách Nho Giáo nói rõ vấn đề này (xem chú thích) [4]

B.- Quan niệm về thánh thần ma quỉ của Giáo Hội La Mã hay đạo Ki-tô:

Khác với nền đạo lý vị tha của các dân tộc Đông Phương, Ki-tô giáo luôn khẳng định và xác quyết rằng, con người (1) sinh ra là đã mang sẵn cái tội do ông bà tổ của loài người là Adam và Eva truyền lại, gọi là “tội tổ tông”, và (2) có bổn phận phải triệt để tuân hành tất cả những lời phán dạy của giáo hội để chuộc lại cái tổ tông bịa đặt này. Giáo Hội La Mã đã dồn nỗ lực vào đúc kết những điều hoang đường đó thành một nhu liệu gọi là thánh kinh.

Điều tại hại nhất và nguy hiểm là Giáo Hội này (1) thành lập một bộ máy tuyên truyền với danh nghĩa là Thánh Bộ Đức Tin để ngày ngày tìm mọi cách lừa bịp người đời khắp nơi trên thế giới, và (2) thi hành chính sách ngu dân và nhồi sọ ở các quốc gia mà quyền lực của giáo hội đã vươn tới.

Để có thể cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải thờ phượng ông thượng đế mà chính họ đã bịa đặt ra, họ cần phải có một tổ chức gọi là giáo hội thống nhất, có thực quyền giống như một chính quyền của Đế Quốc Lã Mã thời bấy giờ (khi Giáo Hội La Mã được cho ra đời) và đặt dưới quyền chỉ đạo với quyền lực truyệt đối của một cơ quan đầu não gọi là Toà Thánh Vatican hay giáo triều Vatican (curia).

Thói đời, được đằng chân lân đằng đầu. Cho nên, khi có cơ hội, họ tranh đấu để cho quyền lực của giáo hội phải đứng trên quyền lực của các chính quyền thế tục. Bằng chứng bất khả phủ bác cho sự kiên này là lời tuyên bố của Giáo Hoàng Leo I (440-461) :

“Quyền hành của giáo hoàng phải bao trùm lên tất cả quyền hành của các nhà cầm quyền thế tục.” (… But more than that, he has declared the authority of the Roman bishop over all temporal rulers as well.” [5]



Nhờ có quyền lực sẵn trong tay (kể từ thế kỷ 4), giáo hội La Mã đã:

1.- Khẳng định một cách võ đoán rằng thần thánh (quỉ thần) có tác dụng mạnh mẽ đến cuộc sống của con người:

Hơn thế nữa, giáo hội còn xác quyết rằng ông thần Jehovah (xem Thiên Chúa Jehovah Của Đạo Do Thái Mai-Sen, tác giả Charlie Nguyễn) là vị thần thượng đẳng trong thế giới thần linh. Ông ta có quyền năng vô biên, đã tạo nên vũ trụ và đã dùng đất sét nặn ra ông bà tổ tiên của loài người. Chính cục đất sét Adam đã phạm tội bất tuân lời dạy của tên ác thần đó, dám ăn trái cấm gọi là trái cây hiểu biết tốt xấu, cho nên mới bị ông ta trừng phạt bằng bản án truyền tử lưu tôn mà giáo hội gọi là cái “tội tổ tông”.

Ông thần này độc ác như vậy mà không biết TẠI SAO giáo hội lại chọn ông ta làm đối tượng thờ phượng và lập đạo (tôn giáo) cổ võ người đời cũng phải xây nhà thờ và phải thờ phương ông ta ?

Điểm đáng nói là vấn đề giáo hội dồn hết nỗ lực vào việc tìm ra cả trăm phương ngàn kế để cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải thờ phượng ông thượng đế độc ác này theo phương cách thờ phương của giáo hội, nghĩa là phải theo cái đạo của giáo hội lập ra. Nếu không theo, sẽ có vấn đề.Vấn đề như thế nào, chúng tôi sẽ trinh bày ở trong các phần kế tiếp ở sau.

