Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Cải Đạo … Theo Phật, Sao Lại Không?


Thiên Lôi

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgTH/ThienLoi009.php


25-Jan-2012


LTS: Nêu ra việc "cải đạo ngược lại" lúc này đã là quá trễ, nhưng thà trễ còn hơn không. Đành rằng các Phật tử tin vào chữ Duyên, nhưng một con nai đứng giữa đoàn sói, thì không thể chờ "duyên lành" đến cho đoàn sói tự động rút lui dành đường an toàn cho nai đi. Quí vị nên hiểu cho rằng, việc truyền giáo của những người theo đạo Chúa nói chung, Tin lành, nói riêng, là sứ mạng chính yếu, là điều kiện phát triển trong giáo hội của họ. Bất cứ nơi nào có nhà thờ, là ở đó thành lập ngay đội binh truyền giáo, gửi sinh viên học sinh và những người tình nguyện đi khắp thế giới nếu có thể, để "rao giảng tin mừng" (!) kèm theo những món dụ khị như cứu trợ, xây cầu, đắp đường, nhà trẻ,... kể cả tài chánh, chức vị, hứa hẹn được này được nọ,... Những "nhà truyền giáo này đều được tài trợ, phụ cấp, giúp đỡ từ các nhà thờ gốc. Do đó, "duyên lành" cho các tôn giáo truyền thống được phát triển thật vô vọng, như chờ sao xuất hiện giữa ban ngày.

Nhưng chúng ta có thể tự tạo ra "Duyên lành". Sau đây là một ý kiến nhỏ của chúng tôi. Thật ra, không cần chúng ta phải nỗ lực như họ, vì ta không có hệ thống tổ chức giàu có như họ, nhưng nếu biết lợi dụng những gì họ có sẵn, chúng ta có thể làm được việc của chúng ta. Ngay từ bây giờ, chúng ta nên đọc thật nhiều những bài viết nào mang lại kiến thức về triết lý Đông phương, đọc thật nhiều các bài về tôn giáo của tác giả Trần Chung Ngọc để biết rõ những lập luận cần thiết. Sau đó, sẽ "xông trận" như sau:



Khi gặp bất cứ những người truyền giáo đạo Chúa, chúng ta cứ ân cần mời vào nhà, và đặt điều kiện trước khi cho họ phát thanh: Xin anh/chị, hay ông /bà cho chúng tôi đối thoại công bằng, nghĩa là ông nói 5 phút, thì phải ngưng, và cho tôi nói phần của tôi, hoặc phản biện lại. Ngày nay không xong thì hẹn ngày khác. Chúng tôi chắc chắn những người con Chúa này sẽ ngộ được "Duyên lành" từ chúng ta. Mong các bạn đọc thí nghiệm thử xem, và chúc thành công. (SH)



I. Bối Cảnh:

Gần đây trên các trang mạng, nhất là các trang Phật giáo luôn xôn xao về những tin cải đạo, thường là cảnh cáo về những hoạt động gia tăng truyền giáo Ki-tô vào Việt Nam gần đây đầy bất chính xảo quyệt của những nhóm truyền đạo Ca-tô Rô-ma và Tin Lành có tổ chức chỉ đạo từ bên ngoài dựa vào chính sách mới cỡi mở tự do tôn giáo của Nhà Nước.

Ngôn từ Việt đã biến chuyển theo thời gian và lịch sử nên từ “Cải Đạo” thường làm cho người đọc hiểu như là sự thay đổi tôn giáo một chiều từ tín ngưỡng truyền thống sang đạo Ki-tô, chứ không ngược lại để gọi một tín đồ Ki-tô quay lại đạo Phật. Vì sao? Có lẽ kể từ ngày mấy cố đạo tây phương dựa dẫm vào súng đạn của các thế lực thực dân o ép dân bản địa “cải đạo” … để có gạo mà ăn.

Khi chiếm đóng được nước ta thì cả một hệ thống cai trị liền cưỡng bức người dân Cải đạo theo bài bản đã vạch từ Vatican từ lâu với hiệu lệnh “thập giá và lưỡi gươm”. Dần dà họ đã thiết lập được một tổ chức giáo hội địa phương làm tay sai cho Vatican, xác thì ở đất Việt mà linh hồn thì đã bán cho bạch quỉ ở phương tây, nhằm khuynh loát lãnh đạo để bành trướng quyền lực của mình.

Đất nước bị thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm nhờ công lao không nhỏ của đám bản địa làm tay sai này và thêm 20 năm dưới các chế độ Ca-tô do Mỹ bảo hộ ở miền Nam đã chứng minh điều đó. Bây giờ người ta đã vội quên những nổi thống khổ cùng cực của người dân nô lệ dưới gót giày thực dân và đạo phiệt Vatican trong các giai đoạn đó do những bộ máy tuyên truyền đồ sộ của ngoại bang cố xóa nhòa và đám tay sai tìm cách chạy tội ho chúng, lại còn đòi vinh danh các tên phản quốc.

Đã không biết hối lỗi, Vatican còn bồi thêm một sự lăng nhục quốc sử ta là đã phong thánh tử đạo cho 118 kẻ tội đồ dân tộc bị triều đình xử tử, hòng khích lệ cho đám tay sai tiếp tục đi vào con đường phản quốc. Cũng vậy, trong lúc nhân dân Việt vui mừng khôn xiết khi chế độ Ca-tô độc tài gia đình trị họ Ngô bị lật đổ trong Nam thì trong một góc âm u nào của các Nhà thờ trong và ngoài nước, giáo dân lại thương khóc tưởng niệm hằng năm; trong lúc Đất nước đã hoàn toàn thống nhất và được giải phóng khỏi những kềm kẹp của ngoại bang thì con chiên ở trong nước dưới sự dẫn dắt của các chủ chăn tụ tập gây rối đòi đất ăn cướp lại cho Vatican. Ở hải ngoại cũng thế, dưới ảnh hưởng của các thế lực đen các xóm đạo lưu vong tha phương cầu thực vẫn tiếp tục vọng ngoại để không ngừng chống phá tổ quốc.

Tại sao trên đời lại tồn tại một loại đạo lý như vậy? Ngẫm đáng tiếc cho vua Lê Chiêu Thống chỉ vì cầu viện ở một nơi không đúng chỗ nên mang nổi nhục đời đời trong lịch sử, chứ nếu được bọn cố đạo xúi giục ôm chân Vatican thì có thể nay đã thành bậc đại thánh để bọn tay sai bản địa tôn thờ trong thánh đường rồi. Hoặc nếu Vatican thành công trong việc cải đạo toàn cõi Việt Nam thì ngày nay chắc chẳng còn ai biết đến quốc tổ Hùng Vương, ngoài đường sẽ đầy các tượng thánh phản quốc, nhà thờ sẽ mọc lên như nấm và quạ đen sẽ bay đầy trời Nam …

Rõ ràng là tâm tình và quyền lợi của đám tay sai này luôn hoàn toàn đối nghịch với lợi ích quốc gia và không thể hòa đồng vào với văn hóa dân tộc được kể từ ngày cái đạo ngoại lai này nẩy mầm trên đất nước Việt cách đây khoảng 4, 5 trăm năm. Vậy mà luôn có những kẻ chăn chiên than khóc rằng bầy cừu An-nam bị lạc loài ngay trên chính quê hương mình. Thật là một câu nói ngây ngô buồn cười. Bọn họ không hề tự hỏi một khi mắc phải sinh tử phù do Vatican cấy vào thì đám con chiên đã trở thành phi dân tộc, rồi chỉ một bước ngắn là biến thành phản dân tộc suốt đời.

II. Bọn Cố Đạo Gian Manh:

Với những tên cố đạo gian manh vô đạo đức chuyên làm nghề mật thám ngay từ các thế kỷ 16, 17, đơn cử như Alexandre de Rhodes hoặc Vicário Apôstólico và Vicário Provinciale đã không đem đến cho nhân dân ta “tin mừng” mà toàn là “tin buồn hay thảm họa” giống như Chúa cha Chúa con của họ đã từng dạy trong Thánh Kinh.

Ta cứ thử đọc lại vài trích đoạn trong dấu [ ] dưới đây trong cuốn ‘Phép giảng tám ngày’ của Alexandre de Rhodes để thấy sự vô lễ xấc xược của y đối với nền văn hóa tín ngưỡng tam giáo của nước ta mà còn thấy rõ sự dốt nát của tên cố đạo lếu láo này, ấy vậy mà cũng đã có khối tên tay sai Vatican xì xụp ca tụng đòi nâng họ lên hàng thánh, đòi đặt tên đường tri ân:

[Bởi tam giáo này, như bởi nguồn dục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thể có chém cây nào đúc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cùng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.] (1)

Hoặc trong ‘Những thư chọn trong các thư chung’ của hai tên cố đạo khác kể trên chủ yếu bắt con chiên tân tòng không được làm ma chay cho cha mẹ quá vãng, không được thờ cúng tổ tiên, phải sống cách ly trong những làng đạo, xóm đạo và không được chung chạ với dân tộc (An-nam) trong các dịp hội hè đình đám giổ chạp. (2)

Với tâm cảnh kỳ thị chủng tộc đầy nham hiễm và các lời dạy bệnh hoạn như thế thì không trách gì bọn cải đạo tay sai Vatican đã không khỏi vong thân theo quỉ, trở mặt tiếp tay với giặc để giày xéo quê cha đất tổ, chế nhạo tiền nhân, phĩ báng phong tục tập quán nhiều đời, và đày đọa dân tộc trong một thời gian khá dài cho đến năm 1975.

Sử Việt vẫn còn ghi đậm nét những việc làm phản quốc nhiều đời của bọn tay sai bản đia này. Họ đã từng tiếp tay cho giặc để từng bước xâm lược toàn bộ đất nước; như năm 1858 Nguyễn Trường Tộ theo hầu cố đạo Pellerin xúi tây đánh chiếm Đà Nẵng, năm 1859 Petrus Ký dẫn đường cho quân Pháp chiếm thành Gia Định, năm 1867 giặc chiếm toàn bộ nam kỳ lục tỉnh. Năm 1861 có tên giáo dân Tạ văn Phụng mà sử gọi là Giặc tên Phụng cùng đồ đảng theo tướng Charner đánh phá Quảng Nam và về sau được bọn cố đạo xúi giục làm loạn ở Bắc kỳ mạo xưng là Lê duy Minh dòng dõi nhà Lê để phục hung, nhưng bọn này đều bị quan quân triều đình dưới quyền thống lĩnh của quân-vụ đại-thần Nguyễn tri Phương tiêu diệt vào năm 1865.

Chúng vẫn tiếp tục tiếp tay với giặc nên năm 1873 quân xâm lược Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất, dẫn đến hòa ước Giáp tuất 1874. Nguyễn Trường Tộ báy giờ đã theo hầu cố đạo Gauthier hô hào các làng đạo tổ chức các đội thân binh võ trang với vũ khí của Pháp tiếp viện, rồi kéo quân đi tiêu diệt các làng bên lương ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Vì chuyện này nên năm 1874 ở đất Nghệ An có hai người tú tài là Trần Tấn và Đặng Như Mai tụ hội tất cả văn thân, sĩ phu trong vùng viết lên bài hịch “Bình Tây Sát Tả” tạo nên Phong trào Văn Thân. Hịch viết dù triều đình hòa với tây nhưng sĩ phu nước Nam không phục, nên trước hết phải giết bọn giáo dân Việt gian, sau mới đánh đuổi được quân xâm lược Pháp. Tiếc thay Phong trào Văn Thân chỉ keo dài được 4 tháng thì bị quân Pháp và bọn tay sai triệt hạ tàn bạo; và năm 1881 thì chúng chiếm toàn bộ đất bắc, và việc cải đạo đã tiến hành ồ ạt nên đã nâng con số giáo dân gia tăng nhanh chóng.

Sau khi vua Tự Đức băng hà vào năm 1883 thì liền năm sau 1884, Pháp đặt nền bảo hộ lên đất nước ta với hòa ước Patenotre và chia cắt làm 3 kỳ khởi đầu cho thời kỳ gọi là “vong quốc sử” và từ đấy bọn phản quốc được cơ hội nối nhau nhiều thế hệ làm tay sai cho ngoại bang tung hoành ngang dọc giày xéo quê hương, làm nhục tổ quốc và đày đọa dân tộc cho đến năm 1975. [Đọc thêm: “Vì sao đám dân Chúa …” ởhttp://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuTh/ThienLoi1.php]

Vào giai đoạn mất nước ấy, nhất là sau khi phong trào Văn Thân và Cần Vương bị thất bại thì ngoài số dân chúng nghèo đói thất học bị cải đạo hay theo đạo để sống còn, lại có những bọn hoạt đầu tuy thiểu số nhưng hăng say nhất trong việc làm tay sai cho Vatican mong được vinh thân phì gia; còn phải kể đến nhiều nhà cách mạng hay các bậc trí thức khác trong nỗi tuyệt vọng có thể đã hoang tưởng rằng cải đạo theo tây phương tức là chạy theo nền văn minh kỷ thuật để hy vọng giành lại được nền độc lập của đất nước từ bọn thực dân.

Vì hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, sự hiểu biết về thế giới còn quá hạn hẹp nên cha ông ta đã ngây thơ rơi vào những cạm bẩy do bọn tây phương giăng ra mà mắc phải quá nhiều lổi lầm để di họa cho con cháu về sau kể từ thời Trịnh Nguyễn, đến Nguyễn Ánh và mãi vế sau với Bảo Đại, Cường Để vv...

Họ đã làm sao biết được những nước nhược tiểu như Phi-Luật-Tân, và các nước Nam Mỹ, châu Phi một khi rơi vào vòng kim cô của Ca-tô Rô-ma giáo là không thể nào thoát ra khỏi tình trạng nghèo khổ lạc hậu triền miên; thân phận dân tộc họ bị lăng nhục xuống hàng súc vật biến thành một bầy chiên mất cả trí tuệ, không còn khả năng tự lực tự cường.

Trong lúc ấy những nhà lãnh đạo của Nhật và Trung Quốc sáng suốt và dứt khoác nên tránh cho dân tộc họ hiễm họa chia rẽ nội trùng này. May mắn thay cho 2 nước này là nhờ không có “con ma thánh Chúa nằm phủ lên” mà ngày nay càng phú cường hùng mạnh. Còn Việt Nam thì dù đã giành được độc lập nhưng Nhà Nước vẫn còn lúng túng chưa có một chính sách dứt khoác nào nhằm giải quyết mối chia rẻ dân tộc bắt nguồn từ cái đạo ngoại lai này.

Ngày nay việc cải đạo vẫn được các thế lực tây phương tiến hành liên tục với nhiều mặt như chính trị, kinh tế, kỷ thuật, truyền thông vv... với những đám tay sai mới mang chiêu bài mới “toàn cầu hóa dân chủ, nhân quyền” mà vẫn không che giấu được tham vọng nham hiểm là khống chế cả nhân loại dưới văn hóa tín ngưỡng và sức mạnh quân sự của mình.

III. Hồn Nước:

Nay lắng lòng suy xét lại lịch sử thì phải thừa nhận công lao to lớn của Đảng Cộng Sản dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quần chúng đánh đuổi được quân thù Pháp Mỹ ra khỏi đất nước để giành lại được độc lập cho dân tộc. Đảng CSVN đã biết vận dụng thời cơ để tranh thủ được sức mạnh của phong trào Cộng sản thế giới đang lớn mạnh mà tiến hành thành công các cuộc kháng chiến chống lại quân cướp nước hùng mạnh gấp vạn lần; trong khi các đảng phái khác cứ mãi loanh quanh thất bại với nhiếu sách lược từ hòa hoãn đến hợp tác với địch.

Thành quả vĩ đại này dĩ nhiên sẽ được sử sách ghi những nét son vàng sánh cùng Trưng Vương, Lý Nam Đế, Lê Lợi, Nguyễn Huệ vv…

Người dân cũng sẽ tự hỏi cái gì đã tạo nên sức mạnh vô song của dân tộc để một khi được vận động đúng cách thì sẽ trở thành trận cuồng phong phi thường quét sạch bọn cướp nước? Xin thưa đó là hồn nước lưu truyền qua nhiều thế hệ dân Việt hơn bốn ngàn năm văn hiến. Chính nhờ nó mà tổ tiên ta đã đánh đuổi được biết bao mưu toan cướp nước của mọi loại quân thù.

