Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Ngựa ô... thu phí - Bài hát về hiện trạng thu phí giao thông tại Việt Nam




Bạn được gì khi bỏ thuốc lá?



(Dân trí) - Trong vòng 20 phút sau khi bạn hút điếu thuốc cuối cùng, cơ thể của bạn bắt đầu một loạt những thay đổi kéo dài trong hàng năm.
Bạn được gì khi bỏ thuốc lá?

 
 
Nghiện thuốc lá (cũng như nghiện những thứ khác như nghiện rượu, nghiện ma túy hay những thứ ít nghe nói đến như nghiện đường, nghiện sô-cô-la và những thứ mới được đưa thêm vào danh sách nghiện như nghiện game, nghiện net, và một thứ nghiện mới nhất được nhiều người nhắc tới là nghiện sex) không dễ gì mà bỏ.

Nhiều người có quan niệm hút thuốc lá mùa hè sẽ nóng, hút thuốc mùa đông sẽ ấm. Suy nghĩ đó là hoàn toàn sai. Hút thuốc lá làm co mạch máu ngoại vi, nên người hút sẽ không cảm thấy nóng hay ấm hơn gì so với không hút thuốc. Không phải ngẫu nhiên mà đang bàn về thuốc lá lại nói chuyện co mạch máu ngoại vi. Đối với đàn ông có chỗ nhiều lúc cần mạch máu giãn ra và có càng nhiều máu dồn về càng tốt. Nếu giờ do hút thuốc mà mạch máu bị co lại, không có hoặc ít máu dồn về, thì tác hại thế nào không cần phải nói thêm.

Nếu bạn đang hút thuốc mà vẫn tự tin, bỏ thuốc bạn sẽ còn tự tin hơn nữa. Còn nếu bấy lâu không tự tin, mà vẫn hút thuốc, thì bỏ thuốc đi, bạn sẽ tự tin ngay trong vòng 20 phút. Nếu lý do đấy chưa đủ để bỏ thuốc thì mời bạn đọc thêm thông tin dưới đây, trích từ khuyến cáo không nên hút thuốc của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, còn hay được biết đến với tên gọi ngắn gọn là “Poster 20 phút”:

Sau khi dừng hút thuốc 20 phút, cơ thể của bạn bắt đầu có một loạt các thay đổi:

20 phút sau khi dừng hút thuốc lá, nhịp tim của bạn trở lại bình thường.

12 giờ sau khi cai thuốc lá, nồng độ khí carbon monoxide trong máu của bạn về mức bình thường.

2 tuần đến 3 tháng sau khi cai thuốc lá, nguy cơ đau tim của bạn bắt đầu giảm; chức năng phổi của bạn bắt đầu cải thiện.

1-9 tháng sau khi cai thuốc lá, bệnh ho và thở hụt hơi của bạn giảm.

1 năm sau khi cai thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh mạch vành do hút thuốc của bạn sẽ giảm một nửa so với người đang hút thuốc.

5 năm sau cai thuốc lá, nguy cơ đột quỵ của bạn giảm xuống bằng mức của người bình thường.

10 năm sau khi cai thuốc lá, nguy cơ ung thư phổi của bạn bằng một nửa của người hút thuốc.
Nguy cơ ung thư miệng, họng, thực quản, bàng quang, thận, tuyến tụy của bạn đều giảm.

15 năm sau khi cai thuốc lá, nguy cơ bệnh mạch vành của bạn bằng ở mức của người không hút thuốc.

TS. BS. Quốc Ngu

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Vatican và một tuần đầy rối ren


(Dân trí) - Vatican đang đối mặt với vụ bê bối ngày càng nghiêm trọng khi chỉ trong một tuần ngắn phải chứng kiến quản gia của Giáo hoàng Benedict bị bắt, chủ tịch ngân hàng Vatican bị sa thải và một cuốn sách mới lên kệ, hé lộ những âm mưu, đấu đá giữa các hồng y.
Quản gia của Đức Giáo Hoàng Paolo Gabriele (dưới, bên trái)
 
Hôm qua là ngày chủ nhật đầy khó khăn của Giáo hoàng, khi ông tổ chức buổi lễ cho công chúng ở nhà thờ thánh St Peter vào ngày được cho là sinh nhật của Chúa. Bởi một ngày trước, thứ bảy, người quản gia riêng của ông, Paolo Gabriele, 46 tuổi, chính thức bị buộc tội ăn cắp tài liệu mật của Giáo hoàng trong vụ bê bối được xem là “Vatileaks” (Ám chỉ đến vụ tiết lộ hàng loạt bí mật quốc gia, đặc biệt là của chính phủ Mỹ, của trang web WikiLeaks hồi năm ngoái). Một số tài liệu tiết lộ về mối quan hệ và tình trạng tham nhũng liên quan đến các hợp đồng với các công ty Italia.

Việc bắt giữ quản gia Paolo Gabriele, người làm việc cho Giáo hoàng từ năm 2006 và là một trong số ít người phục vụ riêng cho Ðức Giáo Hoàng, đánh dấu một trong những tuần lễ rối ren nhất cho Tòa Thánh Vatican trong lịch sử hiện đại. Ðiều này cũng khiến Vatican gặp khó khăn trong nỗ lực chứng tỏ cho thế giới thấy họ đang đi theo các quy luật quốc tế về minh bạch tài chính.

Vụ khủng hoảng khởi sự với việc phát hành tuần qua của một cuốn sách trong đó tiết lộ các văn kiện mật của Vatican kể cả thư từ, giấy tờ qua lại giữa Ðức Giáo Hoàng và người thư ký riêng của ngài. Vụ này lên cao điểm hôm thứ năm khi chủ tịch Ngân Hàng Vatican bị giải nhiệm. Và sang đến ngày thứ bảy có sự xác nhận rằng chính quản gia của Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI là người chuyển các tài liệu mật cho báo chí Italia nhằm hạ uy tín của người phụ tá thứ nhì của Ðức Giáo Hoàng.

Quản gia Paolo Gabriele, 46 tuổi, hiện đang bị giam trong Vatican kể từ hôm thứ tư sau khi các điều tra viên của Vatican tìm thấy tài liệu của Tòa Thánh trong căn hộ của ông. Các tài liệu mật chứa đựng những cáo buộc về những bê bối tài chính của Tòa Thánh, tập trung quanh các hoạt động của Đức Hồng y Tarcisio Bertone, Bộ trưởng Ngoại giao của Vatican.

Đức Giáo Hoàng đã ra lệnh mở một lúc nhiều cuộc điều tra về vụ rò rỉ thông tin mà trong những ngày qua đã được chú ý hơn sau sự xuất bản của cuốn sách "His Holiness, Đức Thánh Cha", của tác giả Gianluigi Nuzzi.  Trong sách có sao chép một số thư từ và tài liệu mật, trích các nguồn tin không nêu danh tính từ những người tố giác bên trong điện Vatican.

Sự minh bạch trong ngân hàng hay đấu đá quyền lực?

Ngày 24/5/2012 vừa qua, ủy Ban điều hành của cơ quan Viện Giáo Vụ (IOR – Istituto per le Opere Religiose), mà thực chất là Ngân hàng của Tòa Thánh Vatican, đã chính thức quyết định bãi nhiệm chức giám đốc của ông Ettore Gotti Tedeschi với những lý do như ông “đã không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu”, hoặc có những “hành vi thất thường và sai trái”, hay “tập trung thái quá vào tay các chính sách quản lý”, và “không có khả năng thu thập thông tin về các họat động của ngân hàng để bảo vệ cho chính ngân hàng”.

Theo tin báo chí Italia, quyết định bãi nhiệm giám đốc của ông Ettore Gotti Tedeschi được coi như là cao điểm cuối cùng của một cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Tòa Thánh Vatican trong quá trình tìm cách áp dụng các uy luật tài chính của châu Âu trong chính sách nhằm phòng chống các hoạt động rửa tiền của các ngân hàng.

Trong thời gian gần đây, Jp Morgan, một trong những tập đoàn hoạt động tài chính hàng đầu trên thế giới, đã tuyên bố đóng cửa tất cả các “tài khoản” với IOR vì cho rằng IOR đã trở thành một “đối tác có quá nhiều khả năng rủi ro”. Và cũng như báo chí loan tin, vào khoảng tháng 3 năm nay, chính Tòa án Roma đã mở một số điều tra về các hoạt động của ngân hàng IOR bị nghi ngờ là có vi phạm các điều luật phòng chống rửa tiền.

Thậm chí, hồi tháng 9/2010, Tòa án Roma cũng đã quyết định cho tịch biên 23 triệu Euro nằm trong một tài khoảng của một chi nhánh của một ngân hàng Italia là “Credito Artigiano” vì số tiền này đã đang sắp được chuyển đến ngân hàng Jp Morgan Frankfurt và một ngân hàng Italia khác là “Banca del Fucino”. Theo điều tra của Tòa án Roma thì tài khoảng nói trên đều nằm trong tay của IOR, nhưng IOR không có khả năng làm sáng tỏ nguồn gốc của số tiền này từ đâu đến. Chính trong vụ điều tra này, giám đốc IOR lúc đó là Gotti Tedeschi cũng bị ghi tên vào danh sách những nghi phạm.

Hiện na, vẫn theo tin báo chí Italia, đang có nhiều vụ điều tra trên số lượng tiền vài trăm triệu Euro bị tình nghi là đã được “sử dụng một cách không phù hợp với các nguyên tắc của Viện Giáo Vụ”, đặc biệt là Tòa án Milano bắt đầu điều tra về những quan hệ giữa Cơ sở Y tế San Raffaele và Ngân hàng của Vatican.

Cơ sở Y tế San Raffaele gần đây đã được báo chí nhắc đến với những vụ bê bối về quản trị tài chính của cố đạo Don Verzé, người đã sáng lập ra San Raffaele, rất gần gủi với cựu thủ tướng Italia Silvio Berlusconi. Don Verrzé vừa mới đột ngột từ trần hồi cuối năm 2011, do đó, các vụ điều tra về bê bối tài chính lại càng thêm khó khăn.

Được biết, chính Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh của Tòa Thánh, năm 2008 đã đề nghị đưa ông Gotti Tedeschi vào làm giám đốc Ngân hàng IOR .... Song sau đó, quan hệ giữa ông Tarcisio Bertone và ông Gotti Tedeschi có vấn đề, nhất là từ khi chính ông Bertone tìm cách cứu vãn Cơ sở Y tế San Raffaele đang trên đường phá sản ... thì ông Gotti Tedeschi lại có những thái độ chống lại quyết định của ông Bertone và cuối cùng là kế hoạch cứu San Raffaele đã không thành.

Vào cuối năm 2010, khi các điều lệ về quản lý tài chính được thỏa thuận giữa Tòa Thánh Vatican và Hội Đồng Châu Âu bắt đầu trở nên có hiệu lực, thì Ngân hàng IOR bắt đầu phải có quy trình thay đổi phương cách quản trị cho phù hợp với quy định quốc tế về biện pháp phòng chống rửa tiền, còn được gọi là Moneyval.

Hiện nay Ngân hàng IOR của Tòa Thánh không được xếp vào danh sách “Bạch thư” (White list), tức là danh sách của những ngân hàng được Hội Đồng Châu Âu đánh giá có tiêu chuẩn quản trị phù hợp với chính sách phòng chống rửa tiền Moneyval. Và cũng theo lịch trình thì đến tháng 7 sắp tới, Hội Đồng Châu Âu sẽ phải tuyên bố quyết định có đưa IOR vào danh sách “Bạch thư” hay không ... Và chính đây là lý do khiến ông Gotti Tedeschi đã bắt đầu có vấn đề trong ngân hàng của Tòa Thánh.

Tin về bãi nhiệm của giám đốc Ngân hàng Tòa Thánh Vatican chưa ráo mực ... thì ngày hôm sau 25/5/2012, báo chí lại đưa tin lực lượng cảnh sát của Tòa Thánh Vatican đã ra lệnh bắt giam ông Paolo Gabriele, người “hầu cận” của Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI, vì bị tình nghi làm “nội gián” với các hoạt động nhằm tẩu tán ra ngoài các văn kiện “bí mật nhà nước” Vatican.

Nhưng, theo các nhà quan sát am tường thế giới Vatican, người ta nghi rằng ông Paolo Gabriele chỉ là một con “cá bé”, chỉ là “tay sai” của một nhóm người nào đó cao cấp trong hàng giáo phẩm đang tìm cách nói xấu Đức Giáo Hoàng nói riêng, Tòa Thánh nói chung trong một chiến dịch đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Tòa Thánh. Nhưng đây là điều mà chính các cơ quan điều tra của Tòa Thánh cũng vẫn chưa có khả năng làm sáng tỏ.

Hồng y có tiếng Martini, người đã có bài viết trên một tờ báo của Italia, cho rằng Giáo hoàng đã bị “phản bội” giống như Chúa Jesus đã bị phản bội 2.000 năm trước và Tòa Thánh sẽ phải đứng dậy từ vụ bê bối mới nhất này để trở nên trong sạch hơn, mạnh mẹ hơn.

Và dĩ nhiên ít người tin rằng Gabriele, một người nhút nhát, kín đáo, lại có thể hành động một mình. “Hoặc là ông ấy mất trí hoặc đây là một cái bẫy”, một người bạn của ông Gabriele tại Vatican cho biết trên tờ báo Italia La Stampa. “Ai thuyết phục ông ấy làm điều này là phải là người chịu trách nhiệm lớn nhất, bởi ông ta đã điều khiển một con người đơn giản”.

Giáo hoàng không đưa ra bình luận gì trong hai lần xuất hiện trước công chúng vào hôm chủ nhật về vụ bắt giữ mới đây. Phụ tá của Giáo hoàng chỉ cho biết ông “rất buồn và đau lòng” vì những gì đã xảy ra.

Vũ Quý
Theo AFP, Reuters, AP

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Nguyên Phó trưởng ban Tổ chức TW gửi tới Bộ trưởng Thăng 4 thắc mắc


(GDVN) - Ông Hương cho rằng, cách ứng xử hợp lý nhất của Bộ GTVT trong thời điểm này là Bộ trưởng đăng đàn trả lời công luận về chuyện đề bạt ông Dương Chí Dũng.

Trong cuộc trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức TW cho biết, giữa ông và gia đình ông Dương Chí Dũng có mối quan hệ thân tình, do đó ông rất hiểu và quan tâm tới những vấn đề liên quan tới ông Dũng.

"Bộ trưởng Thăng đã đề bạt sai nguyên tắc"
Nhận xét về tính cách của nguyên Cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng, ông Hương nói: "Qua mối quan hệ lâu năm giữa hai gia đình, tôi thấy ông Dũng là người khéo léo nhưng thiếu trung thực và có sự lắt léo”. Tuy nhiên, ông Hương chưa bao giờ nghĩ ông Dũng lại gây ra chuyện nghiêm trọng như lần này.

XEM: "ĐỐNG SẮT" HƠN 26 TRIỆU USD CỦA VINALINES
Ông Hương cho biết thêm, khi Tổng Công ty Xây dựng đường thủy bị thua lỗ, đã có lần ông Dũng (khi đó làm Tổng Giám đốc - PV) tới nhà ông Hương để “nhờ vả”, nhưng ông Hương nhất quyết không can thiệp. Và có lẽ chính từ chuyện này, nhiều người hiểu lầm rằng ông Hương “đỡ đầu” ông Dũng lên làm Cục trưởng Hàng hải và đã gửi đơn khiếu nại lên TW.
Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức TW
Nói tiếp về sự sai phạm của ông Dũng, ông Nguyễn Đình Hương cho rằng, điều này ông có thể dự đoán được trước khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc và công bố kết quả. Bởi vì, ông hiểu năng lực của ông Dũng từ thời ông còn làm Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng đường thủy.
Ông Hương cho hay, thời điểm này, ông đã nghe rất nhiều dư luận xấu về ông Dương Chí Dũng. Bằng chứng cụ thể là dấu hiệu việc ông Dũng đã từng làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của công ty khi còn đương nhiệm.
Nhưng không hiểu vì lý do gì, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT khi đó là ông Đào Đình Bình đề bạt ông Dũng làm Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Trong thời gian này, ông Dũng tiếp tục có những sai phạm nghiêm trọng nữa.

XEM: ÔNG DƯƠNG CHÍ DŨNG ĐI ĐÂU, LÀM GÌ TRƯỚC KHI BỎ TRỐN?
Nhưng khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc điều tra thì thêm một lần nữa, ông Dũng được Bộ trưởng Đinh La Thăng ký quyết định đề bạt lên một chức vụ cao hơn là Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Về quyết định đề bạt ông Dương Chí Dũng trở thành Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, ông Hương cho rằng, ông Đinh La Thăng đã đề bạt sai nguyên tắc. Theo ông, khi Thanh tra Chính phủ đang vào cuộc làm rõ những sai phạm của Vinalines mà ông Dũng làm Tổng giám đốc thì ông Thăng cần chờ kết quả Thanh tra, trước khi ký vào quyết định đề bạt.

"Xưa nay, trong lịch sử tổ chức cán bộ, chỉ có trường hợp cán bộ làm sai sau khi đã được đề bạt, chưa có chuyện đang điều tra sai phạm thì được đề bạt", ông Hương khẳng định.
Ông Hương khẳng định: "Xưa nay, trong lịch sử tổ chức cán bộ, chỉ có trường hợp cán bộ làm sai sau khi đã được đề bạt, chưa có chuyện đang điều tra sai phạm thì được đề bạt".
Hơn nữa, những sai phạm của Vinalines là những sai phạm nghiêm trọng hơn cả trường hợp Vinashin trước đó. Ông khẳng định, để xảy ra sai lầm nghiêm trọng này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng có một phần trách nhiệm.

"Sai tính bài bản của quá trình tổ chức cán bộ"
Ông Hương nói, điều làm ông băn khoăn nhất hiện tại là vì sao Bộ trưởng Thăng ký vào quyết định đề bạt ông Dũng làm Cục trưởng Hàng hải? Ông nói thêm: “Tôi rất thông cảm cho ông Thăng trong thời điểm đề bạt cũng chỉ là người chân ướt, chân ráo về làm Bộ trưởng, có thể chưa nắm rõ tình hình.
Nhưng ít nhất, trong khả năng của một Bộ trưởng, ông Thăng hoàn toàn có thể xem xét dư luận về ông Dũng như thế nào, chờ xem Thanh tra Chính phủ  kết luận về những sai phạm của Vinalines như thế nào. Tại sao ông làm sai tính bài bản của quá trình tổ chức cán bộ?

XEM ÔNG DƯƠNG CHÍ DŨNG ĐI ĐÂU, LÀM GÌ TRƯỚC KHI BỎ TRỐN?
"Tôi nghi ngờ..."

Về quyết định đề bạt khó hiểu của Bộ trưởng Thăng, ông Hương nhận định, ông không nghi ngờ Bộ trưởng Đinh La Thăng có khuất tất, tiêu cực trong chuyện này. "Nhưng với cơ quan giúp việc, cơ quan tham mưu của Bộ trưởng thì rất có thể. Bởi vì, họ là những người quá quen và hiểu tình hình của Bộ Giao thông, quá hiểu con người Dương Chí Dũng trong thời điểm đó", ông Hương nêu.
Nói thêm về việc ông Dương Chí Dũng bất ngờ bỏ trốn chỉ ít giờ trước khi cơ quan công an tống đạt quyết định khởi tố, bắt giam, theo ông Hương, khi có quyết định khởi tố và bắt giam một cán bộ, sẽ có 3 cơ quan được biết. Đó là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và cơ quan chủ quản của cán bộ đó. "Thông thường, thông tin này rất khó hay nói cách khác gần như chắc chắn không thể lộ ra từ phía cơ quan điều tra và Viện kiểm sát...".
3 Bộ trưởng Bộ GTVT, từ trái qua, Bộ trưởng Đào Đình Bình, Hồ Nghĩa Dũng, Đinh La Thăng
Bộ trưởng Đinh La Thăng nên đăng đàn trả lời

Và theo ông Hương, trong thời điểm này, cách ứng xử tốt nhất của Bộ GTVT là Bộ trưởng nên đăng đàn trả lời những thắc mắc, nghi vấn từ phía công luận để thể hiện tính trách nhiệm của mình. Với bản thân ông, ông thắc mắc 4 điều với Bộ trưởng Thăng.
Thứ nhất, khi ký quyết định đề bạt ông Dương Chí Dũng, Bộ trưởng có thấy, có nghe báo cáo những dư luận xấu về này không? Thứ hai, trước đề bạt, ông có cho cấp dưới của mình điều tra thông tin về ông Dũng không? Thứ ba, Bộ trưởng căn cứ vào đâu mà đề bạt ông Dũng? Thứ tư, là thủ trưởng của một cơ quan, là người trực tiếp ký quyết định đề bạt cán bộ, mà cán bộ ấy sai phạm và bỏ trốn, ông suy nghĩ như thế nào?

"Để sự việc Dương Chí Dũng xảy ra như hôm nay, trách nhiệm không chỉ thuộc về Bộ trưởng hiện tại của Bộ GTVT mà còn liên quan tới 2 vị Bộ trưởng tiền nhiệm là ông Đào Đình Bình, người ký quyết định đề bạt ông Dũng vào vị trí Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng đường thủy Việt Nam và ông Hồ Nghĩa Dũng, người quản lý ông Dũng trong cả nhiệm kỳ", ông  Hương nói thêm.
Chốt lại vấn đề liên quan tới trách nhiệm của Bộ GTVT trong việc Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng, ông Nguyễn Đình Hương khẳng định, chúng ta đang thực hiện Nghị Quyết TƯ IV, trong đó nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của người đứng đầu. Do đó, với trường hợp có dấu hiệu móc ngoặc, tham ô, hối lộ thì không thể lơ mơ mà phải truy tới cùng.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Bí thư Hải Dương xây nhà vườn trăm tỷ?


Khu nhà vườn rộng tới 5.000m2 tọa lạc xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang (Hải Dương), được thiết kế thành một quần thể nhà vườn hoành tráng mà giới bất động sản ước tính có giá trị lên tới cả trăm tỷ đồng.

Khu nhà vườn rộng tới 5.000m2 tọa lạc xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang (Hải Dương), được thiết kế thành một quần thể nhà vườn hoành tráng mà giới bất động sản ước tính có giá trị lên tới cả trăm tỷ đồng.


Chủ nhân của khu nhà vườn tiền tỷ này được cho là của ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương.


Khu nhà đang xây dựng ở thôn Đông Tân - xã Ninh Thành - Ninh Giang - Hải Dương.
Khu nhà vườn này tọa lạc ở một vùng quê nghèo của Hải Dương nhưng không vì thế mà nó thiếu đi những nét đặc trưng của một khu nhà vườn hiện đại, ngược lại khu nhà này đã được thiết kế thành một quần thể nhà vườn hoành tráng với những kiến trúc lạ mắt những sẽ khiến cho những ai lần đầu đến đây phải ngỡ ngàng và "choáng ngợp"...

Từ thông tin phản ánh qua đường dây nóng của người dân xã Ninh Thành (huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương) có nội dung: Công trình nhà vườn có diện tích khoảng hơn 5.000 m2 ở thôn Đông Tân (xã Ninh Thành) đang tiến hành xây dựng trên đất nông nghiệp trái phép (đất chưa được chuyển đổi)? Và cũng theo phản ánh của người dân thì khu nhà vườn đang xây dựng trên diện tích đất thuộc sở hữu của gia đình ông Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương?

Phóng viên đã về thôn Đông Tân, xã Ninh Thành (Ninh Giang - Hải Dương) để xác minh thông tin này.

Khối "tài sản kếch xù" trong khu nhà vườn


Khi chúng tôi có mặt tại đây, điều dễ dàng nhận thấy đó là những tiếng nổ của các loại máy cẩu, máy xây dựng công trình nơi được coi như một "đại công trường" đang thi công.

Đi từ con đường trải bê tông dẫn vào làng hiện ra một “tư dinh” rất hoành tráng bởi hệ thống tường rào được xây kiên cố cao chừng 3m cùng một hàng cây xanh nhấp nhô chạy song song sát bên tường.

Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng này thực sự khiến chúng tôi bị “choáng ngợp” trước những gì được “mắt thấy tai nghe”. Và chính xác hơn, nó giống như một khu nghỉ dưỡng sinh thái lý tưởng ở những khu du lịch nổi tiếng.

Theo điều tra của phóng viên và thông tin của một số người dân địa phương, công nhân xây dựng ở đây cho biết, toàn bộ khuôn viên khu nhà vườn này có tổng diện tích khoảng trên 5.000 m2 bao gồm một ngôi nhà 3 tầng (1 tầng hầm và 2 tầng nổi - PV) được thiết kế theo phong cách hiện đại và khác lạ (tức là, ngoài tầng hầm và tầng 1 được xây bình thường thì tầng 2 của ngôi nhà sẽ được làm hoàn toàn bằng gỗ, mái cong hình mái chùa); hệ thống dẫn nước đến 2 hòn non bộ "khổng lồ" bằng đá xanh được thiết kế công phu, đẹp mắt để điều hòa sinh thái cho khu nhà; một "rừng" cây cảnh thuộc dạng quý hiếm cũng khiến mọi người phải ao ước được sở hữu…

Theo chỉ dẫn của những người thợ xây dựng ở đây, tầng hầm nằm sâu dưới lòng đất khoảng 3m. Theo sơ đồ thiết kế hệ thống phòng sẽ có 4 phòng nhỏ và 1 phòng lớn, trong đó, có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng hát?

Cũng theo những người công nhân xây dựng ở đây cho biết, từ khởi công đến khi hoàn thành, chủ nhà phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho phần chi phí xây dựng. Chưa hết, để trang trí cho ngôi nhà này, trong bản thiết kế xây dựng còn được ốp lát bằng các loại gỗ quý và ước tính cũng phải "ngốn" hết khoản tiền không nhỏ. Như vậy, nếu các thông tin mà những người công nhân này cận kề với giá trị thực và chỉ nhẩm tính thì chi phí xây dựng ngôi nhà sẽ là một con số không hề nhỏ chút nào...?


Cây sưa bạc tỷ và đá phong thủy ở trong khu nhà vườn

Sự kỳ công, đắt đỏ của khu nhà vườn này còn phải kể đến một hệ thống đường dẫn nước từ bên ngoài vào rồi cung cấp cho các hòn non bộ "khổng lồ" ở trước và sau khu nhà, góp phần tô điểm cho khuôn viên của khu nhà vườn thêm lộng lẫy. Theo những người thợ tại đây, những loại đá xanh, đá đỏ quý được đưa từ vùng đất Ninh Bình, Thanh Hóa và một số nơi khác về.

Theo tìm hiểu của PV, và thông tin của những công nhân xây dựng ở đây cho biết: toàn bộ các loại đá được đưa về đây, giá trị của chúng cũng lên đến con số rất "khủng". Trong đó, riêng tổ hợp hòn non bộ ở phía sau nhà cũng không kém đắt tiền. "Chi phí để mua các loại đá về cũng hết khá nhiều tiền, nhưng đắt nhất là loại đá đỏ được đặt ở cổng chính vào và một hòn khác ở trên đồi" - ông K, một công nhân xây dựng ở đây cho biết.

Và "rừng" cây, gỗ quý...


Tất cả những con số trên là những điều có thể đánh giá được bằng phép tính đơn giản, nhưng những cây xanh quý hiếm được coi là "tài sản" vô giá trong khu vườn này. Đó là một "rừng" cây, gỗ quý được trồng ngay hàng, thẳng lối để "trang điểm" cho khu nhà vườn này như: cây sưa hàng trăm năm tuổi, tùng la hán, gốc thị lâu năm... và một số cây quý có nguồn gốc từ nước ngoài.

Đặc biệt là sự có mặt của gốc cây sưa hơn 1 vòng tay người ôm và cây tùng la hán ước tính khoảng vài trăm năm tuổi. Theo như đánh giá của những nghệ nhân, những chuyên gia về cây thì có thể những loại cây kể trên có giá trị một vài trăm triệu cho đến vài tỷ, thậm chí có những cây đặc biệt quý có thể có giá vài chục tỷ...

"Nói chung cây cảnh là vô giá và nó phụ thuộc vào sở thích của mỗi người nên đắt hay rẻ cũng khó nói lắm. Nhưng ở đây có hai cây có giá vài tỷ đồng là cây tùng la hán ở phía trước nhà và cây sưa. Vào thời điểm đắt nhất, năm 2010, thì cây tùng la hán có giá rất cao, cây sưa ở trên đồi kia đâu như cũng có giá phải tính bằng đô (USD). Còn lại những cây khác thì giá vô vàn lắm..." - ông K chỉ tay về hướng cây sưa ở trên đồi (đồi nhân tạo trong khu nhà vườn - PV) nói.

Qua nhiều lần liên lạc bằng điện thoại, phóng viên đã gặp được ông Bùi Thanh Quyến. Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương đã khẳng định: Thông tin về việc ông xây nhà trên đất nông nghiệp (đất chưa chuyển đổi) là không chính xác.

"Khu đất này đã được mua của các hộ dân ở địa phương và cách đây gần chục năm, đây là đất đã được chuyển đổi, hợp pháp..."_Ông Quyến xác nhận.

Theo Giáo dục Việt Nam

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Vài Niềm Tin Chính của Công Giáo.

Vậy thì chúng ta hãy xét đến vài niềm tin chính trong “đức tin công giáo” xem chúng thuộc loại trí tuệ hay mê tín. Giáo hội đưa ra 7 “bí tích”, những lễ tiết mà Giáo hội bí đặc, không thể giải thích được rõ ràng, nhưng bắt các tín đồ phải tin, không tin thì không được lên thiên đường. Và vì ham hố một cái bánh vẽ trên trời, nên các tín đồ cứ nhắm mắt mà tin. Do đó, tất cả những “bí tích” mà Giáo hội Công giáo đưa ra đều thuộc loại mê tín cả, những bí tích mà John Walters đã liệt vào hạng “mê tín tàn bạo” (sadistic superstition) và mục đích của những bí tích đó chỉ là để tạo quyền lực cho giới chăn chiên trên đám tín đồ kém hiểu biết ở dưới. Sau đây tôi xin viết chi tiết về vài “bí tích” chính.

A. Bí Tích Rửa Tội.

Người Công giáo mang những đứa con sơ sinh chưa biết gì ngoài việc bú, ị, ngủ, tè và khóc, đến nhà thờ cho các ông linh mục “rửa tội”, rất có thể là một ông linh mục đã phạm tội ấu dâm, hay ăn cắp, hay nghiện tượu, hay đồng giống luyến ái (gay) v…v…, cái tội nó không hề có. Mang con nít đi rửa tội có phải là mê tín hay không khi mà thuyết sáng tạo đã sụp đổ và tội tổ tông truyền xuống từ Adam và Eve chỉ là những huyền thoại cổ xưa của dân tộc Do Thái. Ngày nay, giới trí thức Tây phương đã coi việc mang con nít đi rửa tội là một tội ác đối với nhân loại. Chúng ta hãy đọc tài liệu sau:

Hai luật sư người Đức có cùng sinh quán với giáo hoàng Benedict XVI đã đệ đơn lên Tòa Án Xử Tội Ác Quốc tế ở Le Hague, truy tố Benedict XVI về 3 tội ác chống nhân loại. Một trong những tội ác này là duy trì bí tích rửa tội con nít chưa đủ lý trí để thu nạp tín đồ với sự đe dọa các bậc cha mẹ là không mang con đi rửa tội thì sẽ bị tuyệt thông và chúng sẽ bị đầy đọa trong ngọn lửa vĩnh hằng nơi hỏa ngục.

http://richarddawkins.net/articles/595374-charges-initiated-against-pope-for-crimes-against-humanity [2]


Chúng ta hãy đọc thêm nhận định của một số lãnh đạo Công giáo về cái gọi là “Bí tích rửa tội” con nít:

Trước hết là nhận định của linh Mục Joseph McCabe về bí tích rửa tội. Linh mục đã làm lễ này cho tín đồ trong 25 năm. Sau cùng ông đã viết sách trình bày những điều ông nhận xét về Công Giáo La Mã. Ông viết rất nhiều, về đủ mọi khía cạnh của Công Giáo. Ngoài ra, ông còn viết một bộ Sử Thế Giới, bộ Sử này đã được nhiều đại học Mỹ dùng làm sách giáo khoa trong nhiều năm. Đoạn sau đây là trích từ cuốnSự Thực Về Giáo Hội Công Giáo:

"Bí tích rửa tội là để cho các trẻ sơ sinh...vì một lý do rất nghiêm trọng. Mọi hậu duệ của Adam đều mang cái tội của Adam và phải chịu trừng phạt. Mới đầu người ta tin tưởng rằng, đàn ông, đàn bà, trẻ con nào không được nước rửa tội rửa sạch cái tội tổ tông đó đi thì sẽ bị đầy đọa trong hỏa ngục vĩnh viễn. Niềm tin này thật là quá đáng, ngay cả đối với con người trong thời Trung Cổ, và các nhà Thần học bèn sửa đổi... Ai không rửa tội thì không được lên Thiên đường, Giáo hội bám chặt vào điều này. Nhưng những đứa trẻ ngây thơ vô tội không phải xuống hỏa ngục. Chúng bị đầy vào một nơi u ám, cánh tay hiện đại nối dài của hỏa ngục, và có thể sung sướng ở đây, nhưng chúng không bao giờ được thấy "nhan thánh Chúa" hoặc gặp lại cha mẹ chúng.

Do đó, đứa trẻ được mang vội tới nhà thờ chiều ngày Chủ Nhật ngay sau khi sanh. Nếu nó bị cảm lạnh và chết thì cha mẹ không được than khóc. Nó đã đi thẳng lên thiên đường, nơi tuyệt đối không có tì vết nào...Tuy nhiên, ngày nay nước rửa tội đã được làm ấm, và rồi cái lễ kỳ quặc bắt đầu..."

"Ông (linh mục) nhổ vào đầu ngón tay rồi bôi vội lên miệng và mắt đứa bé và nói "Ephetha" (bằng tiếng Do Thái). Ông ta cho ít muối vào miệng đứa bé; đương nhiên nó vùng vẫy chống lại và khóc lên. Ông ta nghiêm trọng ra lệnh cho bất cứ những con quỷ nào trong nó ra khỏi nó và đi đến - bọn Tin Lành hay bất cứ đâu. Rồi ông đổ ít nước, đã được trừ quỷ và ban phép lành rất kỹ, lên đầu đứa bé (phải hết sức cẩn thận đổ nước lên da đầu chứ không chỉ trên tóc, nếu không đứa bé sẽ không bao giờ được lên thiên đường); và rồi cái án phạt khủng khiếp treo trên đầu nó, vì một nhân vật hoang đường tên là Adam ăn một trái táo hoang đường trong một cái vườn hoang đường dưới triều Vua Khammurabi ở Babylon, đã được ân huệ (của Chúa) hủy bỏ."

Thật khó mà có thể thảo luận bí tích số 1 này một cách nghiêm túc. Nhổ nước bọt và quỷ, dầu thánh và nước thánh, đèn cầy thắp sáng và hộp thu tiền, đã đủ hoang đường rồi, nhưng cái nguyên lý chủ yếu của lễ rửa tội này thật là không thể chịu được. Ngay cả ý tưởng đọa đầy tương đối nhẹ những đứa trẻ không rửa tội (vào một nơi u ám, cánh tay nối dài của hỏa ngục như đã viết ở đoạn trên. TCN), với tất cả sự thích hợp với thời đại mới, cũng quá ngu xuẩn để có thể viết lên thành lời. Ngày nay có những học giả Công giáo coi chuyện Adam và vườn Eden như là "một huyền thoại thích thú." Tuy vậy, bí tích này vẫn là giáo điều xác định rõ ràng và bắt buộc của giáo hội, rằng đứa trẻ nào sinh ra đời, (trừ Mary - đây chính là nghĩa thực của "thụ thai vô nhiễm") đều phải mang "cái tội của Adam", và phải trải qua những nghi thức kỳ lạ tôi đã mô tả." [3]


Cũng vì nhận rõ được tính chất hoang đường và lỗi thời của "bí tích rửa tội", của vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê-su, mà trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết, Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau:

"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời -Darwin và một sự vô nghĩa sau thời -Darwin." [4]

Ngoài ra, học giả Công giáo Henri Guillemin, trong cuốn Cái Giáo Hội Khốn Nạn coi “bí tích rửa tội” chỉ là trò ma thuật. Tác giả nhận xét về bí tích “rửa tội” và bí tích “ban thánh thể” trong Công giáo như sau:

"Ngày nay, người nào nói đến "Rô-Ma" là nói đến Vatican, đến Tòa Thánh, đến Giáo hội Ca-Tô trong trung tâm quyền lực của họ... Đối với những nhà tiên tri, Rô-Ma chính là biểu tượng của các thói xấu và những sự ô nhục, và Sách Khải Huyền trong Thánh Kinh đã biến thành phố của các vua La mã khi xưa thành con "quái vật có 7 đầu và 10 sừng", "con điếm nổi danh", "mẹ đẻ của những sự đồi bại "...

Cái giáo hội mà ngày nay đang suy sụp , bị ngự trị bởi một giáo hoàng thuộc thời Trung Cổ [John Pauk II], và theo ý tôi, dù ông ta có thay đổi kỹ thuật (để lừa dối tín đồ) đi chăng nữa, cũng không thể làm gì được để ngăn chặn sự tàn lụi một cách dứt khoát và mau chóng trong thiên niên kỷ thứ ba, ít ra là dưới cái dạng thái Rô-Ma của nó, một giáo hội phải dùng đến ảo thuật để thực hiện hai "bí tích chính" của mình. Mới đầu, với một chút nước và vài câu đối thoại khôi hài, Giáo hội giật đứa trẻ sơ sinh ra khỏi móng vuốt của con quỷ giam cầm đứa trẻ trong cái "tội tổ tông" (tác giả muốn nói đến bí tích "rửa tội". TCN), rồi, bằng vài lời lẩm bẩm, giáo hội gài vào trong một mẩu bánh thân thể, thân thể thực sự bằng xương bắng thịt của Giê-su Ki Tô để cho tín đồ dùng qua đường ăn uống (tác giả muốn nói đến bí tích "ban thánh thể". TCN). [5]


Bây giờ chúng ta hãy đọc về lễ tiết “rửa tội” với chi tiết để xem có phải đích thực đó là một cái lễ kỳ quặc (theo Linh mục Joseph McCabe) với những câu đối thoại khôi hài(theo Henri Guillemin) không.

Sách Giáo Lý Công Giáo (Katholischer Katechismus), bản dịch của Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên, nhà in Zieleks, Texas, xuất bản năm 1991, viết về Nghi Thức Rửa Tội cho con nít như sau, trang 149-151. Chỉ cần đọc nghi thức này chúng ta cũng có thể nhận ra thực chất của "bí tích" này ra sao. Tuy nhiên, tôi xin kèm theo vài nhận xét cá nhân để cho vấn đề sáng tỏ hơn. Nguyễn Khắc Xuyên là Tiến Sĩ Thần Học của Công giáo nên chúng ta có thể tin tưởng bản dịch này là đúng. Phần chữ nghiêng là nghi thức rửa tội, phần chữ thẳng và nhỏ hơn là bình luận của tôi.

1. Nghi thức ngoài cửa nhà thờ:


1. Những câu hỏi đầu tiên:

Linh mục (LM): Con tên gì?

Cha, Người đỡ đầu (NĐĐ): xưng tên thánh đứa trẻ...

LM: Con xin gì cùng giáo hội Chúa?

NĐĐ: Con xin đức tin.

(Đứa trẻ sơ sinh chưa biết nói, trí tuệ chưa phát triển, chưa có khả năng hiểu biết, được cha mẹ hay người đỡ đầu thay mặt nó, cưỡng bách nó phải xin đức tin (faith) trong khi điều mà nó cần khi trưởng thành là lý trí, là trí tuệ để nhìn sự vật như chúng là như vậy. Đầu óc của đứa trẻ đã bị ô nhiễm ngay từ khi sơ sinh, vì như trên đã nói, đức tin là con đường đi tới mê tín. Chẳng trách là đa số tín đồ Ca-Tô khi lớn lên trở nên cuồng tín vì đầu óc đã bị uốn nắn và điều kiện hóa để tin mà không cần biết, không cần hiểu, vào những điều phi lý ngay từ khi vừa mới chào đời)


LM: Đức tin sinh ích lợi gì cho con?

NĐĐ: Sinh sự sống đời đời.

(Sự sống đời đời trong Ca-Tô Giáo đặt căn bản trên huyền thoại về "tội tổ tông", và tin vào khả năng "cứu rỗi" của Giêsu, sự hiện hữu của một Thiên đường, nơi Chúa ngự. Nhưng trước những khám phá của khoa học, huyền thoại Adam và Eve về tội tổ tông nay đã không còn một giá trị trí thức nào, vì trái đất đã có tuổi ít ra là 13.7 tỷ năm, con người đã xuất hiện trên trái đất cách đây cả triệu năm, chứ không phải mới được Thiên Chúa Ki Tô "sáng tạo" ra cách đây khoảng 6000 năm như những lời "mạc khải" không thể sai lầm của Thiên Chúa được ghi lại trong Thánh Kinh. Và gần đây, Giáo hoàng John Paul II đã công nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ và thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người, và tuyên bố là không làm gì có Thiên đường ở trên các tầng mây. Do đó, sự sống đời đời trên thiên đường, cái bánh vẽ ở trên trời (A-pie-in-the-sky = từ của Linh Mục Ernie Bringas) của Giáo hội đưa ra, nay đã không còn ý nghĩa, dù vẫn còn vô cùng hấp dẫn đối với những tín đồ muốn lên thiên đường với một giá rất rẻ, chỉ cần xin đức tin với một linh mục.)

2. Nghi thức trừ quỷ:

Từ khi có tội tổ tông thì quỷ Sa tăng, có quyền khuấy khuất nhân loại. Bởi vậy, linh mục thổi ba lần trên mặt đứa nhỏ và truyền cho Sa Tăng phải rút lui, nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần.

[Đây là lần thứ nhất ông Linh mục đuổi quỷ Satan để cho Chúa Thánh Thần vào thay thế. Đây cũng là điều mê tín nhất trong những điều mê tín: rằng Sa Tăng, cũng là một tạo vật của Chúa Cha, có thật và là nguồn gốc của những sự xấu ác, có quyền khuấy khuất nhân loại, và có sẵn trong mọi người từ khi sơ sinh. 

Đây cũng là tín điều man rợ nhất và xúc phạm nhất đối với những người không theo đạo Công giáo. Tín điều này, chỉ có thể có trong đầu óc của những tín đồ Công giáo, cho rằng: bất cứ đứa trẻ nào sinh ra cũng đều bị Sa Tăng ngự trị trong người, nếu không đuổi Satan ra khỏi thân thể đứa bé bằng những nghi thức "rửa tội" hoang đường, phản khoa học, phi lý trí, thì Satan sẽ còn ở lại với đứa trẻ suốt đời. Đông phương cho rằng: "Nhân chi sơ, tính bản thiện". Trái lại, Công Giáo của Tây phương quan niệm "Nhân chi sơ, tính bản ác". 

Lịch sử đã chứng minh rằng, không thiếu gì người Công Giáo, những người đã chịu lễ rửa tội, từ Giáo hoàng trở xuống, tệ hại và ác độc hơn những người ngoại đạo. Khi rửa tội thì Sa Tăng đã rút lui, nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần. Vậy Chúa Thánh Thần chính là nguồn gốc của những sự xấu ác trong những con người xấu ác khi đã trưởng thành này. Không thiếu gì người ngoại đạo suốt đời không làm điều gì xấu ác, trái với lương tâm. Điều này chứng tỏ rằng, Satan (nếu có) trong những người ngoại đạo, những người chưa rửa tội, còn tốt gấp bội lần Chúa Thánh Thần đã thay thế Satan trong những tín đồ Công giáo xấu ác sau khi đã rửa tội.)



3. Ghi dấu Thánh giá:

Linh mục vẽ dấu thánh giá trên trán và ngực đứa nhỏ.

(Để làm gì và có tác dụng gì? Không thấy giải thích)

4. Nghi thức đặt tay:

Linh mục giơ bàn tay phủ lên đầu đứa nhỏ, chỉ dấu Chúa Ki Tô chinh phục nó.



(Chúa Ki Tô ở trong bàn tay của linh mục? Cùng một lúc ở trên thế gian này có biết bao nhiêu đứa trẻ đang bị cưỡng bách rửa tội. Chúa "quyền phép vô cùng" như Tề Thiên Đại Thánh nên có thể cùng lúc nằm trong bàn tay của vô số linh mục trên khắp thế giới để chinh phục những đứa trẻ sơ sinh chưa biết gì, chưa hiểu gì? Mà chinh phục đứa trẻ sơ sinh để làm gì? Để sau này lớn lên làm tôi tớ hèn mọn của Chúa như Linh mục Trần Lục tự nhận và được khắc trên tấm mộ bia của ông? Các bậc cha mẹ mang con đi rửa tội không muốn cho con mình làm người tự do, có trí tuệ, chỉ muốn con mình được một người Do Thái đã chết cách đây gần 2000 năm chinh phục làm tôi tớ hèn mọn. Thật là tội nghiệp cho những đứa trẻ này.)

5. Ban muối:

Linh mục ban muối cho đứa nhỏ. Muối giữ cho khỏi hư thối, chỉ rằng đức tin gìn giữ khỏi sự tội.

(Đức tin có thực sự gìn giữ khỏi sự tội không? Tội đây tuyệt đối không phải là tội của con người trong đời sống hàng ngày, vì thực tế cho thấy đức tin đâu có gìn giữ tín đồ khỏi tội lỗi đâu? Vậy tội đây là "tội Tổ Tông". Nhưng, như trên đã nói, "tội Tổ Tông" chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái cổ xưa, cho nên lễ tiết "ban muối" trở thành vô nghĩa, đượm màu mê tín của người dân Do Thái bán khai)

6. Lại trừ quỷ:

Linh mục lại truyền cho Satăng lần nữa, phải ra khỏi đứa nhỏ. Ngài vẽ dấu thánh giá trên trán, bởi vì dấu đó là ấn tích của Chúa Ki Tô, đoạn truyền cho Satăng không bao giờ được làm mất dấu ấn tích đó.



(Đây là lần thứ hai ông Linh mục đuổi Satan ra khỏi đứa trẻ.Trong nghi thức trừ quỷ lần đầu, Linh mục đã ra lệnh cho Sa Tăng phải rút lui nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần. Một là Sa Tăng coi thường lệnh của Linh mục chẳng có uy lực gì, hai là Chúa Thánh Thần đã biến thành Sa Tăng trong thân thể đứa trẻ nên Linh mục lại phải đuổi Sa Tăng ra khỏi đứa trẻ lần nữa. Điều thứ hai này có thể đúng hơn vì khi lớn lên, đứa trẻ vẫn có thể làm ác, dù rằng mọi hành động, suy nghĩ của đứa trẻ sau này đều được Chúa Thánh Thần chỉ đạo. Khó mà có thể đổ tội cho Sa Tăng được nữa. Mặt khác, đứa trẻ chưa biết nghe. Linh mục nói gì nó có hiểu gì đâu, nhiều khi đang nói thì nó ị đùn, tè dầm, hay khóc oe oe. Mà có thật là có Satan trong người đứa bé không? Thật tội nghiệp cho một đứa bé ngây thơ trong trắng, hồn nhiên, vô tội, bị cái niềm tin quái gở làm ô nhiễm nó. Nếu có Satan thì Satan cũng không ở trong đứa bé. Theo một nghĩa nào đó, chính Satan nằm trong linh mục, người đã tin vào những điều hoang đường của thời bán khai, cưỡng nhét Satan vào đứa bé để có cớ mà đuổi Satan ra, một quyền lực giả dối tự tạo để ngự trị trên đầu óc của đám tín đồ.)

7. Rước vào nhà thờ:

LM đặt dải khăn quàng của ngài trên mình đứa nhỏ, rồi đưa vào nhà thờ Chúa, vừa đi vừa đọc: Con hãy vào nhà Chúa để thông phần sự sống đời đời cùng Chúa Ki Tô.

(Lại sống đời đời. Cái bánh vẽ trên trời này kể ra cũng hấp dẫn. Nhà thờ được gọi là nhà Chúa. Nhưng trên thế giới đã có biết bao nhà thờ, kể cả những nhà thờ danh tiếng ở bên Ý, bị bão lụt, xét đánh, động đất v..v.. hủy hoại. Vậy có thật nhà thờ là nhà Chúa không? Trong thư tố cáo linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Dũng ở giáo phận Toulon của cô Lữ Thị Thu Nga chúng ta có thể đọc: “Thánh giá bằng gỗ ông ấy đeo trên cổ cũng bị “lê lết” trên người con. Có những lần hứng chí ngay trước khi dâng Thánh lễ - dù chỉ còn 10 phút - ông ấy cũng đè con ra để thỏa mãn thú tính nhục dục.” Vậy đây là chuyện trong nhà Chúa hay trong nhà quỷ dâu xanh.

8. Trước giếng rửa tội.

- Mọi người cùng đọc Kinh Tin Kính và Lạy Cha.

- LM lại còn truyền cho quỷ lần nữa phải dứt bỏ đứa nhỏ; để tâm hồn em bé trở nên Đền thờ Chúa hằng sống ngự.

(Đây là lần thứ ba trong lễ tiết rửa tội ông linh mục đuổi Satan ra khỏi người đứa trẻ. Nhưng đã hai lần Linh Mục truyền nó phải rút lui nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần rồi cơ mà. Hai lần trước Chúa Thánh Thần đã vào thay thế chỗ của Satan, vậy đâu còn Satan trong người đứa bé, do đó ông linh mục đuổi Satan thực ra là đuổi Chúa Thánh Thần alias Satan. Hay thiệt.)

- LM vừa sờ vào tai, lỗ tai của đứa nhỏ vừa đọc: "Ephêta", nghĩa là: "hãy mở ra" có ý chỉ: hãy mở tâm hồn đón rước Chúa.

(Ông linh mục có vừa sờ vào tai, lỗ tai của đứa nhỏ vừa đọc "Ephêta" thì đứa nhỏ cũng chẳng hiểu Ephêta là cái quái gì. Bố nó còn chẳng hiểu nữa là nó, vừa mới sinh ra đời, chưa hề học cái ngôn ngữ chết (dead language) là tiếng Latinh, hoặc tiếng Do Thái (Linh mục Joseph McCabe cho biết ông thường đọc Epheta bằng tiếng Do Thái (in Hebrew). Dù ông có đọc bằng tiếng Việt nó cũng chẳng hiểu. Vậy hành động của ông có tác dụng gì đối với nó? Mà thực ra, ông nhét Chúa vào tâm hồn trong trắng của nó chứ nó đâu có tự nguyện mở tâm hồn để đón rước Chúa đâu.)

- LM hỏi: "Con có bỏ Sa tăng không? Có bỏ mọi việc dối trá nó làm không? Người đỡ đầu trả lời thay: Con xin bỏ.

(Ông Linh mục ơi, ông đã truyền cho Sa Tăng phải bỏ đứa trẻ, đi sang phía Tin Lành hay đi đâu đó (xin đọc tài liệu của linh mục Joseph McCabe), nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần mấy lần rồi? Satan ở đâu nữa mà ông còn phải hỏi đứa con nít còn khóc oe oe chưa biết nói, chưa hiểu gì, một câu hỏi ngớ ngẩn như vậy? Mà Bố nó trả lời chứ đâu có phải là nó trả lời. Nhỡ nó không muốn bỏ Sa Tăng thì ông làm gì nó? Thực tế ở ngoài đời cho thấy, từ Giáo hoàng trở xuống cho đến tín đồ cùng đinh, trong số này có thể có cả ông nữa, không thiếu gì người khi lớn lên không muốn bỏ Sa Tăng qua những hành động phi luân lý, phi đạo đức của họ.)

- LM lấy dầu thánh xức trên ngực và vai đứa nhỏ chỉ rằng nó sẽ có sức mạnh chống nổi Sa tăng.

(Thật hoang đường. Chính ông còn không đủ sức chống Sa Tăng nằm đầy trong Giáo hội, nhất là trong Vatican, làm sao mà chút "dầu Thánh", cái dầu mà chính ông đã xức khi nhỏ, có tác dụng chống Sa Tăng? Ông có biết trong giáo hội của ông có bao nhiêu Giáo hoàng, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám mục, Linh mục phạm tội giết người, nghiện rượu, đàng điếm trai gái, cưỡng bách tình dục trẻ em, đồng giống luyến ái, bị bệnh AIDS v...v... không? Mặt khác, ông có biết rằng việc làm của ông vô giá trị hay không? Vì Thánh Kinh đã viết rõ, dầu Thánh chỉ để xức cho người Do Thái, không được xức cho người ngoài, xức cho người ngoài là vô hiệu lực (Exodus 30: 22-33). Thỉnh ông hãy đọc lại Thánh Kinh đi.)

9. Ở Giếng Rửa Tội:


Ở giếng rửa tội, LM còn bảo người đỡ đầu tuyên xưng đức tin lần nữa.

- LM đổ nước ba lần thành hình thánh giá trên đầu kẻ chịu phép rửa tội, vừa đổ vừa đọc lời rửa tội.

- LM lại xức dầu thánh trên đỉnh đầu đứa nhỏ đã trở nên giáo hữu được dự phần con cái trong gia đình Chúa Kitô.

- LM trao áo trắng cho đứa nhỏ mà nói rằng: Con hãy nhận lấy áo trắng này. Ước gì con sẽ giữ mãi cho tinh truyền, tới ngày ra trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta mà lĩnh sự sống đời đời.

(Thánh Kinh viết rằng, Chúa sẽ trở lại trần để lập tòa phán xét nhân loại ngay khi vài môn đồ của Chúa còn sống. Sau đó thì Chúa biệt tăm. Đến nay đã 2000 năm, người ta đã tiên đoán ngày Chúa phán xét bao nhiêu lần rồi, và lần nào cũng sai. Lời hứa "lĩnh đời sống đời đời" trước Tòa Chúa rút cục chỉ là những lời hứa hẹn vô trách nhiệm của giới chăn chiên, lừa dối những tín đồ đầu óc thấp kém, cả tin.)


- LM lại trao cho đứa nhỏ cây nến thắp sáng mà bảo:

Con hãy nhận lấy ngọn nến sáng này. Hãy giữ luật Chúa, bảo vệ ân sủng đã nhận khi chịu phép rửa tội. Như vậy, tới ngày Chúa đến ban tiệc cưới đời đời, con sẽ có thể cùng các thánh ra đón rước Người, đi vào triều đình thiên quốc, hưởng phúc đời đời.

Đoạn LM chúc lành bình an cho đứa nhỏ.

(Miễn phê bình)

Bản văn của nghi thức rửa tội đã chứng minh rằng “bí tích” rửa tội vô giá trị vì không có gì chứng tỏ là cái "tội tổ tông" hoang đường đã được rửa sạch, quyền lực của Linh mục chỉ là giả tạo để lừa dối tín đồ vì không có gì bảo đảm là Sa Tăng đã rút lui nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần trừ phi chúng ta hiểu rằng Sa Tăng và Chúa Thánh Thần tuy hai mà là một, theo như tinh thần bản văn và những thực tế ở ngoài đời. Thật vậy, sách Giáo Lý Công Giáo viết, trang 153:

"Khi chịu phép rửa tội rồi, ta được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tới ngự trong tâm hồn. Người giáo hữu trở nên đền thờ Chúa ngự."



Như vậy thì ai chịu trách nhiệm về những hành động xấu xa, ác độc, vô luân v..v.. của một số giáo hoàng, giám mục, linh mục và vô số con chiên sau khi tất cả những người này đã rửa tội và được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn? Đổ tội cho Sa Tăng chăng? Nhưng như vậy thì rõ ràng là cả ba Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần họp lại cũng không chống nổi Sa Tăng, vậy bày đặt ra chuyện "toàn năng" với "cứu rỗi", với "ban cho đời sống đời đời" v...v... làm gì? Có phải chỉ là để lừa dối những kẻ nhẹ dạ, cả tin, không có đầu óc suy luận hay không?

Trước những tài liệu nêu trên của linh mục McCabe và của học giả Công giáo Guillemin, và trước bản văn mô tả nghi thức rửa tội trong sách Giáo Lý Công Giáo của Việt Nam mà tôi vừa bình luận ở trên, các tín đồ Công giáo Việt Nam ngày nay đứng trước một vấn đề nan giải, vì họ bắt buộc phải chấp nhận điều sau đây. 

Nếu tin vào hiệu năng của bí tích rửa tội qua quyền phép ảo thuật của linh mục hay giám mục mô tả trong nghi thức rửa tội, thì tất cả những tội lỗi của Công Giáo đối với nhân loại là tội của Chúa Ba Ngôi, vì sau khi rửa tội, Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần đã thay SaTăng tới ngự trong tâm hồn của các tín hữu Công giáo. Người giáo hữu đã trở nên đền thờ nơi Chúa ngự. Những hành động của các tín đồ Công giáo, do đó, đều không phải là do Sa Tăng có quyền khuấy khuất, vì Sa Tăng đâu có còn trong người nữa, mà chính là do sự hướng dẫn tâm linh của Chúa Thánh Thần. Vả chăng, giáo hội thường dạy các con chiên: Giáo hoàng là do sự mạc khải linh ứng của Chúa Thánh Thần cho các hồng y trong việc tuyển lựa giáo hoàng, giáo hoàng được Thánh linh chỉ đạo, không thể sai lầm về đức tin hay đạo đức, và giáo hội là nhiệm thể của Chúa Ki Tô cho nên không thể sai lầm. Nhưng nay giáo hoàng đã chính thức xưng thú 7 núi tội lỗi mà giáo hội đã phạm đối với nhân loại và xin được tha thứ. Và chúng ta cũng đã biết đạo đức của một số Giáo hoàng trong lịch sử giáo hội là như thế nào. Vậy, đúng ra điều này phải được giải thích là chính Chúa Thánh Thần ngự trong các giáo hoàng, trong các tín đồ Công giáo, trong giáo hội, đã là nguồn gốc của mọi tội lỗi mà giáo hội cũng như những cá nhân trong giáo hội gây ra.

Qua sự phân tích bí tích rửa tội ở trên, chúng ta đã thấy tất cả những sự lừa dối của giáo hội trong sách lược ngu dân, mê hoặc tín đồ bằng những điều hoang đường, phi lý, phi lô-gic, phản khoa học, mâu thuẫn v..v.. mà con người trong đời sống hiện đại, với những kiến thức của nhân loại ngày nay, không thể nào chấp nhận được. Tất cả các bí tích của Công Giáo đều có mặt Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần trong đó. Chúa Thánh Thần đã biến thành công cụ của các giám mục, linh mục v..v.., vì các ông này muốn sai Chúa Thánh Thần đi đâu là Chúa Thánh Thần phải đi đó. Đặc biệt hơn nữa, giáo hội tuyên bố rằng, trong ngày hạ trần hay hiện xuống, nghĩa là 35 ngày (ngũ tuần) sau ngày Chủ Nhật mà Giê-su sống lại, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống ngự và ở lỳ trong giáo hội cho tới ngày nay. Chẳng vậy mà sách Giáo Lý Công Giáoviết, trang 95:

Đức Chúa Thánh Thần hằng ở cùng Giáo hội và hoạt động trong đó. Người (Chúa Thánh Thần là Người?) soi sáng cho Giáo hội khỏi xa chân lý. Người thánh hóa Giáo hội bằng đổ ơn xuống tràn đầy.

Vậy các “tiến sĩ Thần học” trong giáo hội giải thích làm sao về cái lịch sử chứa 7 núi tội ác của giáo hội mà giáo hoàng John Paul II cùng “tòa thánh” đã xưng thú trước thế giới, trong đó có các tội ác của tập thể Công giáo, của nhiều cá nhân giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, cho tới con chiên? Có cách nào giải thích ngoài điều chấp nhận những tội ác này là do hoạt động của Chúa Thánh Thần đổ ơn xuống tràn đầy để thánh hóa giáo hội? Nếu không chấp nhận điều này thì phải chấp nhận là chẳng làm gì có Chúa Thánh Thần “hằng ở cùng giáo hội” và “soi sáng cho giáo hội” hay “thánh hóa giáo hội”. Tất cả những luận điệu thần học mà giáo hội đưa ra chỉ là sản phẩm của một số người rất thế tục với mưu đồ thống trị đầu óc con người đằng sau cái chiêu bài thần thánh, khai thác sự yếu kém tâm linh của quần chúng thông thường. Do đó, bản chất của Giáo hội Công Giáo không ngoài gì khác là một tổ chức thế tục buôn thần bán thánh mà giới chăn chiên đã dùng mọi thủ đoạn để mê hoặc đầu óc yếu kém của các tín đồ. Ai không đồng ý xin mời lên tiếng.



Tại sao chuyện Chúa Thánh Thần ngự xuống nơi con nít, theo lệnh truyền của linh mục, lại là chuyện chuyện hoang đường? Bởi vì thực tế cho thấy những chuyện này không đúng như chuyện hoang đường về Thánh Linh giáng lâm trong Thánh Kinh. Sách Giáo Lý Công Giáo trích dẫn đoạn sau đây trong Thánh Kinh, Công Vụ Các Sứ Đồ 2: 1-4:

Đến ngày lễ ngũ tuần, các môn đệ Chúa đều họp mặt đông đủ. Thình lình có tiếng động từ trời như luồng gió mạnh thổi vào đầy nhà. Các môn đệ thấy những chiếc lưỡi bằng lửa xuất hiện, đậu trên đầu mỗi người. Tất cả đều đầy dẫy Thánh Linh, mỗi người bắt đầu nói một ngoại ngữ do Thánh Linh chỉ bảo.

Thời buổi này, có ai còn có thể tin được chuyện quái gở như vậy không. Thứ nhất, tiếng động từ trời thì chỉ có thể vang tới chứ không thể thổi tới. Vang tới to hay nhỏ là tùy theo cường độ của tiếng động chứ không phải là như luồng gió mạnh thổi vào. Không có gió thì tiếng động vẫn vang tới như thường. Luke (tác giả của sách Công Vụ Các Sứ Đồ) không hiểu gì về khoa học nên mới viết như trên. Thứ nhì, Thánh Kinh, những lời mạc khải không thể sai lầm của Chúa, Chúa Cha hay Chúa Con hay Chúa Thánh Thần cũng vậy vì ba chỉ là một, cho rằng trái đất phẳng dẹt như cái đĩa, không biết đến cả một nửa địa cầu, vậy Chúa Thánh Thần làm sao biết được tiếng nói của các sắc dân ở phía bên kia địa cầu mà chỉ bảo tiếng nói của họ. Thứ ba, trong ngày lễ ngũ tuần, nghĩa là 35 ngày sau khi Giê-su sống lại, thì có bao nhiêu môn đồ họp hành. Tất cả những người nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đều đồng thuận là Giê-su không có quá 12 môn đồ. Vậy trên thế giới có bao nhiêu thứ tiếng khác nhau và 12 môn đồ trên, mỗi người phải nói bao nhiêu thứ ngoại ngữ, trong đó có những ngoại ngữ mà chính Thánh Linh cũng không biết đến sự hiện hữu của những ngoại ngữ này. Thật là chuyện hoang đường quá sức tưởng tượng, thế mà vẫn có người tin và cho vào sách Giáo Lý Công Giáo. Nhưng điều đáng nói là dấu hiệu khi Chúa Thánh Thần ngự xuống là dưới dạng các lưỡi lửa trên đầu mỗi người, nếu chúng ta có thể tin được cái chuyện có tính cách mạ lỵ đầu óc con người này. Vậy có ai thấy những lưỡi lửa này hiện trên đầu của những đứa con nít trong lễ rửa tội chưa? Kết luận? Tất cả chỉ là trò lừa dối của giới chăn chiên ru ngủ những đầu óc không có khả năng suy luận. Tin cũng được, nhưng tới một mức độ nào thôi chứ, cứ tin bướng tin càn bất kể là điều mình tin nó hoang đường, phi lý tới đâu thì thật quả là đáng tội nghiệp.

Trên đây, tôi đã phân tích và trình bày tất cả những sự hoang đường phi lý và mâu thuẫn trong những bí tích rửa tội. Tất cả những bí tích khác trong Công Giáo La Mã đại loại đều như vậy cả. Điều lạ đối với tôi là mấy ông trí thức Công Giáo Việt Nam như Tiến sĩ Thần Học Nguyễn Khắc Xuyên viết về bí tích rửa tội trong Sách Giáo Lý Công Giáo mà không hề nhận ra những điều kỳ quặc hoang đường, những lời đối thoại khôi hài trong đó. Không hiểu đầu óc của họ thuộc loại nào. Có vẻ như một đọc giả ở Úc đã nhận xét khá đúng: một khi đã rửa tội vào Công giáo rồi thì phần lớn những giây thần kinh suy tư đã bị hủy diệt mất, chỉ còn lại những phần vô dụng, không biết gì hơn là nhắc lại như con vẹt những điều Giáo hội nhồi nhét vào trong đầu.

B. Bí Tích Ban Thánh Thể.

Bây giờ chúng ta hãy thử duyệt qua vài nhận định về cái lễ tiết “ban Thánh thể” , một lễ tiết quan trọng bậc nhất của Ki Tô Giáo. Các tín đồ Công Giáo, khi ăn một cái bánh nhỏ mà họ thường được dạy là “bánh thánh”, tin rằng mình đã thực sự ăn thịt và uống máu Chúa Giê-su. Như vậy có phải là một hành vi mê tín, dị đoan không? Họ tin rằng một mẩu bánh làm bột thường, sau khi được ông linh mục hoa tay làm phép, lẩm bẩm vài câu bằng tiếng La-Tinh, mẩu bánh đó đã được thánh hóa và trở thành đích thực là thịt và máu Chúa của họ. Đó là niềm tin dựa vào “trí tuệ” hay chỉ là niềm tin mù quáng, nghe theo những lời lừa bịp của giới chăn chiên. Đối với người ngoại đạo chúng tôi, đó là những hành vi mê tín, dị đoan và man rợ hơn bất cứ hành vi mê tín dị đoan nào khác. 


Trước hết là nhận định của một tín đồ Công giáo đạo gốc Việt Nam, ông Charlie Nguyễn. Trong cuốnCông Giáo: Huyền Thoại & Tội Ác, ông Nguyễn viết, trang 9 – 11:

Cũng như tại các nhà thờ Công giáo ngày nay, các linh mục làm lễ MISA, có nghĩa bữa tiệc tế thần Jehovah (Đức Chúa Cha) bằng thân xác của Đức Chúa Con (Jesus). Sau khi Chúa Cha ăn thịt Chúa Con xong thì đến phiên các cha cố và giáo dân cùng chia nhau ăn bánh thánh và uống rượu nho mà họ gọi là “rước lễ” hoặc “Phép Mình Thánh Chúa” (Corpus Christi). Giáo lý Công giáo buộc mọi tín đồ phải tin rằng lúc rước lễ là lúc họ đang ăn thịt thật và uống máu thật của Jesus đã chết thối cách đây gần 2000 năm! Đó là nghi lễ tôn giáo trọng đại của những người tự hào là “văn minh” đang sống trong một nước “mọi rợ” phương Đông là nước Việt Nam! Nhờ phúc đức của ông bà tổ tiên nhân hậu để lại nên dân tộc Việt Nam chỉ có khoảng 5-7% dân số hồ hởi phấn khởi chạy theo nền văn minh khoái khẩu món thịt người (Cannibal). Số còn lại 93% dân số Việt Nam may mắn đều là dân “mọi rợ” (theo nghĩa “mọi rợ” của sách kinh Công giáo dưới cặp mắt cú vọ của các cố đạo thừa sai cũng như dưới cặp mắt mơ huyền của các cố đạo bản xứ mất gốc.)

Theo sử gia Hislop thì cái ý nghĩ quái đản vềsự ăn thịt Chúa của người Công giáo là học đòi tục lệ của tà giáo mọi rợ ăn thịt người...(The idea of eating the flesh of God was of cannibalistic inception)..

Sử gia trứ danh Durant, với những bộ sử lớn lao của ông đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, đã viết: “Niềm tin về sự biến thể của bánh và rượu thành thịt và máu của Chúa Jesus trong nghi lễ Công giáo La mã là một trong những nghi lễ cổ xưa nhất của những tôn giáo thời ăn lông ở lỗ” (The belief in transubstantiation as practiced in the Roman Catholic Church is one of the oldest ceremonies of primitive religion. – The Story of Civilization: The Reformation, p. 749)

Có thể có một số người Công Giáo Việt Nam, vốn không bao giờ sử dụng đến đầu óc, cho rằng Charlie Nguyễn chẳng qua chỉ là một “phản đồ” tầm thường, không đáng kể. Không hẳn vậy, nhận định của Charlie Nguyễn rất sát với những nhận định của một số linh mục và học giả Công giáo như chúng ta sẽ thấy sau đây. 

Học giả Công giáo Joseph L. Daleiden, sau khi nghiên cứu về những niềm tin trong dân gian cổ xưa, đã viết trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng như sau:


Đã có một thời tôi tin vào cái tục lệ sơ khai mà Cicero đã viết trong thế kỷ thứ nhất trước thời đại thông thường (thật lâu trước khi Ki-Tô Giáo thực hành tục lệ này): “Làm sao mà một người có thể đần độn đến độ có thể tưởng tượng được rằng cái mình ăn đúng là Thiên Chúa?” Điều biện bạch duy nhất của tôi là, đó là trước khi tôi phát triển khả năng suy lý mà ngày nay tôi có. Hơn nữa, tôi không có cách nào để biết rằng (vì nền giáo dục đặc biệt Công giáo. TCN)những nhà nhân chủng học và các sử gia đã truy nguyên ra rằng, sự thực hành cái lễ tiết ăn thịt Thiên Chúa đã là tín ngưỡng của con người trong buổi sơ khai, tin rằng mình có thể có được những uy lực của những vật mà mình ăn.

Sau cùng, tôi đã bị lừa bởi trò bịp trong môn nghĩa ngữ học rất thịnh hành trong bộ môn giả khoa học là siêu hình học. Từ “biến thể”(trong lễ ban thánh thể, cho rằng bánh và rượu sẽ biến thành thịt và máu Chúa do sự phù phép của linh mục. TCN) gây nên sự khá kinh sợ cho những đầu óc chất phác. Khi từ này lại do một người có thẩm quyền như một linh mục, mô tả tại sao bánh và rượu có thể đổi cái “thể” mà không đổi “tính chất” thì rất dễ làm cho người ta tin. Hơn nữa, ai mà chẳng thích trò ảo thuật. Nó chắc chắn là hấp dẫn hơn là đi đào sâu vào triết lý thực nghiệm của David Hume hay sự phân tích sắc xảo của Ludwig Feuerbach. Chính hai người này đã là những người đầu tiên vạch rõ điều hiển nhiên như sau: cho rằng một vật (thể) hiện hữu mà không có thuộc tính (tính chất) thì cũng ngớ ngẩn như là cho rằng ngược lại, nghĩa là có “tính chất” mà không có “thể”. (hãy chỉ cho tôi một cái “không có gì (nothing) mà lại dài”, hoặc “không có gì mà lại xanh hay cứng). Do đó, không có những vật thể hiện hữu riêng biệt nào có thể “biến thể” một cách có tính cách ảo thuật. (Tác giả viết đoạn này quá ngắn gọn nên hơi khó hiểu. Vấn đề tác giả muốn nói là: bánh và rượu có những tính chất riêng của nó, thí dụ như bánh thánh thì có vị của bột, và rượu thì có vị ngọt hoặc hơi chát của rượu. Tín đồ ăn bánh và uống rượu chỉ thấy vị (tính chất) của bánh và rượu, chứ không thấy vị của thịt và máu Chúa, cho nên chuyện “biến thể” là chuyện không tưởng. TCN). Một lần nữa,các nhà thần học đã thành công trong việc làm mê mẩn đầu óc con người bằng những từ vô nghĩa. Tất cả những bí tích, giống như những ngày lễ, biểu tượng của Ki Tô Giáo, chỉ là những toan tính đơn giản để thích nghi với những tín ngưỡng dân gian. Đối với những người không có thiên kiến, có đầu óc suy lý, thì chúng ta có tràn ngập những bằng chứng để đi tới kết luận này. [6]


Linh mục Joseph McCabe cũng có cái nhìn khác về lễ ban Thánh Thể vì trong thời gian trên 25 năm, ông ta đã làm lễ này không biết bao nhiêu lần trong các nhà thờ. Trong cuốnSự Thực Về Giáo Hội Công Giáo ông viết như sau:


Bí tích ban Thánh Thể - nghĩa là, giáo điều về sự "hiện diện thực" của Chúa Ki Tô trong bánh và rượu đã được Thánh hóa - đích thực là niềm tin chính của Giáo Hội Công Giáo ...Vì trên cái sở hữu vô gíá về một đời sống thực của Thượng đế trong họ, và trên cái bản chất kỳ lạ của chế độ giáo hoàng, mà các tín đồ Công Giáo có thái độ ưu việt nực cười đối với tất cả phần còn lại của nhân loại. Và bí tích này là một trong những niềm tin ấu trĩ và điên rồ nhất được duy trì trong một tôn giáo văn minh.

Giáo điều về lễ ban Thánh Thể của Giáo Hội thường không được rõ ràng. Không phải vì Giáo hội trình bày sai nhưng vì sự kiện là:một người ngoại đạo không tin được rằng bất cứ một con người hiện đại có học thức nào lại có thể tin được những điều như vậy. Họ biết Giáo hội dạy rằng có sự hiện diện đích thực của Thiên Chúa trong bí tích ban Thánh Thể. Đã quen thuộc với niềm tin rằng Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, họ không thấy một ý nghĩa trí thức to lớn nào trong bí tích này. Họ không biết, và không thể bị thuyết phục, rằng những tín đồ Công Giáo tin, và giáo hội của họ đoan chắc một cách giáo điều rằng, cái ở trước mắt họ rõ ràng là bánh và rượu, sau vài lời Thánh hóa, lại không phải là bánh và rượu, mà là chính nhục thân sống của Chúa Giê-su Ki-Tô, từ đầu tới chân.

Trong buổi đầu của thời Trung Cổ, cũng như trong nhiều triệu tín đồ Công Giáo vô học ngày nay, giáo hội không cần tới một sự giải thích nào về sự biểu hiện của bánh và rượu,cũng như không cần tới một toan tính giải thích nào về tại sao nhục thân của Chúa Ki Tô cùng lúc ở trên thiên đường và hàng triệu nơi khác trên trái đất. Đối với những đầu óc như vậy, họ có thể tin bất cứ điều gì. Mọi giải thích cũng rườm rà như mọi lý luận.

Thật là rất thuận tiện. Bằng một hoạt động siêu nhiên, trong buổi lễ, cái "thể" vô hình của bánh và rượu được thay thế bằng cái "thể" của nhục thân thực, sống động của Chúa Ki Tô. Còn về tại sao nhục thân của Chúa Ki Tô có thể cùng lúc ở hàng triệu nơi khác nhau, và toàn bộ nhục thân này hiện hữu trong một mẩu bánh, thì câu trả lời là - hãy cúi đầu tuân phục bí nhiệm của sự "biến thể".[7]


Trong đoạn trên, Linh mục Joseph McCabe đã chứng tỏ đức tin Công giáo về "bí tích ban Thánh Thể" là phi lý trí, vì nếu dùng lý trí để suy luận thì không ai còn có thể tin vào những điều hoang đường kỳ quặc như vậy. Cũng vì vậy mà chúng ta thấy trong cuốn " Huyền Thoại Về Những Thiên Chúa Cuối Cùng: GiaVê và Giêsu" ("Mythology's Last Gods: Yahweh and Jesus", p. 16), Tiến sĩ William Harwood, một tín đồ Công giáo phải mất ba năm mới tỉnh ngộ và bỏ được những niềm tin phi lý sau khi nghiên cứu lịch sử các tôn giáo trong đế quốc La Mã và khám phá ra rằng "bí tích" ăn thịt uống máu Chúa (Eucharist) mà ông đã tin và thọ hưởng bí tích này hàng tuần và trong nhiều năm, đã có từ 3000 năm trước khi Giêsu ra đời, và rằng các Thiên Chúa hay Thượng Đế (Gods) chỉ là những chuyện tưởng tượng y như những chuyện thần tiên kể cho trẻ con nghe. (Dr. Harwood..discovered that the "god-eating" ritual in which he participated weekly as a believing Christian had existed three thousand years before Jesus' birth. Not for three years, however, could he fully abandon the disproved beliefs to which he had been emotionally committed, and acknowledge that gods are as imaginary as fairies)

Học giả Công Giáo người Pháp Henri Guillemin cho bí tích này là một trò ảo thuật của giáo hội bày đặt ra và viết trong cuốnCái Giáo Hội Khốn Nạn (Malheureuse Église, 1992) như sau:


"Bằng vài lời lẩm bẩm, giáo hội gài vào trong một mẩu bánh thân thể, thân thể thực sự bằng xương bắng thịt của Giê-su Ki Tô để cho tín đồ dùng qua đường ăn uống (tác giả muốn nói đến bí tích "ban thánh thể". TCN)". 

(Au moyen de quelques syllabes, elle insère, dans un fragment de pain, le corps, le corps physique de Jésus-Christ voué à une consommation buccale et stomacale...)

Đặc biệt hơn cả có lẽ là những suy tư sâu thẳm từ nội tâm của Linh mục Charles Chiniquy trong cuốn 50 Năm Trong “Giáo Hội” Rô-Ma (50 Years in the “Church” of Rome, Chick Publications, 1985) về tín điều “biến thể” của giáo hội Công Giáo, hay lễ “ban mình Thánh Chúa” hay “ban Thánh thể” . Chúng ta hãy đọc vài đoạn của ông trong cuốn sách trên, nội dung kể lại cuộc đời của ông trong giáo hội Công Giáo. Khi được phong chức Linh Mục ông cảm thấy hãnh diện hơn ai hết. Ông viết, trang 70:


Tôi được phong chức Linh Mục trong nhà thờ Quebec, bởi Tổng Giám Mục Signaie ở Canada. Vị sứ giả này của giáo hoàng, bằng cách đặt tay lên đầu tôi, ban cho tôi quyền năng biến cải một mẩu bánh thành thân thể, máu, linh hồn và thần tính thực sự của đức Giê-su Ki Tô! Giáo hội không thể sai lầm của tôi đã đặt tôi lên địa vị, không chỉ ngang bằng với Thiên Chúa Cứu Thế của tôi, mà thực ra còn trên cả Ngài! Từ nay về sau, không những tôi chỉ ra lệnh cho Ngài, mà còn tạo ra Ngài,không phải là bằng đường lối tâm linh hay huyền nhiệm, mà là bằng một sự hấp dẫn mạnh mẽ cá nhân thực sự tạo ra con người Ngài…

Tự bắt mình phải tin rằng mình có thể biến đổi một mẩu bánh thành Thiên Chúa đòi hỏi một cố gắng siêu đẳng về ý chí, và sự hủy diệt hoàn toàn khả năng hiểu biết, đến độ là, sau sự cố gắng đó, trạng thái linh hồn giống như là chết hơn là sống.

Tôi đã từng tự thuyết phục là tôi đã làm một việc thánh thiện và siêu phàm nhất trong cuộc đời của tôi trong khi, thực ra tôi đã mang tội có tính cách xúc phạm nhất là thờ hình tượng. Mắt tôi, tay và môi tôi, miệng và lưỡi tôi, tất cả mọi giác quan và khả năng hiểu biết của tôi đều nói với tôi rằng cái mà tôi thấy, cầm trong tay và ăn, không gì khác hơn là một mẩu bánh, nhưng những tiếng nói của giáo hoàng và giáo hội của ông ta lại bảo tôi rằng đó chính là thân thể, máu, linh hồn, và thần tính thực sự của Giê-su Ki Tô. Tôi đã từng tự thuyết phục là tiếng nói của những giác quan và của khả năng hiểu biết của tôi là tiếng nói của Satan, và tiếng nói dối trá của giáo hoàng là tiếng nói của Thượng đế của Chân lý. Hàng ngày trong cuộc đời của mình, mọi linh mục của giáo hội Rô Ma đều phải đối diện với sự lầm lạc điên rồ kỳ lạ đó, nếu muốn tiếp tục làm linh mục của giáo hội Rô Ma.”[8]


Quý đọc giả có thể đọc thêm bài: BÁNH THÁNH: Nhân Chuyện Chúa Giê-su Bị Chuột Hẩu Sực, bản dịch bài "The God of Rome (Jesus) Eaten by Rats" By Fr. Charles Chiniquy trong cuốn “50 Years in the “Church” of Rome” [http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN73.php]

Bàn về bí tích ban thánh thể, David Hume, một triết gia nổi tiếng của Tô Cách Lan (Scotland) phát biểu như sau:

Trong tất cả các tôn giáo thì tôn giáo vô lý và vô nghĩa nhất là tôn giáo mà những người hiến thân cho Chúa, sau khi đã tạo ra Chúa, lại đi ăn thịt Chúa của họ. (Of all religions, the most absurd and nonsensical is that whose votaries eat, after having created, their deity.)

Nhưng Linh mục Cao Phương Kỷ của Công giáo Việt Nam thì viết về “Phép Ban Thánh Thể” như sau: 

Đây là Giáo Lý Cao Cả Nhất trong Đạo, là Mầu Nhiệm Đức Tin, vì là Lời Truyền Phép Lạ Thánh Thể, biến bánh thành “Thánh Thể CHÚA GIÊSU”, và rượu thành “Máu Thánh CHÚA GIÊSU”. Đây chính là Một PHÉP LẠ vô cùng Nhiệm Mầu, chỉ có THIÊN CHÚA mới làm được, và nhân loại phàm hèn cần ĐỨC TIN (“sola Fides sufficit”, Thánh Tomas).

Chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa trí thức Công giáo Tây phương và trí thức Công giáo Việt Nam. Các vị lãnh đạo Công Giáo có lối giảng đạo rất lạ kỳ, bất cứ cái gì không giải thích được đều “giải thích” đó là mầu nhiệm của Thiên Chúa, mầu nhiệm đức tin, và bắt tín đồ cứ phải nhắm mắt mà tin, tin cả những điều không thể tin được. Ở đây cũng vậy, Linh mục Cao Phương Kỷ “giải thích” Phép Thánh Thể là Một PHÉP LẠ vô cùng Nhiệm Mầu, chỉ có THIÊN CHÚA mới làm được. Giải thích như vậy thì cũng như không, vì ít ra trong thời đại này, cũng phải vạch rõ sự mầu nhiệm là ở chỗ nào, bằng cách nào mà biến bánh thành “Thánh Thể CHÚA GIÊSU”, và rượu thành “Máu Thánh CHÚA GIÊSU”? Thí dụ như: lấy một mẩu bánh phân chất, xong rồi đưa cho Linh mục Cao Phương Kỷ lẩm bẩm vài tiếng La-Tinh để thánh hóa nó, xong rồi mang đi phân chất lại ngay xem có gì khác nhau không, và chứng minh rằng trong đó có thịt của Giê-su, nghĩa là có các DNA cũng như “gen” của Giêsu. Mà đâu có phải là chỉ có THIÊN CHÚA mới làm được, mà chính là các linh mục tự cho mình cái quyền làm được, nghĩa là biến bánh thành “Thánh Thể CHÚA GIÊSU”.

Chúa chết lâu rồi, và từ ngày chết đi có làm gì đâu. Điều đáng nói là nhân loại không phải toàn là những kẻ phàm hèn cần ĐỨC TIN như Linh mục Cao Phương Kỷ viết. Họ cần những lời giải thích rõ ràng, có cơ sở. Những kẻ phàm hèn cần ĐỨC TIN chỉ gồm có một thiểu số trong số hơn 6 tỷ người hiện hữu trên thế giới, và chỉ gồm có nhiều nhất là 7% trong số hơn 80 triệu dân Việt Nam. Vậy linh mục Cao Phương Kỷ lấy cái phàm hèn cần ĐỨC TIN của mình và của đám tín đồ ra làm cái phàm hèn cần ĐỨC TIN của cả nhân loại thì đúng là viết bậy, viết mà không biết mình viết cái gì. Nhưng hầu như mấy ông linh mục đều như vậy cả. 

Người Công Giáo thường có lối viết rất cường điệu, chẳng hạn trong tờ Hiệp Nhất gần đây, đã viết bà Maria là “Nữ Vương Của Việt Nam” bất kể là chỉ có 7% dân Việt Nam coi Maria là Nữ Vương của họ, còn 93% coi bà Maria chỉ là cô gái ngoan, không phải là thế gian sự thường, theo một tục ngữ của Việt Nam. 



C. Về Cây Thập Giá.

Người Công giáo hàng ngày làm dấu cái mà họ gọi là “thánh giá”, tin rằng đó là biểu tượng “cứu rỗi”, nhưng không hề biết là cây gỗ hình chữ thập dùng để đóng đinh Chúa Giê-su chỉ tượng trưng cho một loại hình phạt tra tấn và hành quyết man rợ nhất của La Mã khi xưa. Nếu trong lịch sử loài người, chỉ có một mình Giê-su bị đóng đinh trên cái giá chữ thập thì may ra, may ra thôi, còn có người có thể tin đó là một biểu tượng “cứu rỗi” nếu họ nhắm mắt tin theo nền thần học của Ki Tô Giáo. Những Tân Ước viết rất rõ là Giê-su bị đóng đinh trên giá hình chữ thập cùng lượt với hai tên ăn trộm ở hai bên. Ngoài ra trong lịch sử còn có không biết bao nhiêu người cũng đã bị hành quyết như vậy. Vậy cái giá nào gọi là “thánh giá”, tại sao chỉ tôn sùng một cái giá mà Giê-su bị đóng đinh trên đó trong khi thực sự chẳng ai biết cái giá đó là cái nào, có gì khác biệt với các giá khác không. Và cái giá đó thánh ở chỗ nào.

Thật vậy, cái giá bằng gỗ hình chữ thập mà Giê-su bị đóng đinh trên đó không phải là “thánh giá” như người Ca-tô Việt Nam thường dùng, cho rằng để vinh danh Chúa của họ. Bởi vì, hình phạt đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập là một cực hình của đế quốc La Mã dành cho những kẻ nô lệ phạm tội, trộm cắp, giết người, phản loạn v..v.. Thánh Kinh viết rõ, (Luke 23: 32,33; Matthew 27: 38)) Giê-su bị xử đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập cùng lượt với hai tên tội phạm, trộm cướp (criminals, robbers) khác.



Không có lý do gì để chúng ta tin rằng cái giá gỗ mà Giê-su bị đóng đinh trên đó khác với những giá gỗ cùng loại trong thời đó. Bản văn bằng tiếng Anh viết là Giê-su “was crucified” chứ không phải là “was nailed on the holy cross”. Mà “crucify” trong tự điển có nghĩa là: 1. Xử tử hình bằng cách đóng đinh hoặc trói trên một giá hình chữ thập (To put to death by nailing or binding to a cross); 2. Đối xử một cách độc ác, hành hạ (To treat cruelly; torment). Cho nên, chẳng có gì có thể gọi là “thánh” ở đây cả. Công Giáo đã thêm vào từ “holy” để thánh hóa một vật thuộc một cực hình tàn nhẫn và dã man nhất của nhân loại. Người ta đã tôn sùng một biểu tượng của sự tàn ác, cố tình quên đi sự khủng khiếp kết hợp với cây thập giá. Thật vậy, chúng ta hãy đọc một đoạn nói về cực hình này của Russell Shorto trong cuốnSự Thực Trong Phúc Âm:


Được đưa vào nghệ thuật Ki Tô qua nhiều thế kỷ, cực hình đóng đinh trên thập giá đã trở thành một kiểu trình bày ước lệ cao - đến độ như là một vật đẹp đẽ, làm cho ta khó mà có thể tưởng tượng được sự khủng khiếp thực sự của nó. Nhưng thực tế là một cái gì khác hẳn. Trước hết, chúng ta hãy xét đến ý nghĩa khủng khiếp của nó trong một xã hội mà nhân phẩm - ngay cả nhân phẩm của một nông dân - là đức tính cao nhất. Mang ra nơi công cộng - kết tội, phơi trần truồng (Nghệ thuật Ki Tô thường đóng thêm cái khố vào cho Giê-su trên thập giá. TCN) và chết dần trong hấp hối - là hình phạt dã man hơn sự hành quyết nhiều.

Rồi có cả sự tra tấn. Thường là nạn nhân bị trói vào cột rồi bị quất, hoặc bằng một cây roi ngắn gồm có nhiều sợi dây da trên có đính những hạt bằng chì hay những mẩu xương, hoặc bằng gậy. Nạn nhân thường bị đóng lên giá hình chữ thập ở ngay dưới đất rồi giá được dựng thẳng đứng lên. Đinh thường được đóng qua bàn tay hay cổ tay và bàn chân. [9]

Trong bài “Cái Khố Của Jesus Trên Thập Giá”, Charlie Nguyễn, một trí thức Công giáo đạo gốc, đã viết về cây thập giá với nhiều chi tiết hơn như sau:


Thập giá là một dụng cụ giết người hết sức dã man, thường được các đế quốc cổ Hy Lạp và cổ La Mã sử dụng. Đây là một loại cực hình đặc biệt mà người La Mã và Hy Lạp chỉ dùng riêng cho các nô lệ hoặc dân các nước thuộc địa nổi loạn chứ không áp dụng cho các công dân của họ. Trước khi bị đóng đinh, các tội nhân không phân biệt nam nữ, đều bị lột trần truồng, tuyệt đối không có một mảnh vải nhỏ nào che thân.[Do đó, cái khố Giê-su mang trên cây thập giá là sản phẩm nghệ thuật sau này để che đậy (cover-up) sự kiện Giê-su là người Do Thái đã cắt bì, theo giám mục Peter de Rosa trong cuốn Vicars of Christ. TCN] Khi bị treo trên thập giá, sức nặng của cơ thể làm cho các vết đinh đóng trên tay chân bị căng xé khiến tội nhân bị đau nhức cùng cực nhưng không chết. Tội nhân phải sống để chịu những cơn đau buốt liên tục hành hạ trong một thời gian dài. Chỉ khi nào tội nhân kiệt sức không thể nâng đầu lên được nữa thì đầu sẽ cúi gằm xuống khiến cằm đụng vào ngực. Lúc đó tội nhân sẽ từ từ bị nghẹt cổ họng và chết vì ngộp thở (air-suffocation) chứ không chết vì bị chảy hết máu. [Một hình ảnh khủng khiếp của nạn nhân trên cây thập giá như vậy mà người ta vẫn thản nhiên đeo lủng lẳng trên cổ đủ mọi cỡ lớn nhỏ của cây thập giá đó, và dựng nó lên ở khắp nơi, thật là khó hiểu. TCN]

Địa điểm hành hình tội nhân bằng thập giá thường ở những nơi công cộng như dọc đường lộ hoặc trên đồi cao để công chúng dễ thấy. Hình phạt xử tử bằng thập giá vừa là một hình phạt về thể hình giống như lăng trì (rất đau đớn và chết chậm) nhằm mục đích khủng bố tinh thần đám dân nô lệ và vừa là một nhục hình nhằm sỉ nhục tội nhân vì suốt trong một thời gian dài tội nhân bị phơi thân trần truồng trên thập giá truớc mặt công chúng.

Lịch sử Tây phương ghi nhận nhiều vụ hành hình bằng thập giá. Vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, hoàng đế Alexander the Great của Hy Lạp đã xua quân tiến chiếm thành Tyre. Vì bị dân thành chống cự, Alexander đã ra lệnh đóng đinh 2000 dân của thành này. Vụ thứ hai rất nổi tiếng xảy ra năm 71 trước Công Nguyên, đó là vụ viên tướng La Mã Marcius Crassus ra lệnh đóng đinh 6000 nô lệ có liên quan trong cuộc nổi loạn của nô lệ Spartacus. Sáu ngàn cây thập giá mang xác người đã được dựng lên dọc theo con đường vài chục dặm từ Cupua đến Rome!

Cây thập giá, biểu tượng của một loại hình phạt thuộc loại dã man nhất của nhân loại mà người La Mã dùng để hành hình các tội phạm trong xã hội, trở thành cái gọi là “Thánh giá”, là một chuyện có tính cách sỉ nhục đầu óc con người ngày nay.

Chúng ta thấy rằng, nếu những luận điệu thần học Ki Tô Giáo về tội tổ tông và do đó kéo theo những giáo lý về “chuộc tội”, “cứu thế” và “cứu rỗi” của Giê-su chẳng qua chỉ là những huyền thoại mà Ki Tô Giáo bày đặt ra để huyễn hoặc đầu óc con người thì tất nhiên cây thập giá mà Giê-su bị đóng đinh trên đó không có ý nghĩa gì khác là một dụng cụ trong một loại hình phạt ác độc cổ xưa, và tuyệt đối không có gì là “thánh” ở đó cả.

Hơn nữa, cây Thập ác đó, đối với những người hiểu biết, chỉ là một biểu tượng của một cách hành hình tội phạm man rợ nhất của người La Mã trong lịch sử nhân loại, và đối với những người hiểu biết và nhạy cảm, nó chỉ có tác dụng gây lên một ấn tượng ghê sợ và kinh tởm. Người dân hiểu biết về lịch sử cây Thập ác đó, mỗi khi nhìn thấy nó ở đâu, lại không khỏi rùng mình ghê sợ vì liên tưởng đến cái loại hình phạt dã man đó và sự đau đớn vô cùng tận của những người bị hành hình bằng cách đóng đinh trên cây thập giá.

Trong thế giới tự do ngày nay, không ai cấm ai gọi cái hình cụ thập giá để đóng đinh người trên đó là “thánh giá”. Nhưng cũng trong thế giới tự do này, không ai cấm ai bày tỏ quan điểm của mình về thực chất cây thập giá đó trong lãnh vực học thuật. Khi xưa, trong thời đại dân trí còn thấp kém và nặng lòng mê tín, cây thập giá liên hệ đến những huyền thoại “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su, cho nên đối với những tín đồ Ki Tô Giáo, từ “thánh giá” đối với họ có một ý nghĩa nào đó. Nhưng ngày nay, trước sự tiến bộ kiến thức của nhân loại, trước những khám phá bất khả phủ bác của khoa học, vai trò “cứu thế” của Giê-su cũng như huyền thoại “cứu rỗi” đã bị chính những người trong Ki Tô Giáo nhổ bật gốc rễ và vứt bỏ, từ “thánh giá” đã không còn ý nghĩa, và do đó, trong lãnh vực học thuật, nó đã trở về nguyên vị là biểu tượng ác độc của một loại hình phạt man rợ của con người trong thời đại chưa khai hóa. Như Michael Jordan đã viết ở trên: Nhưng ở bình minh của thế kỷ 21, nhiều người chúng ta không thể tự cho phép là ngu dốt hay mê tín, và đức tin bị che mắt của chúng ta phải mở rộng cho những phê bình nghiên cứu đứng đắn.