Nền tảng lý thuyết cho cái đạo này là thuyết sáng tạo (creationism). Cái thuyết hoang đường này là một tập hợp của những chuyện hoang đường huyễn hoặc về quyền năng biến hóa cùng với những lời phán dạy đầy những ác tính vô cùng ghê gớm, cực kỳ khủng khiếp để gán cho ông thần này và được hệ thống hóa thành cái gọi là hệ thống tín lý Ki-tô.

Theo các nhà sử học, giáo hội gán cho ông thần linh Jehovah này (tín đồ Ki-tô người Việt gọi là Chúa Bố Jehovah hay Chúa Jesus Ki-tô) tới 23 thuộc tính hoàn toàn trái ngược với cá tính thật của ông Chúa Jehovah qua những lời phán truyền và những chuyện kể trong các quyển "thánh kinh". Những thuộc tính bịa đặt đó mô tả ông ta như một vị thần toàn năng mà người đời chỉ có thần phục, chứ không thể nào hình dung được ông ta. Đó là:

“phép tắc vô cùng, vĩnh hằng, thánh thiện, bất diệt, bao la mênh mông, không bao giờ thay đổi, không thể hiểu được, không thể mô tả được, vô tận, vô hình, công chính, thương yêu, nhân từ, cao cả nhất, khôn ngoan nhất, toàn năng, toàn trí, có mặt khắp nơi, nhẫn nại, toàn hảo, cung cấp tinh thần và vật chất cho con người, tối cao, chân thật”(almighty, eternal, holy, immortal, immense, immutable, incomprehensible, ineffable, infinite, invisible, just, loving, merciful, most high, most wise, omnipotent, omniscient, omnipresent, patient, perfect, provident, supreme, true.)

Trong những thuộc tính trên được kể ra trên đây, chúng ta không thấy có một ác tính nào của ông Thương Đế hay Chúa Bố Jehovah và Chúa Con Jesus. Tuy nhiên, chúng ta có thể biết được hàng rừng những ác tính cực kỳ kinh tởm của hai bố con ông thượng đế này qua các sách Deuteronomy (19:21), Exodus (21: 23-25), Dân Số (25:3-5,31:1-54), Leviticus 24:19-20, 26: 1-43), Phục Luật (6:14, 7:1, 2 và 16, 12: 2-3, 13:6-9. 18: 4 và 20, 20:14-16, 22: 13-21 và 23), Xuất Hành (13:12, 20 11, 22: 20.) và (Matthew 10:33-37).



Tại sao có sự mâu thuẩn giữa con người thật và các thuộc tính gán cho hai bố con ông Thượng Đế Jehovah và Chúa con Jesus như vậy?

Lời giải đáp hữu lý nhất và thích hợp nhất cho thắc mắc này là giáo hội rất tham lam, muốn có cả hai điều:

a.- Vừa muốn biến Cha Con ông Thượng đế của giáo hội thành một phúc thần có tài năng biến hoá vô biên để phỉnh gạt, lừa bịp và dụ khị những người kém hiểu biết, nhưng hám lợi, háo danh.

b.- Vừa muốn giữ lại các bản tính xấu như ganh ghét, độc tài, dâm ô và tàn ác (như thấy trong thánh kinh) của Cha Con ông Thượng đế này để làm một thứ hung thần ác quỷ, hay làm ông kẹ để hù dọa và khủng bố tinh thần những người nhẹ dạ yếu lòng, hoặc hèn nhát.

Nhờ vậy mà giáo hội mới có thể gom những người đã theo đạo thành một khối nhân sự đông đảo gồm cả hai loại người trên đây thành một khối gọi là tín hữu Ki-tô của giáo hội.