Hồn nước là gì? là một thứ tình cảm thiêng liêng khó định hình đã quyện lẫn trong xác thịt của con dân, trong tín ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào, trong non song cẫm tú của quê hương đất nước.

Nếu bất chợt bị hỏi định nghĩa một cách cụ thể về “hồn nước” thì khó có ai có thể nói cho rành rọt dù vẫn cảm nhận được nó vấn vương lãng đảng trong đời sống hàng ngày ở quê hương, và lộ rõ hơn vào những ngày tết, dịp lễ hội lớn của dân gian.

Nó có thể là tình cảm ghi nhớ công ơn tiền nhân, thờ cúng bụt thần tổ tiên, tinh thần bảo bọc “đồng bào”, là đụn rơm, mái rạ, là những con cò trắng bay trên cánh đồng lúa thơm biên biếc, là mái chùa đền miếu với hương khói tản mác trong không gian bàng bạc, là tiếng hồng chung thu không vang vọng ngân nga, là lũy tre xanh ôm ấp cây đa với những giòng sông uốn khúc thanh bình, là những đứa bé chăn trâu nghêu ngao trên bờ đê, là mùi khói đốt đồng, là những chiếc cầu tre khấp khỉu, là màu khói lam chiều trên buôn bản lưng chừng dãy núi, là những thành quách cũ đượm màu rêu phong quá khứ, là mùi cốm thơm, là hương sen trên đầm, là những nét nhăn trên mặt mẹ già tần tảo, những giọt mồ hôi trên trán của cha ngoài đồng áng, là món ăn thức uống đặc thù đã nuôi lớn bao nhiêu thế hệ, là những vần thơ Kiều lục bát, là những câu ca dao ý nhị, là những giọng hò trên sông vắng, là lời ru ầu ơ của mẹ đưa con vào những giấc ngủ êm đềm, là chén nước chè hay miếng cau trầu ở quán cốc đầu làng, là những câu hỏi han nồng ấm của bà con lối xóm …

Làm sao mà nắm bắt được những điều mà ngưới ta chỉ cảm nhận khi được thực sống trong nó để rồi còn lưu luyến mãi trong nổi nhớ khi rời xa. Những vật thể văn hóa ấy có thể theo thời gian mà biến đổi nhưng không mất hẳn trong tâm thức dân tộc. Đó là điều bất khả thuyết diệu vợi mà chỉ có người cùng giòng giống, gọi là đồng bào mới san xẻ được.Gần đây, bài hát Quê Hương, do cố nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ thơ của Đỗ Trung Quân đã làm thổn thức bao nhiêu trái tim Việt trong và ngoài nước bởi nếu ai hỏi “quê hương là gì hở mẹ?” thì câu trả lời chỉ là những điều đơn giản có thể diễn tả bằng những lời thơ mộc mạc nhưng tình cảm, nổi niềm yêu quê hương yêu dân tộc thì nặng sâu và man mác vô ngần….



Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che

Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm


(Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi)


Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người
...



Hinh như dân tộc ta luôn muốn lưu giữ những chân tình gắn bó đơn thuần giản dị ấy dù phải sống trong cảnh thiếu thốn vật chất, nhưng nền độc lập và vẹn toàn lãnh thổ của tổ quốc là điều tối thượng bất khả xâm phạm, chứ không muốn đánh đổi cho những thứ dụ dỗ dư dật mà vô hồn để rơi vào vòng lệ thuộc ngoại bang. Có đồng tiền nào đã có được tất cả?

Dĩ nhiên hồn nước Việt không giống hồn nước Pháp hay Mỹ và lại càng không thể nào đồng hóa với hồn nước Vatican được.



Có người bảo cứ mỗi độ tết đến ở xứ người thì càng thấm thía nổi buồn ly hương. Cũng áo dài khăn đóng, cũng tụ họp ở một hội trường ăn uống bánh chưng bánh tét ê hề, cũng ca hát, chúc tụng … nhưng sao vẫn thấy nó lai căng xa lạ và thiếu thốn một cái gì khó tả quá không như ở quê nhà. Đến bây giờ dù đã đạt được những thứ mà bấy lâu ở quê nhà thèm khát, nhà cao cửa rộng, xe cộ dập dìu, áo xống xênh xang, thực phẩm thừa mứa nay mới thấy chỉ là phần vật chất phù du, vẫn thiếu cái phần tinh thần, phần hồn thấm đẳm thì cuộc sống chưa hẳn đã hạnh phúc… ở thiên đường. Đó cũng là lý do vì sao càng ngày càng có nhiều người Việt xa xứ luôn tìm dịp để về thăm đất nước quê hương để làm tươi nhuận lại phần hồn kia.

Bọn ngoại lai cướp nước luôn âm mưu chặt đứt những sợi dây vô hình ấy vốn là giềng mối đoàn kết dân tộc bằng bã mồi vật chất hay gây chia rẽ với một tôn giáo xa lạ dưới chiêu bài tự do tôn giáo (chỉ áp dụng cho những nước nhược tiểu mà thôi), để tàn phá nền văn hóa tín ngưỡng lâu đời của cha ông ta.

IV. Mái Chùa Che Chở Hồn Dân Tộc:

Đạo Phật từ ngày du nhập êm ả vào Việt Nam hơn hai ngàn năm luôn gắn bó cùng dân tộc trong mọi tình huống thăng trầm vinh nhục, và chưa một lần nối giáo cho giặc ngoại xâm. Có những triều đại vinh hiển mà vua quan đều lấy điều nhân nghĩa, từ bi, trí tuệ của đạo Phật để trị nước làm cho quốc thái dân an, binh cường tướng mạnh.

Ở thời hiện đại, một đại lão hòa thượng suốt đời chỉ lo việc giáo dục đạo đời đã không dạy chúng những điều uyên áo thoát trần mà giản dị nghiêm huấn về tứ trọng ân thực dụng trong đời sống hằng ngày: ơn cha mẹ, ơn quốc gia, ơn chúng sinh và ơn tam bảo. Phật giáo không hề dạy tín đồ tri ân một hình tướng thần quyền hảo huyền xa vời nào hay phục vụ cho một giáo quyền ngoại bang nào.



Điều cụ thể nhất Ngài dạy là đạo Phật là đạo làm người, và Phật Giáo Việt Nam là đạo làm người Việt Nam tốt nhất. Như thế tu tập theo đạo Phật là bồi dưỡng tâm đạo làm người, kiện toàn tự thân, sống đời an lạc để rồi giúp người giúp đời. Giáo pháp ấy có gì đâu mà khó hiểu.

Vì thế trong thế trận toàn cầu hóa ta phải luôn tỉnh táo phân tích những chiêu bài những sách lược của ngoại bang, mới nghe qua thì có vẻ rất êm tai đầy quyến rũ như “tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo”, nhưng hãy quan sát cục diện thế giới xem có đúng như là bọn tây phương thực tâm tin vào những lời hoa mỹ ấy hay chúng chỉ là tấm bình phong che đậy những mưu toan “nô lệ hóa” toàn cầu?



Quyền lực tây phương hiện nay nằm trong tay của một nhóm nhỏ tài phiệt có cùng gốc gác tín ngưỡng lâu đởi nên sách lược toàn cầu của họ chỉ thiên vị và bảo vệ quyền lợi của nhóm này mà thôi, và cố tiêu diệt cho kỳ được những nền văn hóa khác giống như thời của những đế quốc tây phương trước đây. Ngay cả ảnh hưởng của Vatican ngày nay còn bị khống chế vì đã bị lật ngược.



V. Phải Tiến Hành Cải Đạo Những Người Con Lãng Tử:

Với dân trí Việt ngày nay thì không còn mấy ai tin vào những lời kêu gọi hoa mỹ kia của bọn tây phương xảo tra và các chiêu bài rởm đã mất đi phần hấp dẫn.

Ngày nay dân chúng tây phương đã đang tìm cách tránh xa đạo Ki-tô đầy hoang tưởng. Các thập niên gần đây đã có khá nhiều giáo dân Ki-tô phản tỉnh, gắn bó nhiều hơn với đất nước và góp phần làm cho nước nhà ngày càng thêm thịnh vượng và văn minh.


Con cái của các tín hữu
Tin Lành đi truyền đạo

Đã qua một thời có những đứa con lãng tử khinh chê cha mẹ nghèo hèn để chạy theo bọn xâm lược, đạp đổ bàn thờ tổ tiên mong được ban cho ít cơm thừa canh cặn. Nay đất nước đã được phát triễn phồn thịnh và giàu đẹp đã làm cho những đứa con kia không khỏi hối hận dày vò mong được quay về trong vòng tay cao thượng của mẹ của cha. Dân tộc ta và nhất là Phật tử nên mở rộng vòng tay từ bi cứu độ giúp họ có nơi nương tựa.

Người Phật tử không cớ gì cứ phải âu lo đến việc cải đạo Ki-tô của đám truyền giáo chuyên nghiệp vì đó là công ăn việc làm của họ để kiếm sống qua ngày, mà nên lập thế chủ động trong việc cải đạo họ để trở về với đạo Phật truyền thống. Hàng ngủ tăng ni trẻ đầy năng động nên luôn chấn chỉnh hạnh nguyện làm trang nghiêm giáo hội bằng chính thân giáo chân chính của mình rồi mang ảnh hưởng ấy lan rộng khắp hang cùng ngỏ hẽm để mưa pháp được thấm nhuần mọi nơi.

Thời đại này là thời đại đất nước đã được hoàn toàn thống nhất, độc lập và không ngừng phát triển từng ngày về mọi mặt làm cho mọi người đều hãnh diện là người Việt. Bổn phận của mọi con dân là hãy chung tay vun bồi cho sự đoàn kết dân tộc thêm keo sơn, làm cho đất nước càng giàu đẹp hùng cường hơn. Nếu người Phật tử hay bảo “đạo Phật luôn đồng hành hay gắng bó cùng dân tộc” thì không có thời cơ nào thuận lợi bằng lúc này. Hãy tăng trưởng “đạo làm người” và nhất là “đạo làm người Việt Nam”, đồng thời làm hết sức mình và vận dụng mọi cách mọi phương tiện để kêu gọi những con chiên lạc đàn thức tỉnh mà biết đâu là quê nhà để sớm quay về.









- Video: Bài học nhân quả 01 (ĐĐ Nhật Từ giảng)

- Video: Cõi âm, cõi dương (ĐĐ Nhật Từ giảng)

- Video: Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi (TT. Chân Quang giảng)

- Audio: Triết Học Phật Giáo (HT Thích Trí Quảng)

- Video: Hiểu về bản ngã (Thượng tọa Thích Chân Quang tôn kính!)

....

Làm như thế không những là lợi mình lợi người mà vun bồi cho sự trường tồn của nền độc lập xứ sở. Nhà Nước tự chủ đã luôn cảnh giác với những âm mưu quay lại của các tập đoàn đạo đời phi dân tộc, thì chúng ta nên tiếp tay trong sự nghiệp chung; bởi nếu không thì một khi số dân cải đạo theo Ki-tô càng cao thì với tiền rừng bạc biển của ngoại bang, trò chơi đầu phiếu chỉ là trò chơi hợp thức hóa sự lệ thuộc ngoại bang của đất nước mà thôi.

Mọi người dân, mọi Phật tử nên nổ lực đóng góp vào việc cải đạo phi dân tộc để những đứa con lạc loài có thể trở về với đạo dân tộc tức là giúp họ đáo bĩ ngạn. Quay đầu lại là bờ!



Thiên Lôi

Tết Nhâm Thìn – 2012.



Ghi chú:

(1) ‘Phép giảng tám ngày’ của Alexandre de Rhodes đã viết:

[Lộn lạo tiếng nói đoạn, thì mới ra nước Đại Minh, mà Annam thì chịu đạo bởi nước ấy. … Đàng thứ nhất là đàng về kẻ hay chữ, gọi là đạo Nho. Đàng thứ hai là đàng kẻ thờ quỷ, ma làm việc dối, gọi là đạo Đạo. Đàng thứ ba là đàng kẻ thờ bụt, gọi là đạo Bụt.

….

Vì vậy giáo bụt thì có hai đàng: một là gọi giáo ngoài, mà dạy người ta thờ bụt, dối vậy, hay bày đặt những truyện giả kể chẳng xiết, xiêu dối thế gian mà lòng về thờ bụt, cho nên phạm tội vô hồi vô số. Lại có giáo khác, gọi là đạo trong, càng dối nữa rằng chẳng có Chúa nào hóa ra thế giới này, mà làm vậy thì mở đàng cho người ta phạm mọi tội dầu lòng. Cho nên ai phải đạo bụt trong độc ấy, thì quỷ quái hơn kẻ theo đạo ngoài vậy. Vì vậy ông Khổng Tử, là kẻ Đại Minh lấy làm thầy nhất, trong sách thì gọi đạo bụt những đạo rợ mọi vậy.



Cũng có kẻ thờ bụt, mà bày đặt đứa nào dối, tên là Bàn Cổ, khiến đã làm nên trời đất, song le chẳng có thờ Bàn Cổ ấy sốt, cùng chẳng có làm chùa nào cho nó, một làm chùa thờ Thích Ca, là đứa gian vậy.

Giáo thứ hai ở trong nước Ngô bởi Lão Tử nào mà ra. Kẻ theo giáo này, thì lấy Lão Tử làm nên trời đất, dẫu trong sách Đại minh đã tỏ tường rằng mấy nghìn năm trời đất đã trước. Giáo này thì thờ ma quỷ mà làm những phép giả, cùng chẳng có thờ Lão Tử ấy sốt, nhưng ở tối tăm mù mịt vậy. Có một câu lấy bởi Lão Tử mà thôi, rằng: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Ví bằng có ai hỏi đạo ấy, hay là đàng, bởi đâu mà có? Nó thì thưa rằng: hư vô tự nhiên chi đại đạo. Mà mọi sự hóa ra thể nào, thì chẳng biết đí gì nữa. Vậy thì lấy hư vô, là không, mà chẳng có, làm căn nguyên hóa nên mọi sự: lạ đời, không, hay là chẳng có, mà làm nên được đí gì cho có ru? Ấy vậy mà vì chẳng biết thật Chúa cả làm nên mọi sự, mà thờ, thì thờ quỷ, và trở những phép giả đã khê lê, cho nên ma quỷ dối được nó vậy.

Trong Đại Minh còn giáo thứ ba, gọi là đạo Nho, những kẻ hay chữ thì theo đấy, mà thờ ông Khổng, vì ông ấy bày chữ ra mà lại dạy lề luật sửa nước Đại Minh. Nhân vì sự ấy trong Đại Minh thì lấy thờ ông Khổng làm nhất, mà gọi Thánh hiền, là thánh và hiền nhất vậy. Song le nói thể ấy chẳng phải lẽ đâu, vì chưng hay là ông Khổng Tử ấy biết Đức Chúa cả làm nên mọi sự, là cội rễ mọi sự thành, mọi sự lành, hay là chẳng biết.



Bởi tam giáo này, như bởi nguồn dục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thể có chém cây nào đúc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cùng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.



Sao người Annam mọi năm mọi có giữ ngày cha mẹ, ông bà, ông vải sinh thì, mà làm giỗ chạp hết sức? Sao tốn của bấy nhiêu mà làm cỗ làm mâm, cùng nhiều sự nữa có dọn cho cha mẹ khi đã sinh thì? Vì chưng nếu linh hồn chết với xác, lo cho kẻ chết chẳng có làm chi.]

(2) Cuốn "Những thư chọn trong các thư chung các Đấng Vicário Apôstólico và Vicário Provinciale về giòng Thánh Domingo đã làm từ 1859" - Xuất bản tại Kẻ Sặt 1903, đã viết:

"Ta truyền cho bổn đạo phải vâng lời như sau:

1. Đức thánh Pha Pha (có lẽ là Jehovah) phán rằng mọi sự kẻ vô đạo quen làm mà thờ kẻ chết, thì ta phải kể là sự dối trá hay là có lí mạnh mà hồ nghi có phải là sự dối trá chăng, cho nên chẳng có lã nào bổn đạo được giữ lễ phép ấy.

2. Khi đã cất xác kẻ có đạo, thì chẳng nên để kẻ vô đạo đến hợp làm một cùng kẻ có đạo, kẻo kẻ ấy ngờ ta thờ kẻ chết có đạo cũng như nó thờ kẻ chết vô đạo vậy.

3. Chẳng có lẽ gì cho bổn đạo được ở làm cùng với kẻ vô đạo ăn uống của lễ nơi mới tế đoạn, dù mà đang khi tế thì dù kẻ có đạo chẳng có mặt ở đấy, hay là kẻ có đạo ăn của chẳng tế mà thôi, thì cũng chẳng nên ở làm một đấy.

...

6. Cấm lạy xác kẻ chết.

7. Cấm xông hương , đốt nến cho kẻ chết.

...

9. Cấm đọc văn tế, cấm mặc áo tang.

...

27. Đang khi người ta làm việc dối trá như khi làm chay, hát, đánh vật, làm trò, thờ thần, kéo hội, v.v... thì bổn đạo chẳng nên xem.

...

33. Bổn đạo chẳng nên bắt chước kẻ vô đạo rẫy mả tháng Chạp hay là cải táng chỗ nọ đem đi chỗ kia,...thì cũng dối.

Các bài về cải đạoYêu Chúa "Hết Trí Khôn" (Một Độc Giả)



"Sư cô trụ trì" chùa Quan Âm cải đạo theo Chúa: Bóc trần sự thật (Thích Thanh Thắng)

43 Phương Pháp Cải Đạo (Minh Kiến)

Cải Đạo (SH)

Cải đạo bắt đầu từ trẻ con (Nguyễn Trí Cảm)

Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! (Trần Chung Ngọc)

Cải Đạo, Sách Lược Thực Dân Mới Mà Cũ (Thiên Lôi)

Cầu Cứu - Bài Góp Ý (Nguyễn Tiến Đạt)

Cầu Cứu - Nỗi Ray Rứt (Ngọc Hân - SH)

Hôn Nhân và Tôn Giáo (Nguyễn Hữu Ba)

Ki tô giáo: Mánh Khóe Mới Nhất Trong Việc Cải Đạo (J. Goonetilleke/Nguyên Tánh dịch)

Kitô giáo: Lịch sử truyền đạo (BurningCrossNet/ Minh Kiến dịch)

Lửa "Đốt" Dân Tộc Ta (Hồng Ngọc)

Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ? (Minh Thạnh)

Mắt xích cải đạo tu sĩ trong tiến trình cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)

Mối Họa Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)

Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ (Đào Viên)

Một Giám Mục Viết Về Vấn Nạn Cải Đạo Của Ki-Tô Giáo (Trần Chung Ngọc)

Ngày Tàn của những kẻ Truyền Đạo Cuồng Tín (Minh Kiến)

Những Câu Chuyện Cải Đạo (Võ Ngọc Diệp)

Phản Hồi "Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo" của Minh Ngọc (Ki-Tô Hữu Lưu Tèo)

Quí Hồ Tinh Bất Quí Hồ Đa (Lệ Thọ)

THƯ NGỎ: Vận Động Thành Lập Tủ Sách “Chấn Hưng Phật Giáo”

Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo Và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)

Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)

Thực Chất Tin Lành Nam Hàn (Trần Chung Ngọc)

Tiền và việc cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)

Trả Lời Thư Bạn Lưu Tèo (Minh Ngọc)

Vài Câu Hỏi Cho Người Đi Truyền Đạo Chúa (Một Độc Giả)

Vì Chúng Sinh - Chống Cải Đạo (Nguyễn văn Phụng)

Vì Chúng Sinh - Ngăn Ngừa Việc Cải Đạo (Nguyễn Văn Phụng)

Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo (Minh Ngọc)

“Lập lờ đánh lận”… ông trời! (Minh Thạnh)

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Các bài tường thuật về sự lạm dụng tình dục


AIDS làm trầm trọng thêm sự khai thác tình dục các nữ tu.

http://www.natcath.com/NCR_Online/archives/031601/031601a.htm

Nguyễn Trí Cảm chuyển ngữ

http://sachhiem.net/TONGIAO/NGTRCAM/NguyenTriCam010b.php




ngày 11 tháng 7, 2009


Bài viết do JOHN L. ALLEN JR. và PAMELA SCHAEFFER
NCR Staff, Rome and Kansas City, Mo.

Một số bản báo cáo do các thành viên cấp cao của các dòng nữ tu, và do một linh mục người Mỹ khẳng định rằng các linh mục lạm dụng tình dục các nữ tu, bao gồm cả việc cưỡng hiếp, là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở các nước Châu phi và những khu vực đang phát triển khác của thế giới.

Các báo cáo dẫn chứng rằng một số tu sĩ Công giáo lợi dụng tiền bạc và thẩm quyền tâm linh (spiritual authority) của họ để được quan hệ tình dục (sexual favors) với các nữ tu, nhiều người trong số họ, ở những nước đang phát triển, mà thân phận bị các định chế văn hóa làm cho lệ thuộc vào nam giới. Các báo cáo do NCR thu tập được – một số mới, một số đã lưu hành ít nhất bảy năm -- nói rằng các linh mục thường đòi hỏi quan hệ tình dục để trao đổi sự ban phát ân huệ, ví dụ như cấp giấy phép hay giấy chứng nhận để làm việc trong các cơ sở thuộc giáo phận được chỉ định. Các báo cáo, tổng cộng là năm bản, chỉ ra rằng, đặc biệt là Phi Châu, một lục địa bị HIV và AIDS tàn phá, các nữ tu son trẻ đôi khi được xem như là các mục tiêu an toàn cho hoạt động tình dục. Dựa theo tài liệu, trong một vài trường hợp quá đáng, các giáo sĩ làm cho các nữ tu có thai và sau đó khuyến khích họ đi phá thai.

Trong một số trường hợp, dựa trên một trong những báo cáo, các nữ tu, dù ngây thơ hay vì định chế xã hội quen việc tuân phục các nhân vật quyền thế, có thể sẵn sàng thỏa mãn những đòi hỏi tình dục.

Dù cho vấn đề không được phổ biến trong công chúng, các báo cáo đã được bàn luận trong các hội đồng các nữ và nam tu sĩ và ở Vatican.

Vào tháng 12 năm 1998, bốn trang giấy với tiêu đề “Vấn Đề Lạm Dụng Tình Dục của Các Tôn Giáo tại Châu Phi và Roma” được Dòng Các Cha Truyền Giáo Đức Mẹ của Châu Phi (Missionaries of Our Lady of Africa) trình bày trước Hội đồng 16, nhóm hội họp mỗi năm ba lần. Sơ Marie McDonald là tác giả của bản báo cáo. Hội đồng được hình thành do các đại biểu từ ba hiệp hội: Hiệp Hội Chư Bề Trên Tổng Quyền (the Union of Superiors General) , một hội đoàn của cộng đồng nam tu sĩ đặt ở Roma, Hiệp Hội Quốc Tế Chư Bề Trên Tổng Quyền (the International Union of Superiors General), một nhóm có thể sánh với nam dành cho nữ giới, và vụ Tổng Trưởng Thánh Bộ Đặc trách các Dòng Tu và Tu Hội Tông Đồ Đời (Congregation for Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life), văn phòng của Vatican lo việc giám sát đời sống tôn giáo.

Tháng Chín vừa rồi, sơ Esther Fangman dòng Biển Đức (Benedictine), một cố vấn tâm lý và là chủ tịch Liên Đoàn Hội Thánh Scholastica, nêu vấn đề trong một bài diễn văn tại đại hội Roma trước 250 các linh mục công giáo dòng Biển Đức. Liên đoàn là một tổ chức gồm 22 tu viện ở Hoa kỳ và hai ở Mexico.

Năm năm trước đó, vào ngày 18- 2 -1995, Hồng y giáo chủ Eduardo Martínez, nhân vật hoàn hảo của cộng đoàn Vatican trong đời sống tôn giáo, cùng với các thành viên của ông ta, lập hồ sơ về vấn nạn do tổ chức Medical Missionary of Mary (Y tế Thiện nguyện Maria) của sơ Maura O’Donohue, một nhà vật lý, đưa ra.

O’Donohue chịu trách nhiệm viết một bản báo cáo năm 1994 mang tính toàn diện hơn cả. Ngay thời điểm bản báo cáo được viết, bà đã trãi qua sáu năm làm nhân viên điều phối AIDS cho tổ chức Quĩ Công giáo Phát triển Hải ngoại (the Catholic Fund for Overseas Development) cơ sở đặt tại London.

Dù rằng không thể tiếp cận được các thống kê liên quan đến sự lạm dụng tình dục của các nữ tu, hầu hết các giới chức lãnh đạo tôn giáo đượcNCR phỏng vấn nói sự thường xuyên và nhất quán của các bản báo cáo về sự lạm dụng tình dục chỉ ra vấn đề cần phải được giải quyết.

Linh mục Nokter Wolf dòng Biển Đức, tổng giám mục tu viện trưởng dòng Biển Đức, nói với NCR, “Tôi không tin đây đơn giản chỉ là những trường hợp ngoại lệ”, “Tôi nghĩ rằng sự lạm dụng tình dục được mô tả đang xảy ra. Số vụ xảy ra là bao nhiêu, con số là gì, Tôi chẳng có cách nào biết được. Nhưng đây là vấn đề nghiêm trọng, và chúng ta cần phải đưa vấn đề ra thảo luận .”

Wolf thực hiện vài chuyến đi Châu Phi, thăm viếng học viện Biển Đức và tiếp xúc với các thành viên của dòng ở đó.

Trong báo cáo của bà, O’Donohue liên hệ sự lạm dụng tình dục với sự lan tràn bệnh AIDS ở Phi Châu và quan tâm đến việc làm giảm sự lây lan của căn bệnh.

Bà viết trong năm 1994: “Đáng tiếc thay, các nữ tu cũng báo cáo rằng các linh mục đã và đang khai thác tình dục họ bởi vì các linh mục cũng sợ nhiễm phải HIV do quan hệ với gái mại dâm và các phụ nữ có ‘nguy cơ’ lây nhiễm khác.”

O’Donohue từ chối các yêu cầu của NCR xin được phỏng vấn.

O’Donohue viết, “Trong một số nền văn hóa, những người đàn ông theo thường tình sẽ tìm gái mãi dâm thay vì quay sang “các nữ sinh cấp 2, những người, do tuổi đời còn trẻ, được xem như là ‘an toàn’ đối với HIV.”

Tương tự như vậy, các nữ tu “ hình thành nên một nhóm khác được nhìn nhận như những mục tiêu “an toàn” cho các hành vi tình dục,” .

“Ví dụ”, “tu viện trưởng của cộng đoàn các nữ tu của một quốc gia được các linh mục tìm đến đưa ra yêu cầu các nữ tu phải luôn sẵn sàng cho họ quan hệ tình dục. Khi tu viện trưởng từ chối, các linh mục giải thích rằng bọn họ sẽ phải làm như vậy, nếu không, họ buộc phải vào làng để tìm các phụ nữ, và như thế có thể sẽ mắc bệnh AIDS.”.

O’Donohue viết rằng ban đầu bà phản ứng với “sự bàng hoàng và mất niềm tin” với mức độ “nghiêm trọng” của vấn đề mà bà ta gặp phải qua việc tiếp xúc với “một số đông các nữ tu trong quá trình thăm viếng của bà” ở một số quốc gia.

Quan điểm khác về đời sống độc thân

Bà viết “Bệnh dịch AIDS đã gây sự chú ý đến vấn đề mà trước đây không được xem là nghiêm trọng”. “Sự thách thức to lớn mà bệnh AIDS đặt ra cho các thành viên của các dòng tu và giới tu sĩ chỉ đến bây giờ mới trở nên hiển nhiên.”

Trong bản tường thuật năm 1995 của bà trong cuộc gặp Hồng y giáo chủ Eduardo Martínez ở Vatican. O’Donohue lưu ý rằng đời sống độc thân có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Ví dụ, bà viết trong bản tường trình, cha tổng đại diện trong một giáo phận Phi Châu đã nói “khá cởi mở” về quan niệm sống độc thân ở Châu phi, nói rằng “bối cảnh cuộc sống độc thân ở Phi Châu có nghĩa một tu sĩ không lấy vợ nhưng không có nghĩa là ông ta không có những đứa con.”

Trong số 1 tỷ tín đồ Công giáo của thế giới, 116.6 triệu – khoảng 12 phần trăm –sống ở Phi Châu. Dựa theo Niên lịch Công giáo 2001, có 561 giám mục và tổng giám mục, 26.026 là linh mục và 51.304 nữ tu.

Thêm vào cái nhìn tổng thể như vậy, văn phòng của Martinez cũng nhận được các tư liệu dẫn chứng những trường hợp cụ thể. Một trong những việc xảy ra, đề năm 1998 ở Malawi và trích dẫn từ bản tường thuật 1994 của O’Donohue, nhóm lãnh đạo dòng nữ tu của giáo phận bị giám mục địa phương sa thải sau khi phàn nàn rằng 29 nữ tu của họ bị các linh mục địa phương làm cho có thai. Các nhà truyền giáo Phương Tây giúp cho nhóm lãnh đạo sưu tập các tài liệu mà sau cùng nó được đệ trình lên Roma.

Một trong những nhà truyền giáo, một người kỳ cựu từng ở Phi Châu hơn hai thập kỷ nói trường hợp Malawi là phức tạp, và vấn nạn của những quan hệ tình dục bất chính không phải chỉ có duy nhất một sự kiện liên quan. Bà mô tả sự việc trong cuộc phỏng vấn dành cho NCR. theo hình thức không nêu tên tuổi (not-for-attribution).

Nhà truyền giáo nói nhóm lãnh đạo đã chấp hành các nguyên tắc ngăn cấm các nữ tu ngủ qua đêm ở nhà linh mục, cấm đoán các linh mục ngủ qua đêm ở các nữ tu viện và cấm các nữ tu hiện diện một mình với các linh mục. Các nguyên tắc có ý định làm giảm khả năng của sự quan hệ tình dục.

Một số nguồn tin báo cho NCR rằng các giáo phái cũng như các quan chức của giáo hội đã tiến hành chỉnh đốn vấn đề, dù rằng họ miễn cưỡng nêu ra một số trường hợp cụ thể.

Những người khác nói không khí bí mật vẫn bao trùm vấn đề đang được thảo luận chỉ ra rằng còn nhiều việc cần thiết phải được thực hiện.

Sự bí mật một phần nhờ vào nỗ lực do các dòng tu làm việc trong hệ thống giải quyết sự việc và một phần đối với bối cảnh văn hóa nơi sự việc xảy ra. Các nước Phi Châu ở hạ -Sahara, ví dụ, là nơi các vấn đề được báo cáo là nghiêm trọng hơn cả, các hành vi tình dục và AIDS thường hiếm khi được thảo luận một cách công khai. Theo nhiều người đã từng làm việc ở đó, trong số nhiều người ở khu vực Trung và Nam Phi, các chủ đề về tình dục hầu như là điều cấm kỵ.

Biểu lộ sự giận dữ trong các nỗ lực không thành trong việc yêu cầu các viên chức giáo hội giải quyết vấn nạn, O’Donohue viết năm 1994. “Một nhóm nữ tu đến từ giáo hội địa phương đã tha thiết kêu gọi sự giúp đỡ của các giáo hội quốc tế và giải thích rằng, khi chính họ cố gắng trình bày với các chức sắc giáo hội về việc bị các linh mục quấy rối, các chức sắc này chỉ đơn giản là “không được nghe nói”.

Văn phòng báo chí của Vatican không phản hồi các yêu cầu của NCR trong việc bình luận câu chuyện này.