Có thể vì cái bản chất ngu dốt, này mà giáo hội đã gọi họ là “đàn chỉên” (bầy cừu non), một loài thú ngu đần hơn tất cả các loài thú 4 chân khác. Rồi sau đó, giáo hội tổ chức cái khối tín đồ này thành một thế lực, và dùng nó để củng cố quyền lực tiến lên mưu đồ tranh bá đồ vương. Đây là sự thực bất khả phủ bác và được sách Roman Catholicism ghi nhận như sau:

“Giáo hội Ca-Tô Rô-ma tự khoác lên mình từ “thánh”, nhưng thật ra qua các thời đại và trong quyền lực của giáo hội Rô-ma, sự kiện làgiáo hội đã phạm phải những tội ác khủng khiếp nhất, thực hành nhân danh tôn giáo, gồm có giết người, cướp bóc, bạo hành đủ mọi hình thức, hối lộ, gian xảo, lừa dối, và hầu hết mọi tội ác mà con người biết đến. Những tội ác như vậy không phải là chỉ do những giáo dân của giáo hội gây ra, mà là do các giáo hoàng, hồng y, giám mục, và linh mục, mà như sự nghiên cứu về lịch sử của giáo hội sẽ chứng tỏ, không còn chối cãi gì được nữa, họ đều là những kẻ ác.” [6]

Nhờ có một khối tín đồ vừa ngu dốt và hung hăng, háo chiến, cho nên giáo hội mới có thể theo đuổi mưu đồ bá chủ toàn cầu và nô lệ hoá nhân loại bằng hệ thống thần học Ki-tô trên đây. Vấn đề này đã được trình bày khá rõ ràng và tương đôi đầy đủ trong Chương 3 và Phần 1 trong Chương 13, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Chương sách này có thể đọc online trên http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_0.php.

2.- Tổ chức một khối nhân sự chuyên môn: giáo sĩ.

Để có thể duy trì xí nghiệp kinh doanh buôn thần bán thánh, giáo hội cần phải có khối nhân sự đa năng trong nhiều lãnh vực với danh nghĩa là giáo sĩ. Khối nhân sự này được huấn luyện rất thành thạo về công việc do thám và quản trị nhân dân theo chính sách chuyên chính và đế quốc. Nói về công việc làm (job description) của các ông giáo sĩ của giáo hội, nhà trí thức Catô Phan Đình Diệm ghi lại như sau:

"Giáo Hội hậu Trentô có hai bộ mặt, hai hạng linh mục. Tại Âu Châu, 90% linh-mục chuyển sang ngành thày tế lễ và nhà cai trị. Nơi cõi ngoài Âu Châu thì 10% linh mục theo chân phong trào con buôn chiếm thuộc địa, đi truyền giáo phương xa, vừa là thày tế lễ vừa là nhà truyền giáo. Linh mục nhà truyền giáo đi trước, linh mục thày tế lễ và cai trị theo sau. Ấy vậy, bản tính Giáo Hội Trentô [Giáo Hôi La Mã từ sau Công Đồng Trent (1545-1563)] là tế lễ và cai trị, chứ không phải là truyền giáo. Tế lễ và cai trị là cứu cánh và là đỉnh cao sinh hoạt của Giáo Hội. Bộ tham mưu chiến lược Trentô quyết định phương án thần học này."[7]

Khả năng chuyên môn của khối nhân sự này sẽ được trình bày đầy đủ trong Chương 7 ở sau. Riêng về con số của khối nhân sự này, sách Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm viết:

"Giáo Hoàng là đầu não của cả một hệ thống giáo sĩ đông đảo gồm 4000 (4 ngàn) hồng y và giám mục. Đội ngũ quản lý hay cán bộ thừa hành cấp dưới (managers) là các linh mục lên tới tổng số 400.000 (4 trăm ngàn)!" [8]

Điểm đặc biệt là khối giáo sĩ khổng lồ này bắt buộc phải sống đời độc thân, nghĩa là không có vợ con chính thức. Lý do là để phòng ngừa các ông giáo sĩ có thể chuyển nhượng hay bòn rút của cải và tài sản của giáo hội tại các giáo khu và giáo phận do họ quản lý với đầy đủ quyền hành và quyền lực như một thứ lãnh chúa ở các nơi đó. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ trong Chương 15 ở sau.

3.-Biệt đãi giới tu sĩ bằng chính sách bao che để cho họ sống đời bê bối, thối tha, loạn luân, dâm loạn

Những tệ nạn này đã có từ thời giáo hoàng trong thời Trung Cổ. Có như vậy thì họ mới cảm thấy thích thú cái nghề làm linh mục và tích cực làm tay sai đắc lực cho giáo hội. Chủ trương này của giáo hội đã được chính thức thi hành hành từ thời trung cố vào những năm khởi đầu triệt để thi hành chính sách cưỡng bách phải tu sĩ phải sống đời độc thân. Nếu tu sĩ nào đã có gia đình thì phải từ bỏ gia đình (nhưng không có nghĩa là không sống chung với phụ nữa). Cựu giáo-sĩ Peter de Rosa viết trong cuốn Vicars Of Christ như sau:

"Về phần các giáo sĩ, họ bị cưỡng bách phải chọn lựa hoặc là được chính thức lập gia đình thì không được làm giáo sĩ, hoặc là được làm giáo sĩ thì không được chính thức lập gia đình. Cách chọn lựa hay nhất là làm giáo sĩ và sống chung với bạn gái mà không cần phải có hôn thú."[9]

Với chủ trương như vậy, dĩ nhiên là giáo hội cũng có chính sách phải bao che họ vào khi họ những hành động tội ác của họ bị phơi bày ra trước ánh sáng công luận. Sự thật là như vậy, nhưng tất cả đều bị bộ máy tuyền truyền (Thánh Bộ Đức Tin) bưng bít một cách vô cùng siêu việt. Tuy nhiên, bàn tay không che nổi mặt trời. Rút cục, sự thật ghê tởm này cũing được phơi bày ra trước ánh sáng công lý và công luận như trong bản văn sau đây:

“Năm 2001, Giáo hoàng Bê-nê-đích (khi còn là Hồng Y Ratzinger coi Thánh Bộ Đức Tin) đã viết một thư luân lưu gửi cho tất cả các Giám mục Công giáo để ra lệnh giữ “Bí mật cấp độ Giáo hoàng” về những tố cáo liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em. Ông đã ra lệnh cho các Giám mục phải gửi tất cả những hồ sơ đó về La-Mã, vậy thì ý kiến cho rằng ông không biết gì về chuyện linh mục loạn dâm qủa là một sự vô nghĩa lý. Lá thư nầy của ông không đề cập gì đến chuyện các Giám mục phải báo với cảnh sát về các kẻ lạm dụng tình dục nầy. Nhà thần học Công giáo đáng kính, ông Hans Kung đã nói là Giáo hoàng phải cùng chịu trách nhiệm về sự che dấu và Giáo hoàng Bê-nê-đích đã không có lời xin lỗi về sự thiếu sót của chính ông trong cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục các trẻ em.”[10]



Tình trạng các ông linh mục hiếp dâm trẻ em vị thanh niên và phụ nữ một cách vô tội vạ và được giáo triều Vatican dung dưỡngvà bao che như vậy đã làm cho người dân ở trong vùng có các ông quạ đen cư ngụ hay thường lui tới, lo sợ không biết ngày giờ nào vợ con họ sẽ trở thành nạn nhân của lũ khốn kiếp này.

Chuyện đáng buồn nhất là các chính quyền thế tục thì lại tỏ ra bất lực, hay vì một lý do gì đó mà họ cố tình làm ngơ, làm như là không biết gì đến những hành động tội ác này của chúng.

Người dân trong vùng đạo chỉ còn phương cách là “phòng bệnh hơn là chữa bệnh” tương tợ như những nhà nuôi chó thường đề bảng "Coi chừng chó dử!" Vậy tại sao chúng ta không thể dựng những tấm bảng bên lề các đường lưu thông gần nơi bọn hắc y dâm tặc này cư ngụ, đại khái như sau:

“Phụ nữ và trẻ em coi chừng có thể bị hãm hiếp, ở đây có các giám mục và linh mục thường lui tới!”