Sơ O’Donohue viết rằng, mặc dầu bà ta nhận biết sự việc diễn ra ở 23 quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, trên năm châu lục, tuyệt đại đa số đã xảy ra ở Phi Châu.

Trớ trêu thay, nhiều người Phi Châu tỏ ra dè dặt khi đề cập đến chuyện tình dục, tình dục không bình thường là chuyện bình thường ở nhiều khu vực của Phi Châu, và tiết dục là việc hiếm có. Đó là một nền văn hóa, mà ở đó AIDS phát triển mạnh mẽ. Các chuyên gia nói quan điểm xuất phát bắt nguồn sâu xa từ mối quan hệ văn hóa giữa nam giới và dòng giống – quan điểm kiên định về đời sống độc thân của giáo hội trở nên khó khăn không chỉ trên thực tế, nhưng cũng còn nằm trong quan điểm đối với một số linh mục Phi Châu.

AIDS lan tràn Phi Châu

Khoảng 25.3 triệu người trong số 36.1 triệu người trên thế giới dương tính với HIV sống ở hạ- Sahara Phi Châu. Từ khi bệnh dịch lan tràn ở cuối những năm 1970, 17 triệu người Phi Châu đã chết vì AIDS, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Trong số 5.3 triệu ca nhiễm HIV mới trong năm 2000, có 3.8 triệu ca xảy ra tai Phi Châu.

Dựa trên đồ thị về AIDS ở hạ- Sahara Phi Châu vào tháng Hai, 12 ấn bản của tạp chí Time, “Quan hệ tình dục không bình thường của mọi hình thức là chuyện cũ rích. Khắp mọi nơi đều có quan hệ tình dục trước hôn nhân, tình dục như một trò tiêu khiển. Cưỡng bách tình dục và lạm dụng tình dục là bản sao của nó, cưỡng bức tình dục. Tình dục trong giao dịch: tình dục như một món quà, tình dục với bố già lắm của ham của lạ (sugar-daddy). Tình dục ngoài hôn nhân, phòng nhì, với nhiều người.”

Đi xa hơn, Time tường thuật, phụ nữ được dạy từ nhỏ phải tuân phục nam giới, cảm thấy bất lực để bảo vệ lấy chính mình từ những ham muốn đòi hỏi tình dục của đàn ông..

Ngay cả việc giải thích cho sự lang chạ – mà trên thực tế, một số chuyên gia từng tranh luận, cũng chẳng khác gì vấn đề ở các quốc gia Tây phương. – các nam tu sĩ và nữ tu đưa ra vấn nạn khai thác tình dục các nữ tu nói các tình huống họ tường thuật lại rõ ràng là không thể chịu đựng nổi và, trong một số trường hợp, gần như khó có thể nói ra được.

Trong một trường hợp, theo O’Donohue, một linh mục bắt một nữ tu phá thai, và người nữ tu này chết trong khi lúc thực hiện việc phá thai. Sau đó ông ta đứng ra chủ trì buổi Lễ cầu hồn của bà ta..

Sự quấy nhiễu phổ biến

Trong báo cáo của McDonald, bà nói rõ “sự quấy rối tình dục và ngay cả việc các linh mục và giám mục hiếp dâm các nữ tu là chuyện được coi là bình thường,” và rằng “đôi khi các nữ tu có thai, linh mục nhất mực đòi nữ tu này phá thai.” Bà nói báo cáo của bà chủ yếu đề cập đến Phi Châu và các nữ tu, các linh mục, giám mục Phi Châu – không phải vì vấn đề chỉ riêng cho Phi Châu, nhưng vì nhóm soạn thảo bản báo cáo rút ra “chủ yếu từ trải nghiệm riêng của họ ở Phi Châu và sự hiểu biết mà họ có được từ các thành viên thuộc dòng tu của họ hay từ những dòng tu khác – đặct biệt các dòng tu thuộc giáo phận ở Phi Châu.”

Bà viết: “Chúng tôi biết rằng vấn đề cũng tồn tại ở các nơi khác.”

“Nó quả đúng như vậy, bởi vì tình yêu của chúng tôi dành cho giáo hội và cho Phi Châu. Chúng tôi cảm thấy quá sức thất vọng về các vấn nạn.”

Bản tường thuật của McDonald là bản báo cáo được đưa ra năm 1998 lên Hội đồng 16. Bà từ chối cuộc phỏng vấn của NCR.

McDonald viết: khi một nữ tu có thai, nữ tu này thường bị trừng phạt bằng cách đuổi ra khỏi dòng, trong khi đó vị linh mục thì “thường được chuyển sang một giáo xứ khác – hay gửi đi học.”

Trong tường thuật của bà, McDonald viết rằng các linh mục đôi khi khai thác sự lệ thuộc vào tài chính của các nữ tu trẻ, hay lợi dụng sự hướng dẫn tâm linh và bí tích hòa giải để đòi hỏi sự quan hệ tình dục

McDonald chỉ ra tám yếu tố mà bà tin làm vấn đề thêm trầm trọng:
Sự kiện việc sống độc thân và/hay giữ đồng trinh không có giá trị ở một số quốc gia.
Vị trí thấp kém của phụ nữ trong xã hội và trong giáo hội. Trong một số trường hợp “một nữ tu…được dạy để xem mình như là thành phần thấp kém, phải chịu quị lụy và vâng phục.”

“Thế thì điều này có thể hiểu được, một nữ tu nhận thấy không thể từ chối yêu cầu quan hệ tình dục của một giáo sĩ. Những người này được xem như “những nhân vật có uy quyền” mà họ phải vâng lời.”

“Hơn thế, họ thường có học thức cao hơn và được đào tạo thần học ở cấp cao hơn các nữ tu. Họ có thể sử dụng thần học giả hiệu để biện hộ cho các yêu cầu và hành vi của họ. Các nữ tu thường ấn tượng một cách dễ dàng qua những lập luận này. Một trong những điều này diễn ra như sau:

“Cả hai chúng ta nguyện tận hiến cho đời sống độc thân. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã hứa không lập gia đình. Tuy nhiên, chúng ta có thể quan hệ tình dục với nhau mà không bội thề.”
Bệnh dịch AIDS, có nghĩa là các nữ tu được xem như “an toàn” hơn.
Sự lệ thuộc vào tài chính do thu nhập thấp của các nữ tu lao động ở quê nhà hay sự hỗ trợ các nữ tu được gửi đi học ở nước ngoài không đầy đủ. Vấn đề lạm dụng tình dục ở Phi Châu là điều phổ biến nhất, theo các nhà quan sát, trong những thành viên của các dòng tu thuộc giáo phận nghèo tiền bạc hay không có hệ thống tài trợ quốc tế.
Sự hiểu biết kém cõi về đời sống tận hiến của các nữ tu và của cả các giám mục, linh mục và các tín đồ.
Các dòng tu thực hiện việc tuyển chọn các ơn gọi (người xin đi tu) không có đủ kiến thức văn hóa.
Các nữ tu được gửi sang Roma và các quốc gia khác để học thường “quá trẻ và/hay chưa chín chắn”, khả năng ngôn ngữ yếu kém, thiếu sự chuẩn bị và mọi hỗ trợ khác, và “thường quay sang các tu sinh và linh mục để nhờ giúp đỡ,” tạo khả năng tìm ẩn trong việc bị lợi dụng.

McDonald viết: “Tôi không muốn ngụ ý rằng chỉ có các linh mục hay giám mục là người đáng bị chê trách và các nữ tu đơn giản chỉ là nạn nhân.” “Không, các nữ tu có thể đôi khi chỉ vì quá nhiệt tình và cũng có thể là ngây thơ.”
Sự im lặng. “Có lẽ yếu tố tạo thành khác là ‘sự thông đồng trong im lặng’ bao phủ sự việc." McDonald viết. “Chỉ với điều kiện là nếu chúng ta nhìn nhận một cách trung thực, chúng ta mới có thể sẽ tìm ra các giải pháp.”

Vị linh mục người Mỹ, người đưa ra lời giải thích tương tự của việc lạm dụng tình dục các nữ tu là Cha Robert J. Vitillo, sau đó vào tổ chức Caritas và giờ là giám đốc điều hành của giám mục Mỹ cho Chiến dịch Vận động cho Sự Phát Triển của Con Người (Campaign for Human Development). Tháng Ba năm 1994, một tháng sau khi O’Donohue viết bản tường thuật, Vitillo trình bày vấn đề với một nhóm nghiên cứu thần học tại trường Cao đẳng Boston. Vitillo có kiến thức rộng về Phi Châu nhờ vào những chuyến đi làm việc thường xuyên. Buổi nói chuyện của ông, đặt trọng tâm vào một số vấn đề về luân lý và nguyên tắc đạo đức liên quan đến AIDS. Được đặt tên là ”Những Thách Thức Thần Học Được Đặt Ra do Trận Dịch HIV/AIDS Toàn Cầu.”

‘Cần quan tâm’

Vitillo, một linh mục của giáo phận Paterson, New Jersy, từ chối yêu cầu của NCR xin phỏng vấn dựa trên nội dung của buổi thảo luận.

Ông nói với những người trong buổi họp tại trường Cao đẳng Boston rằng các nữ tu là mục tiêu của cánh đàn ông, đặc biệt là các giáo sĩ, những người có thể trước đây thường lui tới với gái mãi dâm.

“Vấn đề đạo đức cuối cùng mà tôi xét thấy đặc biệt nhạy cảm nhưng cần phải đề cập,” ông nói, “bao gồm sự cần thiết tố giác sự lạm dụng tình dục, là hậu quả rõ ràng của nguyên nhân làm gia tăng HIV/AIDS. Nhiều nơi trên thế giới, cánh nam giới giảm sự lệ thuộc của họ vào những người hành nghề bán dâm bởi lo sợ nhiễm phải HIV…. Kết quả của sự lo sợ này lan rộng, nhiều ông (và một số bà) đã quay tìm những thiếu nữ (và nam) còn trẻ (cho là không bị lây nhiễm) cho việc quan hệ tình dục. Các nữ tu cũng là mục tiêu của hạng người đó, và đặc biệt là các giáo sĩ trước đây từng quan hệ với gái mại dâm. Chính bản thân tôi đã nghe những câu chuyện thảm thương của những nữ tu, những người bị cưỡng ép quan hệ tình dục với linh mục địa phương hay với người hướng dẫn tâm linh, những người này khẳng định rằng sinh hoạt này là ‘tốt’ cho cả hai.

Vitillo nói: “Thường thường, những cố gắng đưa những vấn nạn này đến với các quan chức của giáo hội địa phương hay quốc tế đều gặp phải những lỗ tai điếc,” . “Ở Bắc Mỹ và một số nơi của Châu Âu, giáo hội của chúng tôi đã choáng váng vì những vụ tai tiếng về việc giao cấu với trẻ em (tình dục huyễn nhi). Sẽ phải mất bao lâu để giáo hội có thể chế giống nhau này trở nên nhạy cảm đối với những vấn nạn lạm dụng mới mà chúng là hệ quả đến từ nạn dịch?”

Những trường hợp cụ thể chính yếu trong báo cáo của P’Donohue như sau:
Trong một vài trường hợp, những người muốn đi tu phải thuận cho linh mục quan hệ tình dục để nhận được các giấy chứng nhận cần thiết và/hay được giới thiệu việc làm trong giáo phận.
Trong một quốc gia, các nữ tu gặp các phiền toái do các quy định gây ra, qui định yêu cầu họ phải rời khỏi dòng nếu họ có thai, trong khi đó thì tu sĩ có liên quan vẫn có thể vẫn tiếp tục công việc mục vụ của mình. Bất công là câu hỏi của vấn đề luật pháp xã hội bởi vì nữ tu bị bỏ rơi một mình để nuôi đứa trẻ như một ông bố độc thân, “thường bị dèm pha và thường có địa vị xã hội- kinh tế (socioeconomic) thấp kém. Tôi đã đưa ra một vài ví dụ ở một số quốc gia nơi mà phụ nữ bị cưỡng bách để trở thành vợ hai hay vợ ba trong một gia đình bởi vì địa vị xã hội trong nền văn hóa địa phương đã bị mất. Một lựa chọn khác, vì sự tồn tại, là ra ‘đứng đường’ như gái mại dâm” và theo cách ấy “phơi nhiễm bản thân họ với nguy cơ HIV, nếu như chưa từng mắc phải.”
Những bề trên tổng quyền mà tôi gặp, có kinh nghiệm khi làm linh mục ở một số khu vực, quan tâm sâu sắc về việc quấy rối các nữ tu . Một bề trên của một dòng tu trong giáo phận, nơi có một số nữ tu bị các linh mục làm cho có thai, hoàn toàn mất phương hướng để tìm ra một giải pháp thích hợp. Một dòng tu khác của giáo phận phải đuổi hơn 20 nữ tu bởi họ có thai, và trong nhiều trường hợp lại là do các linh mục.
“Một số linh mục khuyên các nữ tu sử dụng dụng cụ tránh thai, lừa họ rằng “viên thuốc” sẽ làm ngăn sự lây truyền HIV. Một số khác thậm chí khuyến khích những nữ tu mà họ quan hệ phá thai. Một số chuyên gia y tế của Công giáo được tuyển dụng trong những bệnh viện Công giáo báo cáo đã phải chịu áp lực từ các linh mục để thực hiện các vụ phá thai ở những bệnh viện dành cho các nữ tu.
“Ở một số quốc gia, các thành viên của hội đồng giáo xứ và các cộng đoàn Ki-tô giáo nhỏ đang phản đối các chủ chăn (pastor) bởi vì những sự quan hệ của họ với phụ nữ và các cô gái trẻ một cách thường xuyên. Một số phụ nữ này là vợ của các con chiên trong xứ đạo. Trong những trường hợp như vậy, các ông chồng thường giận dữ với những sự việc đang xảy ra, nhưng lại bị ngăn trở trong việc phản đối các cha xứ. Người ta biết một số linh mục có quan hệ với một vài phụ nữ, và cũng có con với họ qua việc quan hệ nam nữ bất chính (liaison) mà không phải chỉ một lần. Các con chiên bày tỏ với tôi sự quan tâm liên quan đến vấn đề này, và nói rõ rằng họ chờ đợi một ngày, khi đó, họ sẽ thảo luận trong buổi giảng (dialogue homilies). Họ tình nguyện, vì điều này sẽ tạo khả năng cho họ một cơ hội vạch mặt tính chất thành thật trong buổi giảng đạo của những linh mục nào đó, và lật tẩy cái tiêu chuẩn kép quá hiển nhiên của họ. Trong chuyến thăm một quốc gia, tôi được cho biết một trưởng lão(presbytery) trong một xứ đạo cá biệt bị các giáo dân trong giáo xứ trang bị súng tấn công vì họ giận dữ các linh mục do sự lạm quyền, sự phản bội lòng tin mà các hành vi và cách sống của họ đã phản ảnh.
“Ở một quốc gia khác, một người vừa cải từ đạo Hồi (một trong hai cô con gái theo Ki tô giáo) được chấp thuận như là một ứng viên ơn gọi cho một họ đạo địa phương. Khi cô ta đến gặp linh mục chánh xứ để lấy giấy chứng nhận cần thiết, cô ta bị vị linh mục hãm hiếp trước khi được trao giấy chứng nhận. Do bị gia đình từ vì theo đạo Ki tô, cô ta cảm thấy không thể trở về nhà như trước kia được nữa. Cô vào sống trong nhà dòng và chẳng bao lâu phát hiện ra mình có thai. Đối với suy nghĩ của cô, sự lựa chọn duy nhất của cô là rời khỏi nhà dòng mà không đưa ra một lý do nào cả. Cô lang thang mười ngày trong rừng, trăn trở không biết phải làm gì. Sau đó, cô quyết định đến gặp vị giám mục để trình bày, vị này triệu tập ông linh mục. Ông linh mục thú nhận lời cáo buộc là đúng và vị giám mục bảo ông ta chịu cấm phòng trong hai tuần.
“Kể từ những năm 1980, nữ tu ở một số quốc gia từ chối đi lại một mình cùng với linh mục trong xe ôtô bởi vì lo sợ bị quấy rối hay ngay cả bị hãm hiếp. Các giáo sĩ cũng còn lợi dụng địa vị của họ trong vai trò như là chủ chăn và người dẫn dắt tâm linh và tận dụng thẩm quyền tâm linh của họ để được quan hệ tình dục với các nữ tu. Ở một quốc gia, những mẹ bề trên đã có yêu cầu giám mục hay những linh mục bề trên thuyên chuyển những giáo sĩ, các cha hướng dẫn tâm linh hay rút họ về sau khi họ lạm dụng các nữ tu.