Có người cho rằng, giới tu sĩ áo đen và trí thức con chiên còn trung thành với Vatican là những người học cao hiểu rông, nếu không muốn nói là thông kim bác cổ. Xin thưa rằng, vấn đề này xin để cho chính những người thức Catô đã phản tỉnh nói cho chúng ta biết. Một trong những người này là ông Charlie Nguyễn nói về kiến thức của giới tu sĩ Ca-tô như sau:

“Cái gọi là sự học vấn của các trường tôn giáo hoặc sự uyên bác của học sĩ Ulama thực chất chỉ là môn học “tán hươu tán vượn” về những điều huyền hoặc của thần học (theology). Thần học Hồi Giáo cũng tương tự như thần học của Do Thái Giáo hoặc Ki-tô Giáo. Thần học là một môn học đầy tính chất hoang tưởng, viển vông và nhảm nhí. Càng đi sâu vào thần học, con người càng lún sâu vào “ốc đảo tâm linh”, xa rời thực tế và đầy đặc những định kiến sai lầm. Những mảnh bằng “Tiến Sĩ Thần Học” là những giấy chứng chỉ công nhận sự ngu xuẩn của kẻ được cấp. Chỉ đến khi có cơ duyên tỉnh ngộ, kẻ đó mới cảm thấy xấu hổ là đã được cấp những mảnh bằng về thần học mà thôi.” [11]

Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày đầy đủ với nhiều chi tiết trong hai Mục V và VI gồm các Chương 12,13, 14, 15, 16 và 17.

4.- Tổ chức một bộ máy hành chánh do tập đoàn giáo sĩ đảm nhiệm để quản lý tín đồ và nhân dân dưới quyền:

Vì là một đế quốc mà chính quốc là Vatican và các thuộc địa là các giáo khu hay giáo phận cùng các quốc gia theo chế độ đạo phiệt Catô hay chế độ giáo hoàng (papacy), cho nên Giáo Hội La Mã cần phải có một bộ máy hành chính để quản lý tín đồ và nhân dân dưới quyền. Bộ máy hành chính này được tổ chức rập khuôn theo mô hình bộ máy cai trị của Đế Quốc La Mã trong thế kỷ 4 và được cải tiến để thích nghi với hoàn cảnh biến chuyển theo thời thế.

Hiện nay, bộ máy cai trị của Giáo Hội La Mã hay Vatican được tổ chức theo mô hình của Đế Quốc Pháp trong thời tiền bán thế kỷ 20. Cựu giáo-sĩ Malachi Martin viết trong cuốn Rich Church, Poor Church như sau:


"Bộ máy cai trị của Giáo Hội La Mã thường được gọi là Tòa Thánh Vatican. Gọi như vậy là không đúng với sự thật và chỉ là một cách gọi vắn tắt của danh xưng "Quốc Gia Thành Phố Vatican". Giáo Hoàng là nhà lãnh đạo nắm quyền chuyên chế tuyệt đối của quốc gia này. Là một quốc gia có đầy đủ chủ quyền, Vatican có lãnh thổ, cảnh sát, các tòa án, nhà tù, hệ thống thuế khóa, sở bưu chính và con niêm, sở đúc tiền, báo chí, văn phòng báo chí, sở cứu hỏa, sở an ninh, công chức, hệ thống ngân hàng, đại sứ và ngọai giao đoàn. Tuy nhiên, vì bị bao quanh bởi kinh thành La Mã cho nên các dịch vụ trong quốc gia này được phối hợp với các dịch vụ của kinh thành La Mã.

Bộ máy cai trị của Vatican là cơ quan hành pháp nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của giáo hoàng và được coi như là cánh tay mặt của ông. Cơ quan hành pháp này có hai chức năng: Chức năng thứ nhất là quản lý các công việc chính quyền trong Quốc Gia Vatican và chức năng thứ hai là trông coi tất cả các việc tôn giáo cùng mọi công viêc đời của toàn thể giáo hội. Bộ máy cai trị của Vatican còn được gọi là giáo triều Vatican và được tổ chức thành các bộ, phòng, sở, văn phòng và ủy ban giống như các cơ quan chính quyền thế tục.