Những ảnh hưởng trực tiếp nhất là đối với các phụ nữ bị lạm dụng, O’Donohue viết. Tuy nhiên, ảnh hưởng kéo dài và rộng lớn hơn đối với cộng đoàn và bao gồm cả sự vỡ mộng và hoài nghi. Người bị lạm dụng và những người khác trong cộng đoàn “nhận ra nền tảng niềm tin của họ đột nhiên vỡ tan tành.”

Những người mà niềm tin bị tan vỡ đến từ những gia đình có cái nhìn không thiện cảm đối với các tác nghiệp tôn giáo, và cùng một người “đặt vấn đề tại sao phải sống đời sống độc thân qua tuyên bố hùng hồn mà cũng chính là người có vẻ như có dính dáng đến việc khai thác tình dục của những người khác. Điều này được xem như đạo đức giả, hay ít nhất như khuyến khích tiêu chuẩn kép.” O’Donohue viết.

Một số quan sát viên nói rằng nhờ sự lên tiếng của những bản báo cáo như vậy, người ta đã đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề.

Những nguyên tắc mới

Wolf, người lãnh đạo dòng Biển đức ở Roma, nói “Một vài tu viện đã có các nguyên tắc hoạt động trong trường hợp một thầy tu bị cáo buộc có hành vi tình dục không đúng đắn, cần lưu ý đến những cá nhân được quan tâm, kể cả nạn nhân. Tôi đưa câu hỏi này lên cộng đoàn của chúng tôi. Chúng ta cần sự thành thật và công bằng.”

Một viên chức của Vatican nói với NCR rằng “có những sáng kiến ở nhiều cấp độ” nêu ra sự quan tâm về khả năng lạm dụng tình dục trong đời sống tu hành. Viên chức này nêu rõ các nỗ lực của các hiệp hội các giáo phẩm cấp cao, hiệp hội giám mục, và bên trong các cộng đồng và giáo phận có liên quan.

Trong hầu hết những cuộc thảo luận này, viên chức này nói, là những biện pháp mà Vatican “nhận thức” và “hỗ trợ” hơn là đứng ra tổ chức hay đề xướng.

Viên chức Vatican sẵn sàng phát biểu mà không nêu danh tánh về vấn nạn với NCR.

Viên chức lưu ý có hai dấu hiệu mà các tập quán ứng xử của giáo hội đang thay đổi. Trong một số trường hợp cụ thể, sự phản hồi nhiệt tình và mau chóng hơn từ các chức sắc lãnh đạo giáo hội, và nói chung, có một xu hướng bên trong đời sống tu hành rằng những vấn nạn này cần phải được đưa ra thảo luận. “Đề cập đến vấn đề là bước đầu tiên hướng đến một giải pháp.“

Tuy nhiên, các viên chức của giáo hội không phải là luôn luôn cởi mở trong những cuộc trao đổi như vậy. McDonald viết trong bản báo cáo năm 1998 rằng, trong tháng Ba năm đó, bà ta trình bày với hội đồng thường trực của Hội Đồng Giám Mục Phi Châu và Madagasca, hội (consortium) các giám mục Phi Châu, về vấn đề lạm dụng tình dục các nữ tu.

McDonald viết, “Vì hầu hết những gì tôi đưa ra căn cứ trên những báo cáo đến từ các họ đạo của các giáo phận và Hiệp Hội các Bề Trên Cao Cấp Châu Phi (Conferences of Major Superiors inAfrica). Tôi đoan chắc tính chất xác thực những gì tôi nói.”

Tuy nhiên, “các giám mục biểu lộ cảm nhận rằng các nữ tu không trung thành khi gửi những bản trình báo ra ngoài giáo phận.” “Họ nói rằng các nữ tu được đề cập tới nên đến gặp giám mục của giáo phận để trình bày những vấn nạn này,”

“Dĩ nhiên,” bà ta viết, “đây sẽ là lý tưởng. Tuy nhiên, các nữ tu khẳng định rằng họ đã làm như vậy hết lần này đến lần khác. Đôi khi họ không được chào đón đàng hoàng. Trong một số trường hợp họ lại bị khiển trách vì những điều đã xảy ra. Ngay cả khi họ được lắng nghe một cách đồng cảm, chẳng có gì có vẻ xem ra là được thực hiện.”

Đáng đề cập đến

Dầu cho bất kỳ biện pháp tích cực nào được thực hiện, vấn nạn vẫn mang tính cách thời sự đối với các nữ tu. Trong một cuộc phỏng vấn tại quê nhà Kansas City, Mo., Fangman, người nữ tu đưa ra vấn đề vào tháng Chín vừa rồi tại một buổi họp mặt của các cha tu viện trưởng dòng Biển Đức ở Roma, nói với NCR rằng, bà ta đã nghe các câu chuyện về những nữ tu bị các linh mục lạm dụng tình dục trong các thảo luận không chính thức tại buổi hội thảo của các nữ tu viện trưởng và các mẹ bề trên từ khắp thế giới.

“Các nữ tu người đưa ra vấn đề từng bị xúc phạm sâu sắc và cảm thấy rất đau khổ -- và rất đau khổ khi nói về điều đó,” bà ta nói. Bởi vì nỗi đau mà bà ta và những người khác đang được biết. Bà nói: “chúng tôi đã quyết định vấn đề cũng đáng được bắt đầu bàn đến theo cách công khai hơn, và chúng tôi có cơ hội trong cuộc gặp thường kỳ với Hội Nghị các Giám Mục (Congress of Abbots).”

Fangman nói rằng bản báo cáo của bà gửi cho giám mục dòng Biển Đức dựa trên các cuộc trao đổi với các nữ tu và từ tài liệu trong báo cáo của O’Donohue.

Bài nói của Fangman được xuất bản trong số mới nhất đăng trên Tập san Thông hội Quốc tế Đời Sống Tu viện (Alliance for International Monasticism Bulletin,), một tập san truyền giáo của dòng.

Bản báo cáo của O’Donohue được chuẩn bị trong cùng một tinh thần: niềm hy vọng thúc đẩy sự thay đổi. Bà viết trong báo cáo của mình rằng bà đã chuẩn bị nó “sau khi suy nghĩ thật chín chắn và với ý thức sâu sắc của sự khẩn cấp bởi những chủ đề liên quan động vào chính cái cốt lõi của sứ mệnh truyền giáo, và mục vụ của giáo hội.

Bà viết: các thông tin về việc các linh mục lạm dụng tình dục các nữ tu “xuất phát từ các nhà truyền giáo (nam và nữ); từ các linh mục, các bác sĩ và các thành viên khác của giáo hội gia đình trung kiên của chúng ta,” “Tôi được bảo đảm rằng vụ việc trong các ghi nhận là có thực trong số các vụ việc có liên quan“ được mô tả trong báo cáo, bà nói, “và vì thế thông tin không chỉ căn cứ vào những gì nghe được.”

23 quốc gia được liệt kê trong bản báo cáo là: Botswana, Burundi, Brazil, Colombia, Ghana, India, Ireland, Italy, Kenya, Lesotho, Malawi, Nigeria, Papua New Guinea, Philippines, South Africa, Sierra Leone, Tanzania, Tonga, Uganda, United States, Zambia, Zaire, Zimbabwe.

Sự hi vọng của bà, bà viết, là bản báo cáo “sẽ vì vậy mà thúc đẩy hành động thích hợp đặc biệt về phía của những người nắm giữ quyền lãnh đạo giáo hội và những người có trách nhiệm đối với cơ cấu tổ chức.”



Điện thư của John Allen làjallen@natcath.org.

Điện thư của Pamela Schaeffer làpschaeffer@natcath.org

Tài liệu liên quan đến câu chuyện nói trên ở trang mạng NCR

www.natcath.com/NCR_Online/documents/index.htm

Phóng Viên Công Giáo Quốc Gia, Ngày 16 Tháng Ba năm 2001



Nguyễn Trí Cảm chuyển ngữ.

Nhân quả trong Kinh Thánh ?

Nguyễn Trí Cảm

http://sachhiem.net/TONGIAO/NGTRCAM/NguyenTriCam24.php


23-Jan-2012


Nhân quả được hiểu như là một kết quả xuất hiện, xuất phát từ một hay nhiều nguyên nhân, bao gồm tất cả các hiện tượng vật lý và tâm lý. Luật nhân quả không phải là sự kiện bắt nguồn từ tôn giáo mà là một sự kiện khoa học, không có tôn giáo thì định luật nhân quả vẫn diễn biến một cách khách quan.

Nhưng trong các tôn giáo, Phật giáo xem các nguyên nhân tạo ra kết quả có được có thể diễn biến không đồng thời cũng như chịu sự tác động, tương duyên với nhau, có thể chuyển hóa từ một nhân chính hay bị tác động bởi những nhân phụ khác mà đạo phật gọi là duyên, nhưng vẫn tuân theo qui luật khách quan chung.

Gieo một hạt thóc xuống ruộng chưa hẳn sẽ là một cây lúa trĩu bông trong tương lai nếu như thóc bị chim chóc ăn hay gặp thời tiết khô hạn. Chim ăn hay khô hạn trở thành yếu tố hay nhân duyên mới để tạo ra một quả khác là hạt đã gieo nhưng không có quả để gặt.

Kinh thánh cũng có một ví dụ có thể xem như tương đồng với thuyết nhân-duyên-quả của Phật giáo qua dụ ngôn sau:

"Một người kia đi ra gieo giống. Khi gieo, một số hạt giống rơi xuống mặt đường, chim đến ăn mất. Một số hạt giống rơi nhằm đất đá, nơi chẳng có nhiều đất thịt, chúng mọc lên ngay. Vì đất không sâu, nên khi mặt trời mọc lên, chúng bị nắng đốt, vì không có rễ đâm sâu, nên chúng chết héo. Một số hạt giống khác rơi vào bụi gai, gai góc mọc lên, làm chúng bị nghẹt ngòi. Một số hạt khác rơi trên đất tốt, mang lại kết quả, hạt được một trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục.” Ma-thi-ơ 13.

Nhưng nếu đặt câu trên vào đúng ngữ cảnh và tình huống của lời giảng, thì trọng tâm của lời giảng phát biểu tiếp sau đó là “ai có tai thì nghe”, ngụ ý có người tiếp thụ được lời rao giảng và có người không.

Trong đạo Phật cũng có ẩn dụ tương tự, nhưng được gói gọn súc tích chỉ trong hai từ: “mưa pháp”. Chư Phật thuyết pháp như mưa rơi trên vạn vật, cây lớn hấp thụ nhiều, cây nhỏ tiếp thụ ít, vì thế, tất cả mọi chúng sinh đều được lợi lạt.

Trong kinh sách Cựu ước hay Tân ước của đạo Thiên chúa, tuy không đề cập đến luật nhân quả một cách trực tiếp, nhưng sách kinh lại khẳng định định luật nhân quả như là một qui luật tất yếu, không thể thay đổi qua các lời rao giảng của Giê-su:


“Ai gieo giống chi lại gặt giống ấy” (Galati 6:7).

“Hãy biết rõ điều đó, hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều” (II Cô 9:6).

“Vì ai gieo giống chi lại gặt giống ấy” (Galati 6:7)

“Hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt” (Mt 7,17-18),

Khi bàn về nhân quả ở bài viết này, người viết chỉ giới hạn tương quan trong phạm vi của người tạo tác và hậu quả phải chịu do sự tạo tác gây ra với ý thức trong hành động, và có thể phải chịu một kết quả tương ứng.

Trong lời giảng của Giê-su trong Matthew 26,52 cũng là một ẩn dụ đề cập đến luật nhân quả:

“Tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm”

Nếu lời mạc khải không thể sai lầm kia là chân lý mặc nhiên, thì qua bảy cuộc thánh chiến đẫm máu với thế giới Hồi giáo thời Trung cổ hay Giáo hội cấu kết với thực dân đi khai thác tài nguyên ở các nước thuộc địa để mở đường cho việc truyền giáo vào thế kỷ 19, 20, âm mưu thủ tiêu các nền văn hóa bản địa để phục vụ “chân lý” để làm sáng danh Chúa, bức hại các tôn giáo khác, như Phật giáo ở miền Nam thời Ngô Đình Diệm, thì số con chiên từng tham gia công cuộc “mở rộng nước Chúa” qua nhiều thế kỷ nay có thể đã chết gần hết vì gươm như lời mạc khải được cho là không thể sai lầm!.

Nhưng Kinh thánh lại thể hiện sự bất nhất khi tự mâu thuẩn và phủ bác lại những khẳng định trước đó, không theo một qui luật khách quan nào, nhân và quả không tương ứng, hậu quả phải chịu khủng khiếp hơn nhiều lần, lời mạc khải mang tính chất đe dọa, răn đe hơn là sự vận hành của định luật nhân quả một cách khách quan:


“Vì chúng nó đã gieo gió và sẽ gặt bão lốc” (Ôsê 8:7).

“Con ơi, đừng gieo trên những luống bất công, kẻo phải gặt bất công gấp bảy lần" (Hc 7:3).

Lời mạc khải này cũng tương tự như câu tục ngữ trong dân gian người Việt, hình thành qua ngàn năm lịch sử, có thể có trước cả khi Giê-su ra đời như “Gieo gió gặt bão”. Câu tục ngữ Việt hàm ý quy luật nhân quả báo ứng cho tất cả mọi đối tượng, trong khi Kinh thánh chỉ rõ một đối tượng cụ thể, là một lời nguyền rủa, sự trừng phạt của Chúa trời đối với dân Do thái vì không tuân lời: «Vì chúng nó đã gieo gió và sẽ gặt bão lốc» (Ôsê 8:7) .[1]

Một câu khác trong Kinh thánh xem tưởng như tương đồng với tục ngữ Việt: “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” đó là: ”Ðời cha ăn nho xanh, đời con phải ê răng (Ed 18,2) , tưởng vậy, nhưng không phải vậy, chúng được giải thích là khổ nạn lưu đày mà dân Do thái phải chịu là do ông cha của họ đã quay lưng lại với Chúa. Đó là sự trừng phạt.[2]

Xem ra tính chất nhân quả trong Kinh thánh chỉ là các phát biểu tình huống cụ thể chứ không đặt trên nền tảng khoa học, vì nếu là một định luật thì các diễn biến phải tuân theo qui luật, và sẽ khó thuyết phục khi nói rằng nhân quả trong Thiên chúa giáo khác với nhân quả trong khoa học hay của các tôn giáo khác.

Đối với câu tục ngữ “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, trong giáo lý nhà Phật có đề cập đến một loại nghiệp, đó là nghiệp quả gia đình hay cộng nghiệp trong thuyết nhân quả. Tư tưởng Phật giáo đã hòa nhập vào đời sống, phong tục, tập quán của người Việt và được chứng nghiệm qua hàng ngàn năm mới trở thành câu tục ngữ nói trên, để chứng minh sự diễn biến của qui luật nhân quả.

Luật nhân quả trong Kinh thánh thường mang tính cách trừng phạt trả thù, ban ơn hơn là sự vận hành theo qui luật khách quan:


"Chớ hề dối mình, Ðức Chúa Trời chẳng chịu khinh dể đâu, vì ai gieo giống chi sẽ gặt giống ấy" (Galati 6:7).

«Ngài báo ứng nhãn tiền cho những kẻ ghét Ngài mà hủy diệt chúng nó đi, Ngài không trì hoãn cùng kẻ nào ghét Ngài đâu, sẽ báo ứng nhãn tiền cho kẻ đó» (Phục 7:10).

«Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta” Luke 19:27

«Ngài sẽ thưởng cho từng người, tùy việc họ làm» (Mathiơ 16:27).

«Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức … Mẹ goá con côi, các ngươi không được ức hiếp. Nếu ngươi ức hiếp mà nó kêu cứu Ta, ắt Ta sẽ nghe tiếng nó kêu cứu. Cơn giận Ta sẽ bốc lên, Ta sẽ cho gươm chém giết các ngươi: thế là vợ các ngươi sẽ thành goá bụa, và con các ngươi sẽ thành côi cút» (Xh 22:20-23).

Sự cảm tính thể hiện đầy đủ tâm hỉ nộ ái ố của thế tục, ở đây không có chỗ cho lòng khoan dung mà thể hiện tâm thương ghét một cách cực độ, và sự trừng phạt, hay thực tế hơn, lời hăm dọa ghê gớm đó là: “thế là vợ các ngươi sẽ thành goá bụa, và con các ngươi sẽ thành côi cút”. Vậy mà ngày nay, các con chiên vẫn ca tụng Thiên chúa là tình thương!

Nhưng Thiên chúa, với tâm trạng bất nhất lại khuyên, một lời khuyên để thể hiện lòng cao thượng gần như chỉ cho các bậc đại giác, chứ không phải cho thế tục.

“Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” và “Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5, 39.44)

Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Ai vả con má bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì con hãy cho, và ai lấy gì của con, thì đừng đòi lại. (Lc 6,27-38)

Đó là sự nhu nhược, tiếp tay cho cái ác nhưng giàn hỏa, bó đuốc, hình cụ tra tấn, các cuộc thánh chiến của đạo quân “thiên binh” mà lịch sử đã chứng minh cho điều ngược lại.

Nếu như cho rằng đạo Chúa cũng tin có định luật nhân quả thì theo người viết, đó là một nhận định chủ quan, các nội dung của dụ ngôn hay lời rao giảng trích dẫn trong kinh thánh không đồng nhất và xuyên suốt. Các lời rao giảng mang tính cách đối phó hay xử lý tình huống khôn khéo của một người có tài ăn nói hơn là một đạo sư.

Đạo Chúa không hề xem luật nhân quả là nền tảng trong hệ thống giáo lý của mình vì nếu họ tin rằng có luật nhân quả thì tự thân định luật này sẽ phản bác lại các giáo điều khác như đức tin, đức mến, đức cậy v.v.. vào Chúa hay bà Maria, vì nếu luật nhân quả chi phối mọi hành động tạo tác của con người, thì vai trò làm người “phán xét” chung cuộc của Chúa trở thành vô nghĩa.

Trên thực tế, mọi sự đều nương tựa vào lòng yêu ghét của Chúa là chính, nên trong kinh sách hay thánh ca, ca nhạc liên quan đến tôn giáo này thường là cầu xin xót thương, ca tụng, van xin là chính.

Mục đích tối hậu của con chiên là được cứu rỗi, họ tin rằng mình có tội vì thánh kinh nói thế, được cứu rỗi là được Chúa ban cho sự sống đời đời trên thiên đàng[3], và vì vậy, họ dốc lòng thờ phượng, phụng vụ Chúa, môn đệ của Chúa để được tưởng thưởng, rước lên trời khi đến giờ lâm tử.


“Ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu”. (Mt 10:42).

“Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25:34-36).

Như đã nói ở phần mở đầu rằng, có tôn giáo hay không thì luật nhân quả vẫn diễn ra một cách khách quan mà không cần có sự can thiệp của một vị thượng đế có tính khí thất thường vì thế, để giải thích một hoàn cảnh tồi tệ xảy ra cho một con chiên hết lòng thờ phụng Chúa, vì không thể giải thích theo luật nhân quả được buộc lòng các vị chủ chăn phải giải thích theo kiểu “thần học” là Chúa … thử thách như kiểu của Job trong Cựu ước[4]. Còn nếu như một người thành công do sự lao động của mình thì được gọi là ..Chúa cho! Và nếu không may thất bại thì là .. Chúa lấy đi. Còn nếu để giải thích kiểu “có trời mới biết” thì giải thích theo cách của TGM Nguyễn Văn Thuận :

“Chúng ta không được lựa chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi của Chúa.”

Nói như GM Thuận thì con chiên dù có nỗ lực tạo nhiều công trạng để vinh danh Chúa cũng không bảo đảm có được một kết quả có hậu vì còn tùy vào lòng từ bi của Chúa, nhưng lại không thể nào biết được lúc nào thì Chúa từ bi, và lúc nào thì không, nên đành phó mặc cho sự may rủi hay tự an ủi là Chúa đã .. an bài! Tuy nhiên, đây là một câu phát biểu rất đúng với thực chất của đạo Thiên chúa: Ông GM Thuận không tin có luật nhân quả, mọi sự đều do Chúa định.

Nhân quả trong Kinh thánh thường thể hiện sự báo thù, hăm dọa, hứa hẹn hay khủng bố tinh thần như:


«Ngài báo trả cho người ta tùy việc họ làm» (Êsai 59:18).

«Ngài báo ứng nhãn tiền cho những kẻ ghét Ngài mà hủy diệt chúng nó đi, Ngài không trì hoãn cùng kẻ nào ghét Ngài đâu, sẽ báo ứng nhãn tiền cho kẻ đó» (Phục 7:10).



«Các ngươi có nghe lời phán rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng» (Xuất 21:24; Lê 24:20; Phục 19:21; Mathiơ 5:38).

“Đong đấu nào thì sẽ nhận được đấu ấy…” “Thiên Chúa sẽ không thương xót khi xét xử kẻ không biết xót thương.” (Ga 2:13).

"Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy" (Ga 2:13).

Ở đây ta không thấy luật nhân quả tương ứng mà chỉ thấy tính chất “ăn miếng, trả miếng” hay trả thù như chuyện thường tình thế gian, thể hiện sự mâu thuẩn trong các lời rao giảng.

Và một trong những lời giảng có liên quan đến luật nhân quả mang tính chất hoang đường nhất là:

“Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có Sự Sống Đời Đời. Vì Thịt Ta thật là Của Ăn và Máu Ta thật là Của Uống. Ai ăn Thịt Ta và uống Máu ta thì ở trong ta và Ta ở trong kẻ ấy” ( Ga 6, 55 -56).

Để hiệp thành một với Chúa, lời mặc khải Ga 6, 55 -56 là lời Chúa, tuy là một ẩn dụ, nhưng là cách diễn đạt mang nhiều tính chất bán khai nhất qua “Bí tích Thánh Thể và Báp-têm (rửa tội). Người chịu lễ được ăn hay uống bánh/rượu tức “máu thịt của Chúa” sau khi qua thủ thuật làm phép bằng tiếng Latinh của ông linh mục, và trở thành “rượu thánh và bánh thánh”.

Qua các trích dẫn những lời trong thánh kinh liên quan đến luật nhân quả, ta không thấy qui luật nhân quả chi phối xuyên suốt và nhất quán trong các lời rao giảng này. Các lời giảng mang tính chất tình thế hơn là một hệ thống giáo lý làm nền tảng cơ bản. Những lời rao giảng nào mang tính nhân quả bởi đó là thực tiễn trong đời sống được Giê-su nhận thức và giảng dạy lại cho tín đồ của mình. Tuy nhiên, theo Kinh thánh, nhân quả chung cuộc vẫn là qua sự phán xét của Chúa. Nhưng ngày nay, để thay thế vai trò phán xét này, các quan tòa đã thực hiện nhiệm vụ phán xét của mình ở tất cả mọi lãnh vực liên quan, trong đó đã thụ lý nhiều vụ kiện liên quan đến vấn nạn lạm dụng tình dục các nữ tu hay ấu dâm của quí ông linh mục, và sự việc này là khá phổ biến trên toàn thế giới ngày nay.

Hiện nay, trên các trang mạng Công giáo, và ngay cả Phật giáo cũng đề cập đến thuyết nhân quả trong đạo Thiên chúa. Các câu trích dẫn thường đặt ngoài ngữ cảnh nên xem dường như có sự tương đồng đối với giáo lý của các tôn giáo, tín ngưỡng hay tục ngữ dân gian khác. Sự đề cập đến luật nhân quả của đạo Chúa là một cách tiếp cận để hòa nhập vào nền văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam, cũng như bản sắc dân tộc qua nhiều hình thức như áo dài khăn đóng , áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ cho bà Maria, nhà thờ trông giống như chùa hay dưới các hình thức văn hóa nghệ thuật, kiến trúc, hội họa khác v.v.. để làm gì thì có lẽ ai từng đọc bản tin nói về việc tổ chức mừng ngày Khánh nhật Truyền giáo ở tổng giáo phận Huế tháng 10-2011 vừa qua cũng rõ.

Giáo hội mong muốn tăng cao số lượng người Công giáo trong nước [5]



SG, tháng Giêng 2012

Nguyễn Trí Cảm

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

HÀNG GIÁO PHẨM LÀ AI VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM GÌ TRONG GIÁO HỘI?


Hỏi: xin cha giải thích rõ:

I- Trách nhiệm và quyền hạn của Đức Thánh Cha, Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục chính tòa, Giám mục Phó và Giám mục phụ tá.

II- Thế nào là những cuộc thăm viếng mục vu của các Giám mục?



Trả lời:

I- Hàng Giáo Phẩm:

Nói đến Hàng Giáo Phẩm (Hierachy) trong Giáo Hội Công Giáo là nói đến vai trò và trách nhiệm của Đức Thánh Cha, các Hồng Y , các Tổng Giám mục, Giám mục, Linh mục và Phó tế trong Giáo Hội.

Có hai tiêu chuẩn để nhận rõ vai trò và trách nhiệm của Hàng Giáo Phẩm như sau:

1- Trước hết là tiêu chuẩn chức thánh (Holy Orders) -Với tiêu chuẩn này, Hàng Giáo Phẩm gồm có các Giám Mục, Linh mục và Phó Tế. Trong trật tự này, thì chức Giám Mục là chức thánh cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo Đông Phương (Eastern Ỏrthodox Churches) chức Phó Tế là chức thấp nhất. Các Hồng Y và chính Đức Thánh Cha cũng chỉ có chức Giám Mục mà thôi nhưng với quyền hạn và trách nhiệm lớn hơn mọi Giám mục khác. Giám mục, linh mục và Phó tế thuộc hàng giáo sĩ (clergy) nhưng chỉ có Giám mục và Linh mục thuộc hàng Tư Tế (sacerdos) để dâng Thánh Lễ Tạ Ơn (Eucharist) mà thôi (x.Lumen Gentium số 28). Đây là hàng Giáo Phẩm xét theo cấp độ chức thánh được lãnh nhận hợp pháp và thành sự ( validly and licitly ) trong Giáo Hội. Thành sự và hợp pháp có nghĩa là chỉ có Giám mục đã được chịu chức hợp pháp và thành sự mới có thể truyền chức hợp pháp và thành sự cho các phó tế, linh mục thuộc quyền mình và truyền chức Giám mục, linh mục hay phó cho người khác khi được yêu cầu. Nhưng muốn truyền chức Giám mục hợp pháp (licitly) cho ai thì phải có phép của Đức Thánh Cha chọn linh mục nào đó lên hàng Giám mục. Nếu không có phép hay ủy nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng thì việc truyền chức là bất hợp pháp ( illicitly) mặc dù vẫn thành sự (validly). Trong trường hợp này, thì người truyền chức và người chịu chức đều tức khắc bị vạ tuyệt thông tiền kết. (x. Giáo luật số1382)

2- Tiêu chuẩn thứ hai là quyền tài phán (Jurisdiction): với quyền tối cao này, đứng đầu Hàng Giáo Phẩm là Đức Thánh Cha, người kế vị Thánh Phêrô trong sứ mệnh lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ với sự cộng tác, hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của Giám mục Đoàn (College of Bishops) trực thuộc. (x. giáo luật số 331). Thi hành quyền tài phán tối cao này, Đức Thánh Cha bổ nhiệm, thuyên chuyển hay chế tài các giám mục trong toàn Giáo Hội thuộc quyền cai quản của ngài trong nhiệm vụ coi sóc các Giáo Hội địa phương ( Local Churches) tức các Giáo phận ( Diceses) ở các quốc gia trên thế giới, hay đảm trách những công việc quan trọng trong Giáo Triều Rôma ( Roman Curia). Như thế, các Giám mục trong toàn Giáo Hội chỉ trực tiếp chịu trách nhiệm trước Đức Thánh Cha mà thôi.

Trên hết, Đức Thánh Cha, vị Đại Diện duy nhất ( Vicar) của Chúa Kitô trên trần thế, không những có trách nhiệm lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ mà còn có quyền công bố với ơn bất khả ngộ những tín điều (dogmas) và những giáo huấn về luân lý ( morals) buộc mọi tín hữu trong Giáo Hội phải tin và thi hành cho được rỗi linh hồn.



II- Trách nhiệm và quyền hạn của các vị trong hàng Giáo Phẩm:

Giám mục là những người kế vị các Thánh Tông Đồ trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng, dạy dỗ chân lý đức tin, thánh hóa và cai quản đoàn chiên được trao phó cho mình. Giám mục phải do chính Đức Thánh Cha bổ nhiệm, thuyên chuyển và chế tài. Nghĩa là mọi Giám mục đều trực tiếp chịu trách nhiệm với Đức Thánh Cha như đã nói ở trên.

Với chức thánh cao nhất này, các giám mục được chia sẻ trọn vẹn Chức Linh Mục đời của Chúa Kitô ( cf. LG số 26) trong khi linh mục chỉ được chia sẻ một phần Chức Linh Mục tối cao này. Nhưng " cũng hiệp nhất với Giám mục trong tước vị tư tế" ( cf .LG, số. 28)

Về trách nhiệm và quyền hạn thì Giám mục được phân loại thành Giám mục Giáo phận hay chính tòa, Giám mục hiệu tòa, Giám mục phó và Giám mục phụ tá.

Từ hàng ngũ Giám mục và Linh mục ( xuất sắc) Đức Thánh Cha chọn các Hồng Y ( Cardinals) để thi hành hai nhiêm vụ quan trong sau đây:

1- Làm cố vấn cho Đức Thánh Cha trong việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ.

2- Chỉ có các Hồng Y dưới 80 tuổi mới được đi bầu Giáo Hoàng mới, sau khi Đức Thánh Cha đương kim qua đời. Các Hồng Y vào Mật Hội (Conclave) để bầu tân Giáo Hoàng thì ai cũng có khả năng được bầu vào chức vụ tối cao này. Nghĩa là các ngài vừa là cử tri (elector) vừa là ứng viên có khả năng được bầu, nhưng không ra ứng cử ( potential candidates). Hồng Y là tước hiệu ( Title) chứ không phải là chức thánh. Nếu Tân Giáo Hoàng được bầu mà không có chức Giám Mục thì Hồng Y Niên Trưởng phải truyền chức Giám Mục cho ngài trước khi đăng quang ( cf. giáo luật số 355& 1) Nhưng cho đến nay, việc này chưa từng xẩy ra vì các Hồng Y không có chức Giám mục ( tức các Linh mục được phong tước Hồng Y, một truyền thống vẫn có cho đến nay) thì thường được tấn phong Giám mục sau khi được phong tước Hồng Y. ( Giáo luật số 351 & 1)

Hồng Y họp lại thành Hồng Y Đoàn (College of Cardinals) do một vị làm niên trưởng (Dean). Các Hồng Y cũng chỉ chịu trách nhiệm trước Đức Thánh Cha mà thôi. Các ngài thường được cử giữ các chức vụ quan trọng, như đứng đầu các Bộ hay cơ quan trọng yếu trong Giáo Triều Rôma , như Bộ Giáo Lý Đức Tin, Bộ Truyền Giáo, Bộ Giám Mục, Bộ Tu Sĩ.... Các Hồng Y ở ngoài Giáo Triều, thì thường là các Tổng Giám Mục đang coi sóc các Tổng Giáo Phận lớn trên thế giới như Milan, Paris, Manilla, New York, Washington, Los Angeles, Houston, Sydney, Hà nội, Saigon... Nhưng khi đến 75 tuổi, thì các Hồng Y đang giữ các trọng trách trong hay ngoài Giáo Triều Rôma đều phải xin từ chức. (x giáo luật số 354)

a- Tổng Giám Mục (Archbishops) cũng là Giám mục được bổ nhiệm đứng đầu một Giáo Tỉnh hay Tổng Giáo Phận ( Archdiocese). Ngài cũng là Giám mục chính tòa ( Ordinary) của Giáo Phận mình như các Giám mục Giáo Phận khác. Việt Nam có 3 Tổng Giáo Phận là Hà Nội, Huế và Saigon. Tổng Giáo Phận hay Giáo Tỉnh ( Ecclesial Province) gồm có một số giáo phận trực thuộc, gọi là các Địa phận hạt ( Suffragan Dioceses). Nhưng Tổng Giáo mục không có quyền nào trên các Giám mục trong Giáo Tỉnh của mình, mà chỉ có trách nhiệm " canh chừng để đức tin và kỷ luật Giáo Hội được tuân hành chu đáo, và thông báo cho Đức Thánh Cha về những sai trái hay lạm dụng nếu có,". Ngoài ra, Tổng Giám Mục có thể bổ nhiệm giám quản cho một giáo phận thuộc Giáo Tỉnh của mình đang trống tòa, vì giám mục chính tòa qua đời mà chưa có người lên thay. ( x.giáo luật số 436 &1,2). Sau nữa, Tổng Giám Mục được phép cử hành nghi lễ đại trào ( Pontifical Mass) với mũ ( mitre) gậy ( crosier) và dây Pallium trong các Thánh đường ở các giáo phận thuộc Giáo tỉnh của mình. Nhưng khi ra ngoài giáo tỉnh, thì Tổng Giám Mục không được cử hành lễ đại trào với mũ, gậy và đeo dây Pallium ở địa phận khác.

b- Giám mục Giáo Phận hay chính tòa (Diocesan Bishop or Ordinary) là Giám Mục được bổ nhiệm để coi sóc một Địa phận (Diocese) tức là Chủ chăn của một Giáo hội địa phương (local church) hiệp thông trọn vẹn với Đức Thánh Cha là Chủ chăn và là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ (Universal Church)

c- Giám Mục hiệu tòa (titular bishop) là giám mục không có nhiệm vụ chính thức coi sóc một Địa phận nào.

d- Giám mục Phó (Coadjutor) là Giám mục có quyền kế vị (lên thay thế) Giám mục chính tòa khi vị này từ chức về hưu hay bất ngờ qua đời.

e- Giám mục Phụ tá (Auxiliary bishop) là Giám mục được bổ nhiệm để phụ giúp Giám mục chính tòa trong việc điều hành giáo phận. Giám mục phụ tá không có quyền kế vị khi giám mục giáo phận từ chức hay qua đời. (giáo luật số 375-410)

Như thế, Giám mục, tuy chức thánh bằng nhau, những quyền hạn và trách nhiệm khác nhau từ trên xuống dưới như nói ở trên.

f- Linh mục; là công sự viên đắc lực của Giám mục trong sứ mệnh rao giảng, dạy dỗ chân lý và coi sóc giáo dân được trao phó cho mình. Linh mục tùy thuộc hoàn toàn Giám mục của mình để thi hành mọi sứ vụ linh mục và mục vụ ( priestly and pastoral ministries). Nghiã là nếu không có phép (năng quyền = faculties) của Giám mục, thì không linh mục nào được thi hành trách nhiệm mục vụ của mình, dù có chức linh mục. Đó là trường hợp các linh mục bị tạm ngưng thi hành tác vụ, hay còn quen gọi là bị "treo chén" ( Suspension of faculties)

g- Phó tế : được truyền chức để phụ giúp Linh mục trong các thánh vụ như công bố và chia sẻ lời Chúa ( Phúc Âm) phụ giúp Bàn thánh, chứng hôn, cử hành nghi thức an táng và rửa tội cho trẻ em theo yêu cầu của cha xứ.



III-Trách nhiệm mục vụ của Giám mục giáo phận:

Do thánh chức và năng quyền (order &competence) được lãnh nhận, các giám mục giáo phận hay chính tòa có nhiệm vụ dạy dỗ, thánh hóa và cai quản một Giáo Phân (Địa Phận=Diocese) được trao phó cho mình. Trong nhiệm vụ giảng dạy chân lý, Giám mục phải giảng dạy đúng giáo lý tinh tuyền của Giáo Hội- chứ không phải giáo lý của riêng mình- trong tinh thần vâng phục và hiệp thông trọn vẹn với Giám mục Rôma, tức Đức Thánh Cha là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.

Trong trách nhiệm giảng dạy này " các Giám mục phải cố gắng hết sức để các công cuộc rao giảng Phúc Âm và hoạt động tông đồ được các tín hữu nhiệt liệt nâng đỡ và cổ võ... luôn luôn lo lắng cho các Kitô hữu thấu hiểu và sống sâu xa hơn mầu nhiệm Phục Sinh thế nào để, nhờ bí tích Thánh Thể, họ tạo thành một Thân Thể liên kết rất chặt chẽ trong tình bác ái duy nhất của Chúa Kitô ( x.Sắc Lênh về Nhiệm vụ của các Giám Mục, số 6, 14).

Trong nhiệm vụ mục vụ, Giám mục Giáo Phận phải mở những cuộc thăm viếng mục vụ, còn gọi là kinh lược (Pastoral visitations) để viếng thăm các giáo xứ trong toàn Địa Phận của mình để thăm và cử hành các bí tích, đặc biệt là bí tích thêm sức, cho giáo dân được trao phó cho mình coi sóc. Nếu vì lý do gì không thể đích thân đi kinh lược được, thì giám mục chính tòa có thể ủy thác cho giám mục phó hay giám mục phụ tá làm việc này (nếu có các vị này trong giáo phận) (giáo luật số.396). Như thế có nghĩa là chỉ trong giáo phận của mình, giám mục chính tòa mới có trách nhiệm thăm viếng mục vụ mà thôi. Ngoài phạm vi giáo phận, Giám mục không có trách nhiệm mục vụ nào đối với đoàn chiên không thuộc quyền coi sóc của mình.

Nói rõ hơn, trong Giáo Hội, cụm từ “thăm viếng mục vụ” chỉ được dùng đúng nghĩa, để chỉ những công vịệc thăm viếng giáo dân mà một giám mục phải làm vì bổn phận và theo giáo luật (x giáo luật số 396 & 1) Ngay cả việc cử hành các nghi lễ giáo chủ hay đại trào (Pontifical Mass) với đầy đủ phẩm phục giáo chủ gồm mũ (mitre) và gậy (crozier), giám mục cũng chỉ được phép cử hành trong phạm vi giáo phận của mình mà thôi. Khi ra khỏi giáo phận, nếu muốn cử hành nghi lễ này ở nơi thuộc giáo phận khác, thì giám mục khách cũng cần có sự đồng ý trước, tức là phải xin phép giám mục bản quyền địa phương (local ordinary - giáo luật số 390). Trừ Tổng Giám mục (Archbishop), thì được phép cử hành nghi lễ đại trào và đeo dây "Pallium" trong bất cứ thánh đường nào thuộc phạm vi Tổng Giáo Phận, hay Giáo Tỉnh thuộc quyền như đã nói ở trên.( giáo luật số 437 &2)). Hồng Y thì được quyền cử hành nghi lễ đại trào ở bất cứ nơi nào trong toàn Giáo Hội.

Như vậy, không thể gọi bất cứ cuộc viếng thăm nào của một giám mục ở ngoài phạm vi địa phận của mình là thăm viếng mục vụ được, vì không có giám mục nào có trách nhiệm này theo giáo luật.

Chỉ riêng một mình Đức Thánh Cha, với tư cách là Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, thì đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới có giáo dân công giáo, ngài cũng đến vì mục đích thăm viếng mục vụ dành cho đoàn chiên thuộc quyền chăn dắt tối cao của mình. Trái lại, các giám mục, dù đến thăm một công đoàn, hay giáo xứ có giáo dân từng thuộc đoàn chiên cũ của mình ở địa phận nhà, thì cuộc viếng thăm này cũng chỉ có tinh chất cá nhân thân hữu (private visitation) mà thôi, chứ không có mục đích mục vụ nào cả, vì các giáo dân đó nay đang thuộc quyền mục vụ của giám mục địa phương rồi. Cụ thể, các giáo dân thuộc nhiều địa phận cũ ở Việt Nam nay đang sinh sống ở Hoa Kỳ thì đều thuộc quyền mục vụ của Giám mục địa phương nơi họ đang sống đạo chung với giáo dân địa phương , nên chỉ phải vâng phục Đấng bản quyền địa phương đó mà thôi. Do đó, phải tuân theo mọi qui luật về phụng vụ ở địa phận mình trực thuộc. Nghĩa là không thể nói tôi là tín hữu Việt Nam nên chỉ theo luật phụng vụ bên Việt Nam về các ngày lễ buộc, hay Tết dân tộc. Nếu muốn cử hành lễ riêng trong dịp Tết Việt Nam, thì phải xin phép giáo quyền địa phương, chứ không được tự tiện áp dụng luật phụng vụ bên Việt Nam về các ngày Tết dân tộc ở bất cứ quốc gia nào bên ngoài Việt Nam được.

Vậy xin lưu ý kỹ những điều trên đây, để không lẫn lộn khi dùng những cụm từ chỉ tước vị hay nhiêm vụ thực sự của các giám mục trong Giáo Hội. Nghĩa là không nên gọi giám mục phụ tá là giám mục phó hay ngược lại, cũng như không thể dùng cụm từ “thăm viếng mục vụ” cho bất cứ cuộc viếng thăm nào của các giám mục từ địa phận này đến địa phương khác.

Ngay cả đối với các linh mục, thì nhiệm vụ mục vụ và sứ vụ linh mục (pastoral duties and priestly ministries) cũng chỉ được thi hành hợp pháp trong phạm vi giáo phận của mình, nơi linh mục đã lãnh nhận năng quyền (faculty) từ giám mục của mình mà thôi. Khi ra khỏi địa phận, nếu muốn thi hành sứ vụ linh mục ở đâu trong một thời gian lâu dài sau một tháng, thì linh mục phải xin năng quyền ấy nơi giáo quyền địa phương. (Có nhiều nơi đòi phải xin sau một hay hai tuần lễ tạm trú, hoặc xuất trình chứng minh thư là linh mục đang có năng quyền ở địa phận khác, muốn xin đồng tế trong một nhà thờ ngoài địa phận mình). Nghĩa là không linh mục nào được đến cử hành thánh lễ, và ban các bí tích ở địa phương khác mà không có phép của Đấng bản quyền sở tại. Nhưng trong trường hợp nguy tử, thì mọi linh mục đều được phép rửa tội, xức dầu và giải tội ở bất cứ nơi nào có nhu cầu này trong lúc mình đang có mặt ở đó (giáo luật số.976)

Đó là những điều giáo dân cần biết để hiểu về vai trò và nhiệm vụ của Hàng Giáo Phẩm trong Giáo Hội Công Giáo.



Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Tác giả: Lm. PX. Ngô Tôn Huấn

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Từ Hồng Y Tarcisio Bertone ĐẾN TÔNG HUẤN Á CHÂU


Từ Hồng Y Tarcisio Bertone
ĐẾN TÔNG HUẤN Á CHÂU

Việt Thường
nguồn: http://giaodiemonline.com/2008/02/tonghuan.htm

Về vụ TGM Ngô Quang Kiệt xách động giáo dân thắp nến cầu nguyện và mang kìm búa đến phá trụ sở của vài cơ quan Nhà Nước trong khu vực tòa Khâm sứ cũ, Vatican đã chính thức lên tiếng qua bức thư của Hồng Y Tarcisio Bertone gửi ông Ngô Quang Kiệt vào ngày 30/1/2008 vừa qua (http://www.sachhiem.net/TONGIAO/Vatican.php).


Trong văn thư nầy, Hồng Y Bertone tỏ ý lo ngại là “nếu cứ tiếp tục tụ họp như vậy có thể chỉ gây thêm lo âu, vì, như thường thấy trong các trường hợp tương tự, việc không kiểm soát được tình hình và biến những buổi tụ họp ấy thành bạo động trong lời nói cũng như hành động là một nguy cơ thực sự” . Thực tế là chuyện này không còn là “nguy cơ” nữa mà chỉ sau mấy ngày “cầu nguyện”, bạo động do giáo dân gây nên đã thực sự xảy ra. Hồng y còn khuyên ông Kiệt hãy “can thiệp, để tránh được những hành động có thể gây mất trật tự chung và giúp tình hình trở lại bình thường. Nhờ đó, trong bầu khí lắng dịu hơn, việc đối thoại với các cấp Chính Quyền sẽ được nối lại, để tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề tế nhị này.”




Hồng Y Bertone cũng hứa với TGM Ngô Quang Kiệt rằng “Tòa Thánh sẽ luôn truyền đạt những khát vọng chính đáng của người công giáo Việt Nam lên Chính Phủ của nước Ngài.”






"Phần cập nhật ngày 02 tháng Giêng, 2008:


Ngài Tổng Ngô Quang Kiệt vâng lệnh Chủ Chăn, trong niềm khấp khởi, gửi cho đàn chiên non một bức Tâm Thư mới đăng trong sachhiem.net có đoạn như sau:


..Qua bức thư hiệp thông của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, anh chị em cũng biết rằng Đức Thánh Cha Bênêđictô và Tòa Thánh luôn ở bên chúng ta. Và kết quả cuối cùng sẽ tốt đẹp như lòng chúng ta mong ước ..."


Vậy những người này có phải là "một phần máu thịt" của dân tộc ta (như một vài người đã ra ngoài hiện thực và "thi vị" hóa câu nói) hay chỉ là những tế bào ung thư cần phải mổ phăng đi để cứu lấy các bộ phận khác trong cơ thể dân Việt?


Trước hết, lời hứa nầy xác định một điều rất rõ ràng, không còn chối cải gì nữa: Người công giáo “việt nam” là công dân của một nước khác cho nên mới được “chính phủ nước ngoài” (ở đây là tòa thánh Vatican) thay mặt để “truyền đạt khát vọng” ở cấp nhà nước lên chính phủ Việt Nam.


Nói cách khác, người Công giáo Việt Nam thật ra chỉ là … “Vatican kiều”, cũng như Mỹ kiều, Ấn kiều, Pháp kiều đang tạm trú trên quốc gia Việt Nam, khi có vấn đề với chính quyền sở tại thì được chính phủ mẩu quốc can thiệp. Minh họa cho rõ hơn, nếu một ông Nguyễn văn Xoài nào đó ở phố Tràng Tiền Hà Nội có tranh chấp đất đai với Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm thì sẽ chẳng có chính phủ nước ngoài nào can thiệp cho ông ta cả, mà vấn đề sẽ được giải quyết giữa người Việt Nam với nhau, theo luật pháp hiện hành của Việt Nam. Vì ông Xoài là người Việt Nam chứ không phải công dân Vatican, hay Mỹ, hay Ấn, hay Pháp … (Điều nầy cũng giải thích vì sao người công giáo Việt Nam rất thoải mái và hãnh diện sử dụng hai danh từ “dân Chúa” và “nước Chúa” thay vì “dân Việt” và “nước Việt”).


Ngoài ra, chúng tôi cũng hi vọng Hồng Y biết đến một chút lịch sử về vấn nạn tòa Khâm sứ và xét xem việc đòi đất tòa Khâm sứ có phải là khát vọng “chính đáng” của người công giáo Việt Nam hay không? Hồng Y cũng cần để ý đến dư luận của quần chúng Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, mà tuyệt đại đa số cho rằng việc đòi đất tòa Khâm sứ vừa không có căn bản pháp lý và hợp lý, vừa là một thách thức văn hóa và lịch sử với dân tộc Việt Nam.


Ngay sau khi bức thư của Hồng Y Bertone gửi cho TGM Ngô Quang Kiệt, nghĩa là một vấn đề nội bộ công giáo, và chưa có tiếng nói chính thức nào đối với chính quyền Việt Nam, thì ở hải ngoại, trang nhà công giáo Vietcatholic đã tung tin là Nhà Nước Việt Nam sẽ nhượng bộ và sẽ hoàn trả tòa Khâm sứ cho công giáo sử dụng để tỏ thiện chí và lòng kính trọng đối với giáo hoàng, coi như sự đã rồi (fait accompli). Chúng tôi nghĩ rằng Nhà Nước Việt Nam đã tỏ quá nhiều thiện chí trong vụ việc này rồi, nhưng còn Nhà Nước có cần phải tỏ lòng kính trọng giáo hoàng hay không, và giáo hoàng có đáng để cho Nhà Nước kính trọng hay không, thì đó lại là chuyện khác, hoàn toàn khác.


Xét đến những lời phát ngôn của giáo hoàng về các tôn giáo khác, nhất là về Phật giáo trước đây, thì Nhà Nước không có lý do gì để mà kính trọng một con người như vậy cả.


Trước dư luận quần chúng về vụ việc đòi đất tòa Khâm sứ, chúng tôi nghĩ Nhà Nước Việt Nam sẽ không đi ngược lòng dân để mà chiều theo ý đồ bất chính của những đứa con hoang trong đại khối dân tộc. Vả chăng, sự nhượng bộ của Nhà Nước đối với một thiểu số quần chúng sẽ tạo ra những hậu quả dây truyền không thể tránh được mà Nhà Nước phải đối phó với rất nhiều khó khăn nếu không muốn nói là không thể đối phó.


Xét những biến động và tranh chấp có dính líu đến Vatican trong lịch sử cận đại, ta có thể thấy rằng Hồng Y Bertone viết thư khuyên răn TGM Ngô Quang Kiệt như trên là chỉ vì muốn nhường một bước để đẩy mạnh sự thiết lập bang giao giữa Vatican và Nhà Nước Việt Nam. Sau khi có bang giao rồi thì không ai có thể tính được bước kế tiếp của Vatican để thao túng chính trường Việt Nam như thế nào. Và khi đó, những hành động của công giáo Việt Nam, bất kể là như thế nào, sẽ được Vatican ủng hộ và can thiệp với tất cả áp lực của một quốc gia nửa thế tục nửa tôn giáo.


Cứ đọc Tông huấn Á châu (Ecclesia in Asia) của giáo hoàng Gioan Phaolồ 2, một văn kiện thiết kế chiến lược truyền đạo đầy thủ đoạn của Vatican tại các nước châu Á, thì sẽ thấy kế hoạch tiêu diệt các nền văn hóa bản địa và khuynh loát quyền lực chính trị địa phương của Vatican như thế nào đối với các nước như Việt Nam.


Hi vọng Nhà Nước Việt Nam có đủ sáng suốt để trước hết, ý thức thật rõ Việt Nam đang phải đối phó với thế lực nào, từ đó cân nhắc thật kỹ những động thái chính trị và ngoại giao với Vatican hầu có những quyết định hợp lý, hợp với lòng dân, và hợp với dòng lịch sử của Việt Nam, và nhất là giữ uy tín của Nhà Nước đối với người dân.


Xin trích đăng một phần của bài viết “THIẾT LẬP BANG GIAO VỚI VATICAN - VÀI SUY NGHĨ TỪ GÓC ĐỘ TRIẾT LÝ NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM” của tác giả Phạm Phú Bổn. Bài nầy phân tích Tông Huấn Á châu với Việt Nam như mục tiêu hàng đầu của Vatican:








Tông huấn Á châu (Ecclesia in Asia)


– Thủ tiêu văn hóa bản địa







Tại Á châu (nơi số tín đồ Công giáo chiếm 2.2% trên tổng số 3.3 tỉ người), chính sách ngoại giao của Holy See nằm trong một sách lược truyền đạo tổng thể được chỉ đạo bởi văn kiện “Ecclesia in Asia” (Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á), do chính Giáo hoàng Gioan-Phaolồ II chính thức ban hành nhân chuyến công du mục vụ tại Ấn Độ vào tháng 11 năm 1999. Trong số các quốc gia Á châu, Việt Nam sẽ là đối tượng hàng đầu của Tông Huấn nầy vì ba lý do chính đã tạo hoàn cảnh chín mùi cho kế hoạch truyền đạo của Vatican:


i. Lịch sử gần 400 năm hình thành đầy oan trái của giáo hội Việt Nam địa phương, đặc biệt lên đến cao điểm dưới chế độ kỳ thị tôn giáo Ngô Đình Diệm, vẫn còn hằn in những vết thương sâu dài chưa kết thành sẹo mà dân tộc Việt Nam không thể nào quên được.


ii. Số lượng tín đồ cuồng tín đứng hàng thứ nhì tại châu Á (sau Phi Luật Tân), nhưng lại đứng hàng thứ nhất thế giới về số 117 “thánh tử đạo” do chính cố Giáo hoàng Gioan Phaolồ II gấp rút tấn phong hàng loạt chỉ trong vòng một năm.


iii. Chế độ chính trị Xã hội Chủ nghĩa “vô thần” đương quyền đang tiếp tục “đổi mới” kinh tế với tất cả những yếu kém hoặc sơ hở xã hội và cạm bẫy văn hóa để tìm cách hội nhập theo cung cách Tây phương vào xu thế toàn cầu hóa.


Ta biết rằng “Tông Huấn” là văn kiện mang tính chất giáo huấn của Giáo hoàng (vị “chăn dắt chủ chiên”) cho các vị chức sắc giáo phẩm và tín đồ (“con chiên”) tuân theo mà làm. Nội dung của Tông Huấn Á châu đề cập đến từ những vấn đề lớn như kinh tế, chính trị, xã hội đến những vấn đề nhỏ như nợ nước ngoài, thông tin đại chúng, môi trường. Thậm chí cả những vấn đề nhỏ như AIDS, mại dâm, ma túy ...cũng được nhắc đến. Tuy nhiên, trọng điểm của Tông Huấn dĩ nhiên là vấn đề văn hóa, nhấn mạnh một số tiền đề lý luận, các nhận thức văn hóa chỉ hướng, và những phương thế tiếp cận với văn hóa Á châu để thủ tiêu, rồi thay thế, những nền văn hóa bản địa nầy:


▪ Ngay từ phần nhập đề, bất chấp hệ quy chiếu lịch sử – nhân văn rằng cách đây 2000 năm chưa có một thực tại địa lý gọi là “Á châu”, Tông Huấn đã xác nhận chắc nịch một tiền đề nửa thần học nửa lịch sử rằng Thật vậy, chính tại châu Á, ngay từ đầu, Thiên Chúa đã mặc khải và thực hiện ý định cứu độ của Ngài ... Ngài sai con duy nhất của mình xuống, là Đức Giêsu Cứu Thế mang hình hài người Á châu.Tiền đề khiên cưởng nầy rất cần thiết cho Tông Huấn, sau nầy, đóng chốt một kết luận rất hàm hồ nhưng cũng rất hấp dẫn vừa cho cả “dân Chúa” lẫn “dân ngoại”: Chúa đã có mặt nơi các dân tộc ấy một cách nào đó rồi . . . mà chỉ có Chúa mới biết (Số 21). Tiền đề đó cũng là một lời hiệu triệu động viên và kích thích các thừa sai rằngKhông cá nhân nào, không dân tộc nào, không văn hóa nào có thể dửng dưng trước tiếng gọi của Đức Giêsu (Số 14).


▪ Cũng trong phần nhập đề nầy, đoạn số 1 với tiêu đề Kế hoạch kỳ diệu của Thiên Chúa tại châu Á, Tông Huấn mô tả quá trình truyền đạo và vạch ra mục tiêu của Giáo hội tại Á châu như sau: Nếu trong thiên niên kỷ thứ nhất, thánh giá đã được trồng trên đất Âu châu, trong thiên niên kỷ thứ nhì, thánh giá được trồng trên đất Mỹ châu và Phi châu, thì chúng ta có thể cầu xin trong thiên niên kỷ thứ ba, Giáo hội sẽ gặt được một mùa gặt lớn trên lục địa vừa rộng lớn vừa tràn trề sức sống nầy. (Số 1). Điểm đáng nói là Tông Huấn đã tránh không đề cập đến quá trình trồng thánh giá đó đã diển ra bằng những cuộc thánh chiến đẫm máu, bằng những tòa án dị giáo độc ác, bằng những giáo triều dâm loạn và hiếu sát ... đã đẩy Âu châu vào Thời đại tăm tối (Dark Age) và đã tiêu diệt văn hóa, cưởng chiếm đất nước của bao nhiêu dân tộc tại Nam và Trung Mỹ. Lại càng không nhắc gì đến tình trạng suy sụp và khủng hoảng nội sinh hiện nay của Giáo hội Công giáo La Mã tại Bắc Mỹ và Âu châu mới thật sự là lý do chính để Giáo hội ... di tản chiến thuật qua châu Á nghèo nàn về kinh tế nhưng phong phú và sung mãn về tôn giáo !


▪ Sau đó, bằng thái độ ngạo mạn của tâm cảnh đế quốc thần quyền của thế kỷ thứ 17, Tông Huấn đánh giá tình trạng tôn giáo tại Á châu như sau: Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Bái Hỏa giáo (Zoroastrianism), đạo Giaina (Jainism), đạo Sikh và Thần đạo (Shintoism). Các giá trị tôn giáo mà các đạo ấy giảng dạy thì đang chờ được hoàn thành trong Đức Giêsu Kitô (Số 6); và xác định một khả thể rằng Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo thật sự đều đang khai sáng mọi người ... điều ấy không loại trừ việc họ được kêu gọi đến nhận lãnh đức tin và phép Rữa như Chúa hằng mong muốn hết cho mọi người (Số 31). Hai đánh giá hoang tưởng đó là để Tông Huấn đi đến một kết luận khiên cưỡng khác rằng ẩn sâu trong các dân tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo Á châu nầy luôn luôn có một sự khao khát “nước hằng sống”, một sự khao khát do chính Chúa Thánh Thần khơi dậy và chỉ mình Đức Giêsu Cứu Thế mới có thể thỏa mãn (Số 18). Trắng trợn hơn, đoạn số 2 của Tông Huấn còn viết: Đức Kitô là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Ngài là đấng cứu chuộc duy nhất của thế giới, khác hẳn vói các vị sáng lập các tôn giáo khác. (Số 2) ... Các giá trị tôn giáo mà các đạo ấy giảng dạy đang chờ được hoàn thành trong Đức Giêsu Kitô (Số 6).


▪ Còn về mặt chính trị thì Tông Huấn phân tích rằng Tại Á châu ngày nay, tình hình chính trị vô cùng phức tạp, với đủ mọi ý thức hệ, từ những hình thức chính phủ dân chủ đến những hình thức cai trị thần quyền, các chế độ độc tài quân sự và các ý thức hệ vô thần đang có mặt rất rõ ... tại một số nơi, Kitô hữu không được phép giới thiệu Đức Giêsu cho người khác (Số 8) để, từ đó và do đó, cất lên lời hiệu triệu xuất quân chính trị rằng ... khắp nơi tại châu Á, càng ngày người ta càng ý thức hơn rằng mình có khả năng thay đổi những cơ chế bất công đó ... ngày càng có nhiều người đòi hỏi tham gia chính phủ ... Chúa Thánh Thần luôn giúp đở và hổ trợ các nỗ lực của dân chúng muốn thay đổi xã hội nhằm thỏa mãn khát vọng của họ là được sống dồi dào hơn như Chúa hằng mong muốn (Số 8).


▪ Sau đó, trên cơ sở quyền năng của Chúa Thánh thần biến đổi , tái tạo xã hội và văn hóa loài người ... gieo hạt giống chân lý vào các dân tộc, tôn giáo, văn hóa và triết lý của họ (Số 15) và, đi xa hơn, Chúa Thánh thần thống nhất mọi hạng người với những phong tục tập quán khác nhau (Số 17) ... Chúa Thánh thần từng hoạt động tại châu Á (Số 18), Tông Huấn nhìn nhận rằng Vấn đề cho Kitô giáo gặp gở các văn hóa và tôn giáo lâu đời của địa phương đã trở nên cấp thiết. Đây là một thách đố lớn đặt ra cho việc phúc âm hóa, nhưng là loại thách đố dễ giải quyết vì các hệ thống tôn giáo ở đây như Phật giáo, Ấn Độ giáo đã mang tính chất cứu độ rõ rệt. Đánh đồng ý niệm (mỗi người) tự độ của Phật giáo với (chỉ Thiên Chúa mới) cứu độ của Công giáo, cũng như cố tình quên đi rằng nội dung cốt lỏi của Phật giáo là giải thoát chứ không phải cứu độ (Phật thuyết: “Cũng như nước đại dương chỉ có một vị mặn, giáo pháp của ta chỉ có một vị là giải thoát”), Giáo hội Công giáo La Mã đã nhập nhằng đánh đồng các giá trị của tôn giáo Á châu với giá trị của Kitô giáo để dễ ... truyền đạo ! Ta đã thấy sự nhập nhằng gian dối nầy nơi một số Linh mục và giáo dân Việt Nam trong nỗ lực đồng hóa Thiên Chúa với khái niệm “Trời” và “Ngọc hoàng Thượng đế” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, cũng như một Linh mục giáo sư Việt Nam đoan quyết rằng thi hào Nguyễn Du đã được gợi hứng từ ... Kinh thánh để sáng tác ra Truyện Kiều !


▪ Cuối cùng là phương pháp tiến hành mùa gặt lớn: Về chính trị thì vung lá bài hai mặt đánh đánh – đàm đàm vừa đòi hỏi tham gia chính phủ nhưng lại vừa phát động việcthay đổi cơ chế , về tôn giáo thì liên tôn để cải đạo người dân trên quan điểm Kitô giáo, đối thoại liên tôn không phải chỉ là một cách để giúp các bên hiểu biết nhau và làm giàu cho nhau, mà còn là một phần trong chính sứ mạng phúc âm hóa của Giáo hội (Số 31), về xã hội thì núp sau chiêu bài đấu tranh có điều kiện cho công bằng xã hội, Giáo hội phải làm hết sức mình để khắc phục những tệ đoan ấy, để hành động thay mặt những người bị bóc lột nhiều nhất và để tìm cách dẫn những con người nhỏ bé ấy đến với tình yêu của Đức Giêsu (Số 34). Quyết tâm của Tông Huấn đã rõ: Sẽ san bằng đám cỏ văn hóa bản địa để trường kỳ bắt đầu mùa gặt lớn vì Trái tim Giáo hội sẽ không bao giờ nghỉ ngơi bao lâu toàn bộ châu Á chưa tìm được sự nghỉ ngơi trong Đức Kitô (Số 10).


Rõ ràng là nói gì thì nói, làm gì thì làm, Tông Huấn Á châu đã không những vi phạm chủ quyền của các quốc gia Á châu mà còn trịch thượng xem thường các giá trị văn hóa, tôn giáo, triết lý Á châu, và xem tất cả các giá trị nầy như là chướng ngại vật cần thủ tiêu cho tiến trình phúc âm hóa toàn bộ châu Á. Nói như Mac Kher, “Tông huấn Á châu là một lời tuyên chiến chống nền văn hóa Á đông, các tôn giáo Á đông, và xã hội Á đông nói chung, Ấn Độ giáo nói riêng”


Ý đồ của Tông Huấn đã rõ, các mặt trận ngoại giao của Holy See đã bắt đầu, Việt Nam đối trị ra sao ?”






Tài liệu về ECCLESIA IN ASIA (Tông Huấn Á Châu)


http://www.ewtn.com/new_evangelization/asia/synod/exhortation.htm


http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_exhortations/documents/hf_jp-ii_exh_06111999_ecclesia-in-asia_en.html


http://eapi.admu.edu.ph/eapr00/prior.htm


http://eapi.admu.edu.ph/eapr00/pcphan.htm