Trên nguyên tắc, hầu hết, trong thực tế, các giáo khu đều độc lập đối với Tòa Thánh La Mã về vấn đề tài chánh và quản trị tài chánh. Các ông giám mục đều có đầy đủ quyền hành trong giáo khu của họ. Là những người đại diện của giáo hội tại giáo khu của họ, các ông giám mục được tín nhiệm và trao cho quyền kiểm soát mọi tài sản, động sản, bất động sản, v.v... của giáo hội. Dĩ nhiên, cứ 5 năm một lần, họ phải thân hành đến Tòa Thánh Vatican để tâu trình về những việc làm trong giáo khu của họ đã tiến hành như thế nào và kết quả ra sao. Họ phải giữ tình giao hảo vời vị sứ thần của Tòa Thánh ở quốc gia của họ. Ở Hoa Kỳ, vị sứ thần của Tòa Thánh Vatican cư ngụ trong thành phố thủ đô Washington. Điều đáng để ý là các ông giám mục là một nhà cai trị trong giáo khu của họ. Hàng năm, mỗi giáo khu phải gửi số tiền khổng lồ gọi là Peter's Pence về Vatican. Đây là loại thu nhập hàng năm trong toàn thể giáo hội. Thỉnh thoảng, Tòa Thánh Vatican lại đòi các giáo khu phải đóng góp thêm và còn đưa ra "chỉ tiêu" nữa.... Tuy nhiên, về công việc quán lý nội bộ, Tòa Thánh để cho các giáo khu được tự trị.

Từ năm 1947, các dòng tu và các giáo khu đều sử dụng các cơ quan tài chánh của Tòa Thánh Vatican để đầu tư vào các dịch vụ kinh tài."[12]

C.- Kết Luận:

Qua phần trình A và B trên đây, chúng ta thấy rằng người dân trong xã hội của nền đạo lý tam giáo đồng nguyên của các dân tộc Đông Phương coi nhẹ các đấng thần linh, và cho rằng tôn giáo là quyền riêng tư của cá nhân. Bất kỳ cá nhân nào, dù là nắm quyền lực lãnh đạo quốc gia đi nữa, cũng không thể nhân danh thần linh hay tôn giáo để bịa đặt ra điều này điều nọ rồi đòi hòi hay cưỡng bách một hay nhiều người khác phải tin theo và tuân thủ. Trái lại, trong xã hội Ca-tô hay đạo Ki-tô, tôn giáo tin Thượng đế (Chúa) là điều phải có. Kẻ nào dám cho rằng không có, hay không tin ông Thượng đế đó, hoặc không tuân thủ những gì giáo hội đòi phải tin, thì sẽ bị gán cho là vô đạo, tà đạo, vô giáo dục, man di, mọi rợ, chống Chúa, báng bổ thần thánh, chống phá tôn giáo, vân vân..., hoặc vô thần, cộng sản, sẽ bị tóm cổ và bị thiêu sống nếu có thể.

Như vậy ta có thể nói rằng, (1) nền đạo lý tam giáo đồng nguyên của các dân tộc Đông Phương là một nền đạo lý nhân bản, vị tha, vị nhân sinh, và (2) xã hội Ki-tô giáo không có đạo lý mà chỉ có tôn giáo. Thứ tôn giáo phi nhân bản, phản nhân luân, bất nhân và cực kỳ man rợ này biến con người làm nô lệ cho tôn giáo, mà thực ra là làm nô lệ cho Giáo Hội La Mã. Đây là một sự thực bất khả phủ bác. Chính vì thế mà văn hào Voltaire mới gọi tôn giáo này là “cái tôn giáo ác ôn”, học giả Henri Guillemin gọi Giáo Hội La Mã là “cái giáo hội khốn nạn”. Như vậy, NẾU gọi đạo Ca-tô Rôma là đạo lý, THÌ phải gọi nó là “đạo lý vị kỷ”, “đạo bịp” và “đạo máu” đúng như học giả Charlie Nguyễn đã nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét