Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Năm RỒNG và Triết lý của RỒNG


Hà Sĩ Phu - 

Hà Sĩ Phu
Trong 12 con giáp thì 11 con là Thực, chỉ có Rồng là Mộng, do con người tưởng tượng mà ra. Rồng được lấy gốc từ một loài bò sát như rắn nhưng lại có chân, na ná như thằn lằn, như con kỳ nhông, lại phảng phất một chú khủng long Dinosauria tiền sử.
Có lẽ lấy một thân hình như vậy làm “cốt” (armature draft) người ta dễ chế tác, dễ chắp thêm những cấu tạo, những chi tiết, những chức năng…tuỳ theo trí tưởng tượng của mình để tạc nên một hình tượng biểu trưng cho sức mạnh phi thường.
Con người thuở xưa mơ ước một hình tượng của sức mạnh là điều dễ hiểu, khi thấy mình quá nhõ bé và yếu ớt trước những sức mạnh của thiên nhiên và những trói buộc của xã hội. Những sức mạnh của mãnh thú như hổ báo, như voi ngà, như tê giác, cá voi, như chim ưng…quả là đáng quý nhưng tất cả những sức mạnh có thật ấy không đủ để chế ngự những tai hoạ mà con người phải đương đầu, con vật mạnh mặt này thì yếu mặt khác. Con người hằng ước mơ có một“đấng sinh vật” hoàn thiện như thần thánh, tổng hợp được mọi sức mạnh của muôn loài gộp lại. Những thần dân lao động thấp cổ bé họng cần một sức mạnh như thế đã đành, nhưng giới vua chúa cũng cần một uy vũ tuyệt đối như vậy để bảo chứng, bảo kê cho cái ghế oai phong tột đỉnh của mình khỏi bị xâm phạm.
Được thúc đẩy bởi khát vọng ấy, con người từ thế hệ nọ sang thế hệ kia cứ mặc sức đem trí tưởng tượng mà tô vẽ, mà điểm xuyết vào cơ thể một con vật tưởng tượng, từ đó mà thành Con Rồng với những mẫu mã thiên biến vạn hóa.
Rồng trở thành một lối thoát tâm linh. Thật vậy, chỉ trong tưởng tượng con người mới có thể hoàn toàn tự do, không bị ràng buộc vào bất cứ quy luật thực tế nào, con người được bay lên khỏi mặt đất, thấy mình hoàn toàn sung sướng, thấy mình như có sức mạnh vô biên, như được làm chủ hết cả thế giới.
danluan00009.jpg
Chẳng thế mà Rồng vừa biết trườn như rắn, lại thêm chân, thêm móng, vừa có cánh bay trên trời, vừa bơi trong nước, vừa chạy băng băng trên bộ như khủng long…Rồng có thể hút nước, phun mưa, lại khạc ra lửa, làm chủ trên mọi môi trường, trên mọi địa hình địa vật. Một mình Rồng kiêm cả Thuỷ Lục Không quân. Rồng vừa mềm mại nhu thuận như đấng quân vương chở che dân lành, lại vừa trừng mắt, nhe nanh, múa vuốt để sẵn sàng xé xác bất cứ kẻ nào chống lại.
Về hình thể có lúc như rắn, biến màu như kỳ nhông, như khủng long bay Pterosaurus, có lúc như chim, như bướm, có khi như cá, có khi như hổ báo, có khi như ngựa, như người…Chỉ trong tưởng tượng, trong khát vọng, người ta mới có quyền, và có thể vô lý đến như thế, nghĩ ra một thứ không thể có thực trên đời.
danluan00010.jpg
Rồng là bản ghi chép thật đầy đủ, nó cho biết con người đang thiếu thốn những gì, đang yếu ở những điểm nào, đang ở trình độ ra sao và đang ước muốn những gì. Khát vọng đương nhiên là chân chính, nhưng chỉ có sự PHI LÝ đến tận cùng, mâu thuẫn đến tận cùng, mới thoả mãn được sự “tổng hoà” những ước vọng vô cùng vô tận ấy. Ví dụ một con vật có cấu trúc chắc nịch và hùng dũng để làm chúa trên mặt đất làm sao có thể nhẹ nhàng bay trên trời, làm sao một con vật chuyên hút nước tưới cho mùa màng như Rồng nhưng ở nơi khác lại phun ra lửa…Rồng cũng có đôi, sóng đôi như âm với dương, nhưng hài hoà đến mức con người phải ghen tỵ: “Thế gian được vợ hỏng chồng, đâu có như Rồng mà được cả đôi?”. Ra thế, Rồng là tượng trưng của sự hoàn thiện.
Cho nên nhìn bộ sưu tập Rồng con người sẽ nhận ra hình bóng mình trong đó, rất gần gũi trong tâm tưởng, nhưng lại cao xa như ở chốn Bồng lai, vừa hữu lý lại vừa vô lý (mời xem thêm ở phần phụ bản).
Mười một con giáp có thật chính là thế giới thật, nhưng thế giới thật không đủ thỏa mãn cho con người. Con người cần một thế giới giả, một thế giới tưởng tượng không bị ràng buộc để được tha hồ bơi trong đó, để bay trong đó, tung tăng chạy nhảy trong đó, để thư giãn, để hồi tỉnh, để phục hồi năng lượng trước khi trở về thực tế với những con Chuột tiểu nhân, con Hổ bạo lực, con Khỉ tinh ranh, con Dê tự do, con Trâu hiền lành, con Lợn ụt ịt…
Trong lịch sử của mình, con người đã nhiều lần muốn hiện thực hóa cái thế giới siêu hình lý tưởng ấy, tìm cách đem cái thế giới tưởng tượng, đem “THẾ GIỚI RỒNG” về giữa thế gian. Đã từng có những nhà khoa học viễn tưởng vĩ đại như Saint - Simon, Fourier, Owen, và cuối cùng là Karl Marx…đưa ra những đề án đẹp như Rồng nhưng cuối cùng cũng theo Rồng giã từ hạ giới mà lên tiên, vì những mô hình ấy cũng phi lý như Rồng vậy.
Người dân Việt có thể kể lại sự tích Lý Công Uẩn nhìn thấy “Rồng lên” như một huyền thoại đẹp, nhưng xin chớ ba hoa rằng sáng nay ra ngõ gặp Rồng, rằng Rồng trên toàn thế giới đang liên hiệp lại để cứu rỗi cái nhân loại chưa biết cách làm người.
Những ảo tưởng muốn đưa loài người bay lên ấy bề ngoài là lạc quan (lạc quan tếu) kỳ thực là những tiếng kêu thương bế tắc của con người trước những vấn nạn của thiên nhiên và xã hội, mà trình độ nhận thức xã hội và khoa học kỹ thuật lúc ấy chưa đủ sức để gỡ ra. Ước mơ chân thành, dù là viễn vọng hay ảo vọng cũng đáng ghi nhận và thấu hiểu, nhưng giữa ước mơ và ‘ma tuý’ phải có một khoảng cách!
Rồng gắn bó với con Người vì đó chính là ước muốn, là tư duy của Người, nên Rồng chẳng những được thêu lên Long bào, Long cổn, thêu lên tà áo dài phụ nữ thướt tha, được tạc vào đồ thờ, được xăm lên ngực lên tay…mà con Người còn muốn chính mình biến thành Rồng, một thứ Rồng có nhân hình, nhân diện nữa mới thỏa. Có Rồng hình Người, lại có Người hình Rồng. Diễn viên huyền thoại của sức mạnh và võ nghệ Trung quốc Lý Chấn Phiên 李振藩 lấy hiệu là Lý Tiểu Long 李小龍(tức con Rồng nhỏ) đủ biết vai trò thần tượng lôi cuốn của Rồng như thế nào. Người với Rồng gắn bó tuy hai mà một vậy.
danluan00011.jpg
Rồng là Người, chẳng thế mà con Rồng châu Âu cũng rành mạch như tính tình của người phương Tây, Rồng ở Tây hiện hình đầy đủ chứ không khuất trong mây. Khác với Rồng châu Á nghiêng về Thiện, Rồng châu Âu lại là nghiêng về Ác, vì nó có quyền lực phi thường, có lẽ vì hiểu như thế nên người châu Âu đã đi đầu trong phương án “phân chia quyền lực” để các quyền lực kiềm chế lẫn nhau và cái Ác không thể lộng hành chăng?
Tại sao cũng con Rồng mà phân ly hai ngả: Rồng Âu phần lớn tượng trưng cho Ác, Rồng Á thì phần lớn tượng trưng cho Thiện. Đây cũng là một triết lý, quyền lực dù được tập trung để làm điều Thiện thì chính nó cũng dễ dàng biến thành sức mạnh để làm điều Ác, đó là nguyên lý “lạm quyền” cố hữu của quyền lực. Đối với quyền lực như Rồng thì ranh giới giữa Thiện hay Ác cũng chỉ mong manh như sợi tóc, Thiện đấy mà Ác đấy nên Rồng châu Á không chỉ có Thiện, Rồng châu Âu không chỉ có Ác.
danluan00012.jpg
Tại sao châu Âu coi Rồng là Ác thì chính nơi đây lại đi đầu trong quá trình Dân chủ hoá, tức là sớm đạt đến cái Thiện (thân thiện) với con người và với thiên nhiên, trong khi Rồng châu Á khuyến thiện thì cái Thiện trong Dân chủ ở châu Á lại đến quá muộn? Triết lý là: Đặt cái Ác lên bàn để mổ xẻ thì tránh được cái Ác, đấy là nguyên lý của Pháp trị. Trái lại cứ bầy cái Thiện lên bàn để ngợi ca và phủ dụ thì sớm muộn Thiện cũng bị biến thành cái vỏ rất đẹp để Ác chui vào và chiếm lĩnh, đấy là nguy cơ của Đức trị trong xã hội tinh khôn ngày nay. Cái Thiện được kết tinh vào Luật pháp đáng giá hơn mọi điều Thiện trên môi.
Con Rồng châu Á đã dài lại uốn khúc hình “Sin”, uốn lượn nhiều khúc nhưng vẫn luân hồi, luân hồi nhưng thường ẩn hiện trong mây, khó lòng nhìn thấy trọn vẹn khuôn hình của nó. Giấu mình giữa những làn mây, Rồng châu Á vừa mềm mại, nhu thuận như ôm lấy để chở che ta, vừa muốn cuốn tất cả thiên hạ vào trong nanh vuốt…
Các cụ nhà ta có câu “Người làm sao, của Chiêm bao làm vậy”. Hiểu theo nghĩa “Chiêm bao” là sức tưởng tượng, là nằm mơ, là ước vọng trong giấc ngủ nửa vời thì đem câu ngạn ngữ ấy chiếu vào con Rồng châu Á châu Âu sao mà nghiệm vậy! Dân ta “vốn không rành mạch bao giờ” (lời thơ Nguyễn Duy) nên con Rồng Thiện với con Rồng Ác cứ lồng vào nhau như một “cặp đôi hoàn hảo” cứ nhùng nhằng ổn định, khiến cuộc canh tân bị bùng nhùng mãi chỉ vì “cái dân tộc mình nó thế” (Hoàng Ngọc Hiến).
Con đường cứu nước của thiên tài Phan Chu Trinh không vội vã đuổi ngay kẻ thù tàn bạo phương Tây, tất nhiên sẽ phải “đánh cho Pháp cút” nhưng trước khi “cút” hãy tận dụng phần văn minh của nó, để tiếng kèn văn minh châu Âu ấy góp phần đánh thức “giấc chiêm bao” chìm đắm của dân mình, một thứ “chiêm bao” chỉ được đánh thức bởi những giá trị của văn minh, chứ không thể bằng gươm giáo. Cụ Phan phải viết “Tỉnh quốc hồn ca” cũng nhằm việc đánh thức ấy, vì dẫu cho đã đuổi được một kẻ thù này mà hồn Dân chưa thật tỉnh (hoặc lại chuyển sang mê một cái gì đó) thì biết đâu lại chẳng sa vào tay một kẻ thù khác còn nguy hại gấp vạn lần, như bài học nhỡn tiến đó thôi!.
Năm Rồng, lục lại gia phả nhà Rồng mà quên mất anh Rồng bằng gốc tre thì e sai sót. Tháng 6 năm 1922, vào dịp vua Khải Định sang Pháp dự Hội chợ Thuộc địa, nhóm mang tên chung Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác vở kịch Con Rồng tre với nội dung đả kích bọn phong kiến bù nhìn bán nước, tóm tắt như sau: “Có những cây tre thân hình quằn quẹo, những người chơi đồ cổ lấy về đẽo gọt thành con Rồng. Nó là một đồ chơi. Là con Rồng nhưng thật ra chỉ là khúc tre. Là khúc tre nhưng lại hãnh diện có tên và hình dáng con Rồng. Tuy vậy chỉ là một quái vật vô dụng”. Câu chuyện “con quái vật” này đã qua tròn một thế kỷ mà nghe chừng vẫn như viết cho hôm nay.
Kỷ nguyên Internet đang soi rọi vào từng centimet của cuộc sống nhân loại, những huyền thoại còn được lưu lại chăng cũng chỉ bởi cốt lõi là cái hồn Ái quốc và Nhân văn trong đó. Chứ dựng huyền thoại như cha con “Ủn-Ỉn” bên nước Triều Tiên Cộng sản thì cũng chỉ là một trò con nít lố lăng. Tích “Rồng lên” giữa đất Thăng Long còn sức sống là bởi người dân Thăng Long vẫn giữ được cái hồn Lý Thái Tổ yêu nước thương dân nên soi rọi vào “Lá cờ Trung quốc thừa sao” là thấy hiện ngay ra hình bóng một Lê Chiêu Thống đang chui vào ống tay áo của Đại Hán tham tàn.
Kẻ sĩ Thăng Long đã nhiều phen vạch trần tính mị dân và phản quốc trong “16 chữ vàng” và“láng giềng 4 tốt” đầy tính giả mạo, nhưng vải thưa ấy không che được “mắt thánh” của một Dân tộc đã giành kỷ lục Guiness 1000 năm…Bắc thuộc. Ngôi “tiểu tinh” xuất hiện trên lá cờ Trung quốc thừa sao lập tức bị tóm quả tang còn ví như tóm một tên Việt gian đặc công đang chơi trò ú tim “lộng giả thành chân” đùa giỡn, toan chơi những “sự đã rồi” cho quen dần đi. Dân đã nhìn rất rõ, nhưng Dân chưa đủ sức lôi cổ những trò sàm ngôn - ngụy thuyết ấy ra trị tội mà thôi.
Tết con Rồng đã đến gần. Cũng nghĩ ngày Xuân chỉ nên nói chuyện vui, chẳng nỡ làm mọi người bận tâm những điều nợ…nước. Vì thế mà đắn đo, viết xong lại bỏ. Nhưng lại nghĩ, nếu cứ sợ chuyện lo buồn làm “sái” ngày vui thì làm gì có chiến thắng Đống Đa hiển hách, đánh tan 20 vạn quân Thanh giữa ngày Tết Kỷ Dậu 1789, cùng lúc sánh vai với cuộc Cách mạng Pháp 1789 và bản "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" vang dội (26.8.1789), mà Hồ Chí Minh đã tôn vinh nhân ngày Quốc Khánh sau này? Thôi thì "Ngày Xuân bàn chuyện nước non, nhớ ngày Giỗ Trận Tây sơn thì về".
Lại cũng chính Hồ Chí Minh năm 1948 (khi cuộc đánh Pháp mới bắt đầu và chưa nối liền với Trung Quốc) đã nói “Một người yêu nước thì không sợ gì hết, và nhất thiết không được sợ gì”. Câu này các biểu tình viên yêu nước nên biết, anh em công an đang phải ngăn cấm biểu tình lại càng nên biết và nên nhớ. Thử hỏi yêu nước là cái “quái” gì mà oai thế? Vì người có tấm lòng thiết tha yêu nước thì có sức mạnh phi thường như thần Ăng Tê dẫm chân lên đất Mẹ. Nơi ấy cũng có những con RỒNG huyền thoại sẵn sàng nâng cánh ta lên.
Đà Lạt ngày 1/1/2012
Hà Sĩ Phu
___________________________
SỰ BIẾN ĐỔI VỀ HÌNH THÁI VÀ CÁC TÍNH NĂNG CỦA RỒNG
danluan001_0.jpg

danluan00002.jpg

danluan00001.jpg

danluan00003.jpg

danluan00004.jpg

danluan00005.jpg
danluan00006.jpg

danluan00008.jpg

danluan00007.jpg

MỘT SỐ CÂU CHUYỆN NGỤY TẠO ĐỂ LỪA BỊP CỦA CÔNG GIÁO LA MÃ





Tất cả các bài kinh nói trên đều không có căn bản Thánh Kinh. Các học giả Âu Mỹ gọi là "Un-Scriptural Prayers". Đó chỉ là những sản phẩm ngụy tạo để lừa bịp. Nói đến các chuyện bịp của Công Giáo La Mã thì nhiều không kể xiết. Chỉ xin kể vài chuyện tiêu biểu:

Vatican rêu rao đã lưu giữ cái ghế ngồi của Thánh Phêrô trong nhiều thế kỷ. Vào tháng 7.1968, các nhà khoa học quốc tế đã đến làm cuộc giảo nghiệm và đồng xác nhận chiếc ghế này được ngụy tạo vào thế kỷ 9.

Các nhà khảo cổ xác nhận: Bức tượng Thánh Phêrô rất lớn bằng đồng đen đặt tại Đền Thánh La Mã được khoác áo giáo hoàng và đội nón cao tầng để đóng vai "giáo hoàng đầu tiên" của giáo hội là tượng thần Jupiter của Cổ La Mã trước Công Nguyên (Babylon Mystery Religion p.18-79). Cựu Linh Mục dòng Tên Pete de Rosa, tác giả cuốn sách best-seller "Vicars of Christ" đã phải kết luận: "Vatican là xưởng chế tạo đồ giả lớn nhất thế giới".

Các sử gia chuyên nghiên cứu lịch sử giáo hội Công Giáo xác nhận Phêrô không phải là giáo hoàng vì ông ta hoàn toàn thất học, có vợ con (Matt 8:14) nên Phêrô không chấp nhận cho người khác quì lạy mình để hôn tay.

(Stand up! I am a man – Act 10: 25-26). Phêrô chưa từng đến Rome vì không có điều nào trong Tân Ước nói về việc này. Trong 3 thế kỷ đầu của Kitô giáo nguyên thủy không có giáo hoàng mà chỉ có giám mục (bishop). Giáo Hoàng là sản phẩm của Công Giáo La Mã. Bắt đầu từ năm 378 mới có chức Giáo Hoàng. Giáo hoàng đầu tiên là Demasus được tôn xưng Pontifex Maximus: Đấng Đứng Đầu giáo hội (head of Church) tức là Giáo Hoàng.

Giáo hoàng đầu tiên tuyên bố ngôi vị giáo hoàng là "thừa kế của Thánh Phêrô". (Successor of Peter) là một nữ giáo hoàng (popess). Tên thật của nữ giáo hoàng là Catherine de Sierra. Từ thuở nhỏ, Catherine thích mặc đồ con trai và sau đó giả làm con trai đi tu dòng nam vào đầu thế kỷ thư 9. Bà là một phụ nữ thông minh, ham mê hoạt động và có tham vọng khuynh đảo cả thế giới. Bà có tài hùng biện và đã để lại nhiều bài diễn văn rất nổi tiếng hiện còn được lưu trữ tại văn khố Tòa Thánh. Nhiều sử gia Ý như Petrarch và Boccacio đã viết sách ca ngợi tài năng học giả uyên bác của bà. Vào năm 855, giáo hoàng Leo IV qua đời. Hội Thánh lúc đó nhận thấy chỉ có tu sĩ Gioan (tên giả) là xứng đáng kế vị giáo hoàng. Kết quả, tu sĩ Gioan được bầu làm giáo hoàng và là người tuyên bố: "The pope is the successor of Saint Peter". Giáo Hoàng Gioan cai trị giáo hội được 3 năm thì chẳng may một tai biến xảy ra. Trong năm 858, Tòa Thánh tổ chức một cuộc rước kiệu lớn tại Rome. Giáo hoàng đi theo đoàn kiệu bỗng nhiên té xỉu, máu me chảy lênh láng vì bị sẩy thai! Cả giáo hội lúc đó mới phát giác giáo hoàng là phụ nữ. Ngay sau đó, giáo hoàng Gioan bị lột trần truồng và bị đám tu sĩ cuồng nộ lôi ra công trường Colossium để cho dân chúng ném đá chết tại chỗ. (The Pope Encyclopedia. Matthew Bunson. Crown Trade Paperbacks NY. 1995). Truyền thống của Công Giáo khinh rẻ phụ nữ do triết thuyết của Augustine. Giáo hội coi phụ nữ không xứng đáng chịu chức thấp nhất là linh mục huống hồ là chức giáo hoàng! Mặc dầu Giáo Hoàng Gioan rất giỏi và không có tội gì khác ngoài tội chỉ là một phụ nữ nên phải chết thảm.

Truyền thống khinh rẻ phụ nữ đó ngày nay đã trở thành một mối nguy hiểm có thể đưa đến sự sụp đổ của giáo hội. Tại Hoa Kỳ và Âu Châu, phụ nữ Công Giáo bỏ đạo đã biến thành phong trào lớn. Năm 1995, nữ giáo sư Joan Meehl là bổn đạo gốc lâu đời tại Mỹ đã mở một cuộc phỏng vấn qua nhiều tờ báo toàn quốc để thu thập ý kiến của phụ nữ Công Giáo Hoa Kỳ thuộc mọi thành phần và thuộc mọi lứa tuổi. Bà Joan Meehl đúc kết lại để viết tác phẩm Người Công Giáo Tỉnh Ngộ hay Cuộc Hành Trình Của Phụ Nữ Bỏ Đạo (The Recovering Catholics. Personal Journeys of Women Who Left The Church, 228 trang. Prometheus USA 1995). Phụ nữ Mỹ đồng loạt kết tội St. Augustine và coi y là một tên bệnh hoạn về giới tính. Hệ thống triết học và thần học của Augustine là Xương Sống của Công Giáo La Mã hoàn toàn dựa trên thần thoại Vườn Địa Đàng, sản phẩm bịa đặt của Do Thái ăn cắp từ thần thoại Babylon. Sự nhục mạ phụ nữ của Augustine và giáo hội La Mã làm cho phụ nữ cảm thấy tủi hổ về thân phận đàn bà của họ. Bà Joan cũng như các phụ nữ Công Giáo tiến bộ phẫn nộ gọi Thiên Chúa là "Đấng Toàn năng Đực Rựa" (The Male Almighty) gọi giáo hội Công Giáo là giáo hội "đàn ông trị" (man-dominated church). Họ cho rằng "Thiên Chúa chỉ là tấm màn che quyền lực của Đàn Ông chứ không phải quyền lực của Chúa tồn tại trên trái đất này" (The power of man, not God, still exist on earth. God is merely a backdrop to man’s ruling). Bà Joan phát biểu: "Công Giáo La Mã đang trở thành đồ phế thải của các nước phát triển và đang có khuynh hướng chuyển đồ phế thải đó sang các nước chậm tiến! Đặc tính của Công Giáo là chỉ có thể phát triển được tại nơi có kẻ ngu dốt và nghèo khổ. (Catholicism only thrives and grows among the poor and ignorant). Giáo hội Công Giáo là một chế độ độc tài ngụy trang tôn giáo, một đường dây Mafia và là những con buôn đội lốt tôn giáo (A dictatorship claiming to be a religion, a Mafia Connection, a business masquering a religion).

Song song với phong trào chống Công Giáo của phụ nữ trên thế giới, giáo hội La Mã còn bị tấn công tới tấp bởi các phong trào đòi quyền sống của người da đen, phong trào Cộng Sản quốc tế... Vatican tìm cách làm giảm bớt tính chất đàn ông của Thiên Chúa bằng cách đề cao vai trò Đức Mẹ Maria.

Ba Ngôi Thiên Chúa, theo giáo lý Công Giáo, là một bộ ba gồm có một ông già rậm râu xuất thân từ Jehovah (tức là con bò El của Do Thái) một thanh niên đóng khố máu me đầy mình và một con chim bồ câu đực. Rõ ràng giáo hội Công Giáo là một tà giáo đa thần (paganism) vì nó không thờ Thiên Chúa mà là thờ người (Jesus) và cầm thú (bò, chim). Bà Karen Amstrong, nguyên là nữ tu Công Giáo, hiện là một sử gia hàng đầu thế giới về tôn giáo và là tác giả nhiều tác phẩm Bestsellers. Trong tác phẩm nổi tiếng A History of God, bà gọi Thiên Chúa của Công Giáo là một ông thần lắm điều (a talkative God). Giáo Lý Thiên Chúa Ba Ngôi là giáo lý rắc rối và phỉ báng Thiên Chúa (puzzling and blasphemous).

Giáo hội Công Giáo biết tâm lý phụ nữ không ưa Thiên Chúa Ba Ngôi vì đều là giống đực nên đã lôi Đức Mẹ vào để biến chế thành "Thiên Chúa Bốn Ngôi". Nhưng giáo hội lại lâm vào tình trạng... kẻ gian mắc nạn! Lý do là: Càng làm nổi bật vai trò của Đức Mẹ bên cạnh Thiên Chúa Ba Ngôi bao nhiêu lại càng làm nổi bật cái tính loạn luân mất dạy của giáo lý Thiên Chúa Ba Ngôi bấy nhiêu.

Tờ Newsweek số ra ngày 25.8.1997 (trang 19) viết "Thay vì Thiên Chúa Ba Ngôi, ngày nay xuất hiện một loại Thiên Chúa Bốn Ngôi với vai trò phức tạp của bà Maria: Con gái của Chúa Cha, Mẹ của Chúa Con và vợ của Chúa Thánh Thần". (In place of the Holy Trinity, there would be a kind of Holy Quartet with Mary playing the multiple roles: daughter of the Father, mother of the Son and spouse of the Holy Spirit). Vì chỉ có một Thiên Chúa, nên cùng một lúc Bà Maria vừa là con, vừa là mẹ và vừa là vợ của Jesus. Ngược lại, Jesus cùng lúc là cha, là con và là chồng của chính mẹ mình! Giáo hội Công Giáo tôn thờ Thiên Chúa lắm điều, ác độc và loạn luân. Vua "thánh" David dâm dật vô độ, tổ phụ Abraham cũng loạn luân. Do đó Giáo Hội Công Giáo đã hiện ra nguyên hình là một giáo hội vô luân vô địch. Toàn bộ hàng giáo phẩm Công Giáo Việt nam kém cỏi, tới nay vẫn cứ cắm đầu cắm cổ tụng niệm đề cao Thiên Chúa Các Đạo Binh (Thần Bạo Lực) trong các buổi lễ. Giáo dân vẫn rỉ rả cầu xin: "Xin Chúa làm cho tôi khinh dễ sự đời là chốn muông chim cầm thú, xin làm cho tôi đặng về quê thật hiệp làm một cùng vua David" (Nhựt khóa 707), và cầu cho linh hồn người chết: "Xin các Thánh thiên thần đem linh hồn ... (Maria, Giêsu, Phanxicô Gioan Baotixita...) lên nơi vui vẻ cùng ông Thánh Abraham" (Nhựt khóa 330), hoặc "Xin Chúa đoái thương dân nước Việt Nam đang còn ngồi trong bóng tối tăm ngoại giáo... Chúa đã phán rằng ngày sau sẽ có nhiều kẻ bởi Đông Tây đến nghỉ ngơi cùng Thánh Abraham trên nước Thiên Đàng". (Nhựt khóa 144-145). Giáo Hội Công Giáo tỏ ra thương xót dân tộc Việt nam không phải vì hay bị bão lụt hạn hán, chiến tranh liên miên chống xâm lược... mà thương dân nước Việt còn ngồi chồm hổm trong bóng tối tăm ngoại giáo vì chưa biết ăn thịt người, và chưa biết Thiên Chúa Ba Ngôi mất dạy và loại luân đến cở nào? Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã lộ nguyên hình là một đám cỏ dại phá hoại cánh đồng mang hình chữ S của tổ quốc Việt Nam chúng ta.

Công Giáo La Mã luôn luôn tự xưng là giáo hội chính thống của Thánh Phêrô (Peter) nhưng chính Jesus đã gọi Phêrô là Satan nên Công Giáo La Mã là đạo chính thống của Satan gian ác. Đó là điều đã được xác nhận trong Thánh Kinh Tân Ước chứ không phải tôi dùng chữ thiếu văn hóa. (But he turned and said unto Peter: Get thee behind me, thou art an offence unto me – Matt 16:23). Trong năm 1917, Đức Mẹ Maria đã hiện ra tại Fatima liên tục mỗi tháng một lần vào ngày 13, từ tháng 5 đến tháng 10.1917. Đức mẹ đã phán: "Vatican đã biến thành kinh đô của quỉ Satan. Khói của Satan nồng nặc trong giáo hội. Vatican đã phá hoại trên nền tảng Công Ơn Cứu Chuộc của Chúa Jesus". Trong Thánh Kinh Cựu Ước, Satan được mô tả là một con rắn, là vật chất và là ông hoàng của thế giới (the Prince of this world). Người Ai Cập coi con rắn là biểu tượng của sự khôn ngoan hiểu biết (an exemplar of the wisdom – knowledge). Chúa Jesus khuyên mọi người hãy trở nên khôn ngoan như con rắn (Be ye wise as serpents). Vatican đã trở nên ông hoàng của thế giới trong nhiều thế kỷ. Nó đã trở nên trung tâm quyền lực của quỉ (Satanic power). Vatican khôn như rắn và gắn bó với vật chất (clinging to matter). Chính nó là Satan, là vật chất (Satan means Matter).

Giáo Hội Công Giáo là giáo hội của quỉ đã quấy phá nhân loại trong gần 2000 năm qua và nó đang đi tới rất gần đến ngày tận thế của nó!

Ngày 13.5.1982, người đứng đầu giáo hội của Satan là Jean Paul II đã đến làm lễ tại Vương Cung thánh đường Fatima và cầu xin cho cái giáo hội đó khỏi bị hủy diệt. Giáo hoàng cầu xin như sau: "Xin Chúa cứu chúng con khỏi trận chiến tranh nguyên tử và tránh khỏi sự hủy diệt không thể lường được". Linh Mục Alonso Fatima, người có nhiệm vụ giữ hồ sơ về các bí mật cho biết: "Bí mật Fatima có liên quan đến một cuộc khủng hoảng ghê gớm trong nội bộ giáo hội Công Giáo gây nên bởi sự tranh giành thế lực giữa những phẩm trật cao nhất trong giáo hội". (Công Giáo Thời Luận, số 4 tháng 8.1986). Linh Mục Alonso cho biết thêm: Kẻ giết giáo hội Công Giáo không phải là Cộng Sản, cũng chẳng phải là Judas tái sinh mà là các tu sĩ hư hỏng. Ngày nay, rất nhiều linh mục đã mất đức tin nhưng vẫn giả vờ đạo đức để đóng vai lãnh đạo tinh thần của giáo hội, không có mục đích nào khác hơn là để bòn rút tiền bạc của giáo dân để ăn, để sống và thỏa mãn những dục vọng thấp hèn của họ. Nhiều linh mục giả vờ nghiêm trang làm lễ ở nhà thờ, nhưng sau đó họ gian dâm với vợ con của đám giáo dân khờ khạo của mình.

Số báo Thời Luận nói trên, nơi trang 10-11, có thuật chuyện "Đức Mẹ khóc tại La Salette". Đức Mẹ đã nghiêm khắc lên án các linh mục Công Giáo hư hỏng như sau: "Vì đời sống xấu xa tội lỗi của họ, và vì lòng vô nhân đạo của họ khi cử hành các phép bí tích mầu nhiệm, vì lòng ham mê tiền bạc thế gian và ham mê danh vọng hão huyền, nhất là vì lòng ham mê những thú vui xác thịt tội lỗi... các linh mục đã trở thành những hố phân chứa đầy dòi bọ dơ bẩn. Cuộc sống xấu xa tội lỗi của họ đòi hỏi sự trả thù của Thiên Chúa và sự trả thù đang lơ lửng trên đầu họ..."

Theo báo Newsweek ra ngày 26.8.1997 thì trong 19 thế kỷ qua, Vatican loan báo Đức Mẹ hiện ra chỉ có vài lần. Nhưng trong thế kỷ 20, Vatican cho biết có tới 400 lần Đức Mẹ hiện ra hầu như tại khắp nơi trên thế giới. Những vụ Đức Mẹ hiện ra dồn dập cho loài người thấy tình hình rất là khẩn trương và là điềm báo cho thấy ngày tận thế của giáo hội Satan đang trong tầm tay (The Doomsday is at hand). Năm 1917 là năm giáo hội bị đe dọa nặng nề bởi hiểm họa Cộng Sản. Nhưng hiện nay giáo hội Công Giáo mới thực sự đang trên miệng hố diệt vong.

Trong cuộc hiện ra tại Fatima năm 1917, Đức Mẹ hứa Trái Tim Mẹ sẽ chiến thắng Cộng Sản và nước Nga sẽ ăn năn trở lại với mẹ. Quả thật, chủ nghĩa Cộng Sản đã sụp đổ, nhưng người Nga đã trở lại với Mẹ trong Chính Thống Giáo chứ không trở lại với giáo hội Satan là Vatican.

Trong tháng 8.1997, quốc hội Nga đã biểu quyết đạo luật và Tổng Thống Yelsin ban hành xác nhận quyền tự do tôn giáo trên nước Nga. Mọi tôn giáo, kể cả đạo Phật và đạo Hồi, đều được tự do truyền giáo và hành đạo tại Nga, ngoại trừ Công Giáo La Mã và Tin Lành. Người Nga coi Công Giáo La Mã là một giáo hội thù địch vì Công Giáo là kẻ phản bội Chúa và Đức Mẹ. Tại Fatima năm 1917, Đức Mẹ đã cho 3 em nhỏ được thấy cảnh hỏa ngục. Trong hỏa ngục đầy dẫy các giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục và linh mục Công Giáo. Các tu sĩ Công Giáo trong hỏa ngục nhiều lúc nhúc như dòi trong các hố phân lộ thiên! Chắc chắn không thể thiếu mặt Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Nguyễn Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn, Ngô Đình Thục, Nguyễn Văn Bình... Toàn bộ Hội đồng Giám Mục Việt Nam cũng đều đang ở trong thế chờ để nhào xuống hố phân Địa Ngục. Còn các linh mục gian ác như Hoàng Quỳnh, Thanh Lãng, Lương Kim Định, Cao Văn Luận thì khỏi phải bàn tới.

Chúa đã phán: "Kẻ giầu vào nước thiên đàng, còn khó hơn lạc đà chui qua lổ kim". Toàn bộ giáo hội Vatican giầu tới hàng trăm ngàn tỷ đô la còn to hơn khổng long làm sao chui qua lỗ kim cho nổi! Cho nên, nếu lời Chúa là chân lý thì toàn bộ cái giáo hội Công Giáo phải xuống hỏa ngục. Nếu cả cái giáo hội ấy vì một lý do nào đó mà không phải xuống hỏa ngục thì lời Chúa chỉ là lời nói tào lao.

Năm 1917, tại Fatima, Đức Mẹ nói khá nhiều về Cộng Sản, nhất là nói về Cộng Sản Nga. Còn tại La Vang (Quảng Trị) thì Đức Mẹ hoàn toàn không đề cập đến Cộng Sản Việt Nam nên ngày nay chúng ta khó có thể đoán biết được quan điểm của Đức Mẹ về vấn đề này. Trong thế kỷ 20, Đức Mẹ hiện ra tới 400 lần tại nhiều quốc gia. Như vậy Đức Mẹ biết đủ các thứ tiếng trên thế giới! Tại La Vang năm 1798, dưới thời vua Cảnh Thịnh, hàng trăm giáo dân Huế và Quảng Trị đã vào đây lánh nạn cấm đạo trong khu rừng "Lá Vằng" này. Đức Mẹ chỉ hiện ra để nói vài điều chứ không có một chương trình nào cụ thể để cứu trợ cả. Đức Mẹ hứa: "Từ nay về sau, bất cứ ai đến khẩn cầu Mẹ tại nơi đây sẽ được Mẹ ban ơn phù trợ" Chắc ý của Mẹ là muốn La Vang sẽ trở thành một trung tâm hành hương lớn tương tự như Trung Tâm hành Hương của Dòng Tu Đồng Công tại Missouri? Tôi tin rằng Đức Mẹ đã nói với giáo dân tại La Vang năm 1798 bằng tiếng Việt, không cần thông dịch viên từ tiếng Aramic sang Việt Ngữ. Có lẽ tiếng nói của Người hơi nặng theo giọng Huế hoặc Quảng Trị!

HUYỀN THOẠI VƯỜN ĐỊA ĐÀNG





Lịch sử nhân loại đã nhận ra cái hậu quả ghê gớm của huyền thoại "Gan Eden" kể chuyện Adam và Eva phạm tội. Chỉ vì dám ăn trái táo trị giá mấy chục cents (xu) mà cả loài người phải chết, đàn ông phải vất vả cực khổ mới kiếm được miếng ăn và đàn bà phải mang nặng đẻ đau mới sinh được đứa con của mình! Cái lỗi nhẹ đó của Adam đã đưa đến hậu quả là Con một của Thiên Chúa phải mất công xuống thế gian đầu thai làm người, phải chịu đánh đòn nhục nhã và chết trần truồng trên thập giá chỉ để "Chuộc tội tổ tông"? Nhưng cái chết thảm của Jesus cũng hóa thành vô ích vì tất cả cái hậu quả của tội tổ tông trên số phận của loài người vẫn còn nguyên vẹn: Con người vẫn phải chết, đàn ông vẫn phải vất vả kiếm ăn và đàn bà vẫn mang nặng đẻ đau như lúc Jesus chưa "cứu chuộc". Thật là xảo trá bịp bợm, Jesus chẳng cứu được ai, vậy tại sao lại cứ tôn vinh y là "Chúa Cứu Thế"? Khoa học khảo cổ đã chứng minh chuyện Vườn Địa Đàng chỉ là chuyện thần thoại bịa đặt, vậy làm gì có tội tổ tông thật đâu mà phải cứu chuộc? Ngay cả trường hợp chuyện Vườn Địa Đàng là thật chăng nữa thì hành vi của Adam cũng không phải là tội. Triết gia Baruch Spinoza (1632-1677) bậc thầy tư tưởng Tây Phương được xếp ngang hàng với Lão Tử của Đông Phương đã viết: "Ý muốn hay quyết định của Adam chẳng phải là xấu và cũng chẳng chống lại ý muốn của Chúa vì Chúa là nguyên nhân của điều đó... Chúa muốn kẻ ác hối hận tại sao Ngài cấm Adam ăn trái táo khi Ngài Phú cho ông ta ý muốn trái ngược?" (Adam’s will or decision was neither evil, properly speaking, contrary to God’s will, it follows that God can be its cause... God wants the wicked to repent, why did he forbid Adam to eat of the tree when he ordained the opposite – The Enlighten Minds by Stephen, p.142-143).

Một phần lớn cái trách nhiệm về tội ác của Kitô Giáo nói chung, của giáo hội Công Giáo nói riêng, có thể qui vào cho St. Augustine. Y là cha đẻ ra thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi với tác phẩm "De Trinitate", Cha đẻ ra thuyết "Tội Tổ Tông" và thuyết "Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội". Y xác lập thuyết thần quyền cho giáo hội để buộc mọi chính phủ thế quyền phải thần phục giáo hội bằng tác phẩm "De Civitas Dei". Augustine sinh tại Algeria năm 354 (chết năm 430, 76 tuổi). Y được coi là người sáng lập đạo Kitô đứng hàng thứ hai sau Saint Paul (Phao lồ) và là tác giả của toàn bộ hệ thống tư tưởng Tây Phương thời Trung Cổ. Năm 396, y làm giám mục địa phận Hippo tại Algeria. [Trong suốt 6 thế kỷ đầu Công Nguyên, toàn vùng Bắc Phi, Cận Đông và Âu Châu đều là các nước theo Kitô Giáo. Sự xuất hiện và bành trướng mau chóng của Hồi Giáo thời Trung Cổ đã biến toàn Bắc Phi, Cận Đông và Nam Âu Châu kéo tới Ấn Độ trở thành các nước Hồi Giáo. Sự kiện này đã chặn đứng âm mưu xâm lược toàn cầu bằng chiêu bài Công Giáo của Đế quốc La Mã.]

Augustine say mê nghiên cứu và viết sách suốt trong 34 năm. Công trình của Augustine thật khá vĩ đại, chỉ tiếc cái vĩ đại đó là ông ta đã xây dựng cả một tòa lâu đài đồ sộ trên nền tảng thần thoại Vườn Địa Đàng của Babylon!

Augustine giải thích mọi đau khổ của loài người đều do tội lỗi nguyên thủy của Adam-Eva, gọi là tội tổ tông (the Origin Sin). Tội này di truyền cho con cháu muôn đời do sự giao cấu của cha mẹ. Giao cấu là tội lỗi. (God had condemned humanity to an eternal damnation simply because of Adam’s sin. The inherited guilt was passed on to all his descendants through the sexual act which was polluted by what is called concupiscence). Dựa vào lý luận này, Augustine viết thêm cuốn On Female Dress nhục mạ phụ nữ và tạo ra hệ thống nam tu sĩ của giáo hội Công Giáo và việc phụ nữ bị từ chối phong chức linh mục.

Augustin gọi mỗi phụ nữ là một Eva, đồng lõa với ma quỉ, xúi giục đàn ông chống lại Thiên Chúa. Vì tội lỗi xấu xa của phụ nữ mà Con Thiên Chúa phải chết. Đàn bà là kẻ đào ngũ khỏi luật của Chúa. Đàn bà phá hoại đàn ông là hình ảnh của Thiên Chúa... (You are each an Eve. You are the devil’s gateway. You are the unsealer of that forbidden tree. You are the first deserter of the divine law. You so carelessly destroyed man, God’s image. On account of your desertion, even the Son of God had to die). Tuy nhiên, chỉ có một phụ nữ duy nhất trên thế gian không bị Augustine nguyền rủa là Đức Mẹ Maria. Augustine lý luận: Đức Mẹ không giao cấu với Joseph. Đức Mẹ sinh ra Chúa Jesus vẫn còn đồng trinh nên Mẹ là đấng Vô Nhiễm Nguyên tội (The Immaculate Conception).

Những lý luận trên của Augustine thống trị linh hồn Âu Châu suốt trong hơn 1000 năm! Mãi đến giữa thế kỷ 16, bỗng nhiên xảy ra một cuộc bút chiến giữa hai phe thần học Công Giáo. Phe cấp tiến cho rằng Chúa Jesus cũng mắc tội tổ tông vì bà Maria sinh ra do sự giao cấu của cha mẹ, Jesus chỉ được miễn 50% vì cha là Đức Chúa Tinh Thần. Cuộc bút chiến kéo dài lai rai trong 30 năm và bị tòa án Dị Giáo đàn áp dữ dội nên không thể bùng lên được. Biết bao sinh mạng đã phải lên dàn hỏa vì cái chuyện lẩm cẩm này! Đó là cái gọi là "nền văn minh Kitô Giáo" (The Christian civilization).

Đến giữa thế kỷ 19, khi nền dân chủ Tây Phương đã khá lớn mạnh và uy quyền của Vatican đã bị giảm sút, cuộc bút chiến về cái trinh của Đức Mẹ lại bùng lên. Giáo Hoàng Piô IX dùng mọi biện pháp dập tắt cuộc bút chiến. Đến năm 1854, y công bố tín điều "Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội". Để cho giáo dân thêm tin tưởng vào tín điều này, giáo hoàng âm mưu với giáo hội Pháp phịa ra vụ Đức Mẹ hiện ra ở hang núi hẻo lánh Massabielle thuộc tỉnh Lourdes (Tây Nam nước Pháp). Đức Mẹ tiếp xúc với một cô gái quê tên Bernadette và Mẹ tự xưng là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội (I am The Immaculate Conception). Nhiều giáo dân tiến bộ không tin phép lạ ở Lourdes (Lộ Đức) và đặt vấn đề về thẩm quyền tuyên bố tín điều của giáo hoàng. Do đó, giáo hoàng Pio IX phải triệu tập Công Đồng Vatican I vào năm 1869. Kết quả Công Đồng I chấp thuận tín điều "Giáo Hoàng Bất Khả Ngộ" [Không thể sai lầm.]

(The dogma of Papal Infallibility). Nhờ có tín điều này, năm 1950, Giáo Hoàng Pio XII công bố thêm một điều nữa về Đức Mẹ. Đó là Tín điều "Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời" còn gọi là "Đức Mẹ Mông Triệu (The Assumption).

Tổng giáo phận Sài Gòn sáng tác một bài kinh để mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (Nhựt khóa trang 499) nghe rất cải lương như sau: "Thung thăng chân bước thang mây, tay chắp mặt vui áo tỏa. Hớn hở gót nương cung nguyệt. Khí thanh gió mát trời quang. Xuân Thu bà đã quá sáu tuần về chầu Chúa bởi lòng kính mến. Môn đệ Chúa họp gần đủ mặt Ba Ngôi thảy yêu đương, xưa đời giữ phận khiêm nhường xưng mình là tôi tớ Chúa. Nay rời khỏi thế gian nên vì cao trọng. Bà đáng chức Nữ Vương. Xưa, Ngôi Hai ngự trong lòng Bà dư chín tháng ơn thiêng gồm đủ. Rày Chúa Cả thưởng công Mẹ quyền cai trị chín trời, chức đặt chủ bầu bốn biển. Sang quá đỗi sang. Nay xin Ơn Thánh hằng giúp con, sau nguyện đặng lên trời với Mẹ. Amen".

Để củng cố và nhắc nhở các tín đồ Công Giáo về các tín điều mới này về Đức Mẹ cũng như tín điều "Giáo Hoàng không thể sai lầm.", Vatican ra lệnh cho các giáo hội phải xây thêm trong khuôn viên nhà thờ một hang đá Lộ Đức. Lệnh của Tòa Thánh ban ra chỉ được vài nước Âu Châu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha thi hành còn toàn Bắc Mỹ đa số theo phe cấp tiến không chịu tuân lệnh. Do đó, ta thấy ở Mỹ và Canada gần như không có nhà thờ nào xây hang đá Lộ Đức. Ở Việt Nam thì ngược lại, nhà thờ nào cũng xây thêm hang đá Lộ Đức. Đó là một bằng chứng cụ thể về tinh thần nô lệ của giáo hội Công Giáo Việt Nam. Bất cứ một lệnh nào được ban ra từ Vatican cũng đều được các tu sĩ Việt Nam tuân hành răm rắp!

Tuyệt đại đa số giáo dân trình độ tâm linh quá thấp đâu ngờ khi họ xếp hàng đi xưng tội, chính họ còn ít tội hơn kẻ ngồi ở phía sau tòa giải tội.

Hầu hết các tu sĩ là những kẻ đại gian ác ngụy trang dưới những lớp áo đen, áo đỏ, áo trắng đóng vai đạo đức giả để phỉnh gạt tín đồ. Bề ngoài, họ làm ra vẻ thuận thảo với nhau, thật sự bên trong nội bộ, họ ganh tị tranh đua nhau và sẵn sàng hạ thủ nhau để tranh quyền đoạt thế. Họ dùng đủ thủ đoạn để bòn rút tiền bạc xương máu của giáo dân, để xây nhà thờ nguy nga đồ sộ chỉ cốt để họ được vênh vang với đời . [Một số tu sĩ của tôn giáo khác cũng thế.]

Mái nhà thờ của họ càng lớn rộng bao nhiêu, càng che khuất ánh sáng mặt trời chân lý bấy nhiêu. Các bức tường của nhà thờ càng cao bao nhiêu càng ngăn cách giữa con người với nhau bấy nhiêu. Giáo sĩ là những con ký sinh trùng vừa ăn bám, vừa phá hoại xã hội. Họ tội lỗi cùng mình lại nắm quyền tha tội cho đám tín đồ vô tội hoặc ít tội hơn họ. Họ thực sự là một bọn cướp nguy hiểm hơn bọn cướp thường vì những kẻ cướp thường đều bị luật pháp trừng trị. Trái lại, bọn cướp đội lốt giáo sĩ lại được giáo dân tôn kính, đi lại tự do vênh váo và được xã hội tâng bốc là "những vị lãnh đạo tinh thần". Tất cả các tệ nạn này đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của đại đa số giáo dân. Do vậy, việc giáo dục khai sáng tâm linh là vô cùng cần thiết để cứu nước và bảo vệ nền văn hóa nhân bản rất cao đẹp của dân tộc ta mà tuyệt đối đa số giáo dân không hề biết tới.

Trong giáo lý Công Giáo có rất nhiều điều sơ hở của những kẻ sáng lập đạo có thể khiến cho những người có óc tò mò tìm hiểu dễ dàng phát giác ra sự lừa bịp dối trá của giáo hội. Nhưng vì trình độ thấp kém của giáo dân, giáo hội vẫn tìm cách che lấp các sơ hở đó của giáo lý và qua mặt giáo dân dễ dàng. Khi tôi còn rất nhỏ, tôi thường được cô tôi là một dì phước dạy giáo lý. Bài giáo lý đầu tiên trong đời tôi được cô tôi hỏi đi hỏi lại rất nhiều lần. Bà biết tôi đã thuộc như cháo nhưng bà vẫn hỏi để có cớ cho tôi quà. Mỗi lần có dịp đến thăm gia đình tôi, bà thường ôm tôi vào lòng âu yếm hỏi và tôi đáp như máy:

- Cháu con ai?

- Con Đức Chúa Giời.

- Cháu ai?

- Cháu ông Adong.

- Dòng dõi ai?

- Dòng dõi vua David.

Cả tới nửa thế kỷ sau, tôi không hề thắc mắc về những điều đó, nhưng rồi sau đó, tôi mới thấy cái vai trò quan trọng của vua David trong giáo lý Công Giáo. Đó là vì dân Do Thái quan niệm Chúa Cứu Thế (Christ-Messiah) là "vua David mới" phải là người thuộc dòng dõi của vua David, cũng tương tự như người Babylon quan niệm Chúa Cứu Thế (Savior of People) phải là con của vua Nimrod. Do đó, kẻ lập đạo Kitô phải viết sách làm sao để người đọc tin rằng Jesus là người thuộc dòng dõi của David thì Jesus mới có thể là Messiah (Kitô) đã được Cựu Ước Do Thái tiên tri. Tân Ước kể tiểu sử Jesus được viết trong thế kỷ I đã chứng minh mối tình tội lỗi của David với bà Bathseba đã sinh ra tổ tiên nhiều đời của Joseph là cha của Jesus. Do đó, Jesus đã thuộc dòng dõi vua David bởi cha mình là Joseph và đích thị là Chúa Kitô theo đúng Cựu Ước. Đến thế kỷ 3 và 4, lý thuyết về Thiên Chúa Ba Ngôi mới thành hình. Bọn lập đạo Công Giáo (Hoàng đế Constantine, Irenacuss, giám mục địa phận Lyon ở Pháp và Augustine là tác giả Kinh Tin Kính) chủ trương biến Joseph thành cha nuôi và Đức Mẹ phải là đồng trinh, cha của Jesus phải là đức Chúa Thánh Thần. Nhưng họ đã quên khuấy một điều là Tân Ước và Cựu Ước không có một điều nào nói về Đức Mẹ Maria thuộc dòng dõi của vua David. Thành ra, nếu Jesus là con của Đức Chúa Thánh Thần và bà Maria đồng trinh thì Jesus không thể là Kitô vì không thuộc dòng dõi vua David! Ngược lại, nếu chấp nhận Jesus thuộc dòng dõi vua David do cha mình là Joseph thì Đức Mẹ không còn đồng trinh! Để gỡ thế bí này, Vatican đã phịa ra những bài kinh cầu Đức Bà, kinh cầu Ông Thánh Gioakim và kinh cầu bà thánh Anna (là cha mẹ của bà Maria) để che lấp sơ hở nói trên của kẻ lập đạo Công Giáo.

- Kinh cầu Đức Bà có câu "Đức Bà là lâu đài David".

- Kinh cầu Ông Thánh Gioakim (Toàn niên Kinh Nguyện Bùi Chu do cơ sở Dân Chúa xuất bản. P.O Box 1419 Gretna LA 70053. Đại diện là LM Việt Châu – trang 189): "Lạy ông Thánh Gioakim là đấng rất sang trọng về dòng dõi vua David. Đức Chúa Trời đã chọn mà ban mọi sự lành cho cả và loài người ta vì đã dùng Người cho được làm nên những sự mầu nhiệm Đức Chúa Trời truyền ở thế gian này..."

- Kinh cầu Bà Thánh Anna (Toàn niên kinh Nguyện tr. 212): "Lạy bà Thánh Anna là mẹ Nữ Vương, Bà làm sáng thiên hạ vì sinh được con thanh sạch, sáng láng hơn mặt trời mặt trăng. Bà là đấng sang trọng bởi dòng vua David..."

Từ nhỏ đi nhà thờ đọc kinh cầu Đức Bà, tôi vẫn tưởng tượng cái "Lâu Đài David" chắc phải là cái gì thánh thiện cao cả. Nay tôi Lấy Sách Cựu Ước ra đọc để tìm hiểu cái lâu đài này như thế nào. Té ra Lâu Đài David là Harems chứa cả ngàn cung nữ để phụng sự cái tật dâm dật vô độ của David. Khi David về già, vẫn ham chơi với các thiếu nữ trẻ măng. Tôi ngạc nhiên thấy cái gọi là Kinh Thánh Cựu Ước mô tả các cuộc truy hoan của nhà vua thật chi tiết như một dâm thư: "Bây giờ vua David đã già và bị bệnh nhiều năm, đắp mền cho Người bao nhiêu cũng không ấm. Các đầy tớ mang đến cho Người một cô gái trẻ đứng trước mặt Người và hãy để cho cô ta kích thích làm cho Người khoái, sau đó đặt cô ta nằm trong lòng Người thì Người mới ấm..." (Now king David was old and stricken in many years. They covered him with clothes but he got no heat. Wherefore, the servants sought for the king a young girl and let her stand before the king and let her cherish him and let her lie in his bosom that the king may get heat – The Third Book of the King I:1-12).

Nguyễn Trường Tộ: Võ bị, viện dục anh, trường kỹ thuật, nhân sự, đánh úp Gia Định


(Bùi Kha)

(TG&DT) - Hành động của giáo sĩ người Tây và giáo dân như thế mà Nguyễn Trường Tộ lại đề nghị mỗi tỉnh mở một viện mồ côi và nhà dưỡng lão, rồi lại nhờ ông tình báo Gauthier cử tu sĩ đến cai quản
Nhiều người nghĩ lầm là Nguyễn Trường Tộ (NTT) có tư tuởng canh tân đổi mới, thực dụng, và có chương trình mở trường Kỹ thuật… Chúng tôi sẽ dẫn chứng một số đề nghị của ông để biết thực chất về các mỹ từ nêu trên. 

A. CHỈNH TRANG VÕ BỊ

(Di thảo số 27- Tế cấp bát điều, viết tháng 11/1867- Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ: con người và di thảo). 

Một trong tám kế hoạch cần làm gấp là “Chỉnh trang võ bị” (vui lòng xem bài Bùi Kha - Ý kiến về bài Nguyễn Trường Tộ và khát vọng canh tân, trên báo điện tử Hồn Việt(http://www.honvietquochoc.com.vn) ngày 24/2/2010, mục Trao đổi. 

B. LẬP VIỆN DỤC ANH VÀ TRẠI TẾ BẦN

Cách trình bày của NTT có vẻ hợp nhân đạo lúc nuôi dưỡng những trẻ mồ côi và những cụ già không con. Vì thế mà có người đã ca tụng NTT có lòng nhân đạo và kiến thức đi trước thời đại. Nhưng nếu lồng đề nghị này, cũng như các đề nghị khác của ông vào bối cảnh đất nước thời bấy giờ, chúng ta sẽ tiên đoán được dụng tâm của NTT. Ông viết: 

Nếu triều đình cho rằng việc này nên làm thì sẽ nhờ giám mục (tức là ông tình báo Gauthier, BK) mời người đến mở mỗi tỉnh một nhà nuôi trẻ, không bao lâu sẽ thấy kết quả ngay (Tế cấp bát điều, TBC, sđd, trang 276). 

Mời độc giả tìm hiểu tình hình chính trị xã hội của đất nước ta thời bấy giờ, và ý kiến của chính viên chức cao cấp của Pháp để có thể biết được thâm ý của NTT. 

Biến cố 1: Năm 1850, ở Trung Quốc có loạn Thái Bình Thiên Quốc với đạo quân Giê-su, Hồng Tú Toàn chỉ huy con chiên đánh chiếm nhiều tỉnh.

Biến cố 2:Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt, chiếm toàn tỉnh Gia Định năm 1835. Giáo sĩ Marchand (cố Du) đóng vai cố vấn và yểm trợ với âm mưu thiết lập một Vương quốc Công giáo ly khai. Về sau triều đình dẹp yên.

Biến cố 3: Cùng thời, tại Bắc Kỳ, Tạ Văn Phụng được các giáo sĩ đổi tên thành Lê Duy Phụng rồi cùng với giáo dân nổi loạn chống lại triều đình núp dưới chiêu bài khôi phục nhà Lê.

Biến cố 4: Ngay cả sau khi NTT chết, Lm Trần Lục, năm 1886 quản xứ Phát Diệm... nhận phép lành của Giám mục Puginier rồi tiếp viện cho quân Pháp 5.000 giáo dân. Vì vậy, chiến lũy Ba Đình của Đinh Công Tráng bị thất thủ (“... père Tran Luc, curé de Phát Diệm…Celui-ci avec la bénédiction de Mgr. Puginier vint à la rescousse des Français avec 5000 chrétiens. Et Ba Dinh fut pris”. Linh mục Trần Tam Tĩnh trong cuốn Thập giá và lưỡi gươm(Dieu et Casar), Paris 10. 1978, pp. 41 & 42). 

Hiện tượng núp bóng tôn giáo cho mục tiêu chính trị và quân sự, cũng được công sứ Bonnal cho biết: Khi một giáo sĩ đã thiết lập được một xứ đạo trong một làng rồi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Người bản xứ từ chối không đóng thuế, và tuyên bố không thừa nhận chính quyền nào ngoài chính quyền của ông giáo sĩ, là người đích thân dạy cho giáo dân không thừa nhận chính quyền nào ngoài chính quyền của giám mục... (Nguyễn Xuân Thọ, sđd, tr. 360-361). 

Hành động của giáo sĩ người Tây và giáo dân như thế mà NTT lại đề nghị mỗi tỉnh mở một viện mồ côi và nhà dưỡng lão, rồi lại nhờ ông tình báo Gauthier cử tu sĩ đến cai quản. 

C. MỞ TRƯỜNG KỸ THUẬT

Theo tờ trình của Gauthier (tháng 3/1868) nạp cho triều đình Tự Đức chúng ta thấy, có 4 thầy giáo do NTT và tình báo Gauthier thuê về. Trong đó có 3 linh mục người Pháp. Dụng cụ và phí tổn, tiền ăn ở của phái viên NTT và Giám mục Gauthier cộng với tiền chuyên chở khuân vác và đóng thùng là: 5.120,148 quan. (Lược trích trong TBC, sđd, trang 467 & 468). 

Những vật dụng vua ban thưởng cho phái bộ đi mua máy và bốn giáo chức rất hậu hĩ… 

Trong việc mở trường huấn nghệ - kỹ thuật, yếu tố quan trọng hàng đầu là phải có quyết tâm. Thứ hai, giáo chức phải có bằng cấp hoặc kiến thức chuyên môn về ngành mà mình được mời dạy. Theo tờ phúc trình của Gauthier và NTT ngày 23/2/1868 gởi cho vua Tự Đức thì các vị giáo chức có bằng cấp chuyên môn để dạy huấn nghệ và kỹ thuật. 

Cơ sở do Nguyễn Trường Tộ xây cất ở Sài Gòn. Ảnh TL

Nhưng theo Hội truyền giáo Paris thì mấy ông này không có các bằng cấp hoặc khả năng chuyên môn mà Gauthier mô tả. Nguyên văn: “Theo một tờ phúc trình của Gauthier ngày 30 tháng 2 năm Tự Đức 21 (23/2/1868):

- Lm. Thông (tức Montrouzies), biết phép toán, bản đồ các nước thiên hạ, in bóng (quang học), điện khí, phân ngũ kim; biết nói có thứ đất thứ đá ấy thì có những giống chi.

Nhưng theo ký sự của Hội Truyền giáo Paris, thì Linh mục Montrouzies trước khi nhập Hội Truyền giáo Paris, ngày 1/5/1867 đã đậu cử nhân văn chương.

- Linh mục Đồng (tức Renauld) biết phép toán, thiên văn, đo độ số mặt trời mà họa đồ bản, đo thiên xích cho được đi biển, biết phép cầu cao cầu viễn, biết đo đất cho biết nơi nào cao nơi nào thấp, biết bản đồ các nước thiên hạ, biết dùng truyền tin thẳng, biết làm thu lôi trụ. Nhưng cũng theo ký sự của Hội Truyền giáo Paris thì sau khi học xong chủng viện, Linh mục Renauld gia nhập Hội Truyền giáo Paris ngày 14/10/1866 và theo học một khóa đặc biệt về kiến trúc và họa đồ một năm trước lúc lên đường sang Việt Nam.

- Giáo sĩ (tức bác sĩ Hernaiz) không phải linh mục hay tu sĩ mà chỉ là một nhân sĩ tôn giáo thì không dạy học trò được vì nặng tai, nhưng cũng giúp Linh mục Thông mà phân tích cách tính ngũ kim ngũ hành. Lại biết làm thuốc.

Nhưng tới Việt Nam chưa được mấy ngày giáo sĩ này do bệnh cũ tái phát đã xin trở lại Pháp.

- Còn Ca Xanh (nguyên tên là Ca Sa Nhi) là một thợ máy, trước đã giúp việc tàu Thuận Thiệp.

Nhưng Ca Xanh đòi lương quá cao (320 đồng/tháng, tính ra tiền là một ngàn, bảy trăm sáu chục quan) và đòi hỏi nhiều điều kiện, nên không dùng” (TBC, sđd, trang 49 & 50). 

Các đối chiếu nêu trên chứng tỏ vua quan triều Tự Đức bị thầy trò NTT dối trá lừa bịp có hậu ý. 

Việc mở trường kỹ thuật tại Huế là một cái bong bóng để thăm dò, một chương trình hoa mỹ để dễ chui sâu trèo cao. Thật vậy, người chủ chốt việc mở trường Kỹ thuật tại Huế, Gauthier, là một tên tình báo. Mời độc giả xem một số tài liệu dưới đây: 

a. Gauthier với hiệp ước mới

Theo thứ tự thời gian, chúng ta thấy Giám mục Gauthier cùng NTT đến chào mừng quân Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng năm 1858 và làm reo để quân viễn chinh đánh Huế cho chóng dứt điểm nhưng bất thành. Năm 1861, theo lời yêu cầu của phó Đô đốc Charner, thầy trò Gauthier về Sài Gòn, để mở rộng vùng chiếm đóng. 

Sau khi Hiệp ước 1862 ký giữa Việt Nam, Pháp và Tây Ban Nha, triều đình vua Tự Đức kiếm cách chuộc lại ba tỉnh đã mất. Một người Công giáo cuồng nhiệt là Trung tá Hải quân Aubaret vận động được Bộ Ngoại giao Pháp và vua Napoléon III đồng ý. Vì thế, một hiệp ước mới (thế hiệp ước cũ 1862) được Bộ Ngoại giao và Bộ Hải quân soạn thảo theo quan điểm của vua Napoléon III, và được ký tại Huế ngày 15/1/1864… 

Theo Hiệp ước 1864, Aubaret chủ trương chiếm Nam Kỳ bằng con đường tôn giáo và thương mại, chứ không phải Aubaret có lòng tốt gì đối với nhân dân Việt Nam (CHT. sđd, trang 174, 175). Trong triều đình Pháp chia làm hai phe, phe ủng hộ và phe chống. Phe chống khuyên vua đừng phê chuẩn hiệp ước. 

Về phía các nhà truyền giáo cũng chia làm 2 phe, phe chống, phe ủng hộ. Chống hoặc ủng hộ cũng cùng một mục đích là đồng hóa dân Việt Nam nhưng theo cách này hay theo cách khác mà thôi. Trong phe ủng hộ có Giám mục Sohier và Giám mục Gauthier - hai người có liên hệ đến việc mở trường kỹ thuật nói trên. Thư của Giám mục Lefèbre viết cho Linh mục Pernot, cho chúng ta thấy điều đó: Hiệp ước Aubaret bị dìm, đó không phải là điều rủi ro. Chỉ có Giám mục Sohier và Giám mục Gauthier là tán đồng hiệp ước... Nguyên văn tiếng Pháp: 

Le traité Aubaret est enfoncé et ce n'est pas un malheur. Il n'y avait que Mgr. Sohier et Mgr. Gauthier qui en paraissaient partisans,… (Cité par CHT, sđd, p. 181). 

b. Gauthier được mời họp mật

Năm 1872 tàu Bouragne chở Trung tá Hải quân Senez ra Bắc để dò xét tin tức cho một cuộc chiếm cứ Bắc Kỳ. Trong thư báo cáo của hạm trưởng Senez gởi cho Đô đốc Dupré chúng ta thấy có mời Giám mục Gauthier họp mật với vị sĩ quan Senez này: “... Vừa lên bờ tôi gửi ngay thư cấp tốc cho Giám mục Gauthier cách đó lối mười cây số và hẹn gặp ở trong làng. Chúng tôi sống suốt ngày giữa đám dân Thiên Chúa giáo, họ rất niềm nở với chúng tôi... Lúc 4 giờ, chúng tôi thấy một nhà truyền giáo, Cha Frichot đến nói chuyện với chúng tôi vì Giám mục đi vắng”.

Nguyên văn tiếng Pháp: 

... Aussitôt débarqué, j'envoyai un exprès à Mgr. Gauthier qui habite à 10 ou 12 km et donnai rendez-vous au village. Nous passâmes la journée au milieu de cette population chrétienne qui fut très gracieuse envers nous... Vers 4 heures nous vimes arriver un missionnaire, le père Fricot qui en l'absence de Monseigneur venait causer avec nous (Cité par CHT, sđd, pp. 242-243). 

c. Gauthier chủ trương dùng vũ lực

Thư đề ngày 12/2/1873, ngày 19/2/1873 gửi cho Đô đốc Dupré, Gauthier viết: 

“Cuộc chiến này làm hao mòn tài chánh và giết hại những tinh hoa của dân tộc (dĩ nhiên là dân tộc Pháp, BK). Giám mục Gauthier viết như vậy và còn than phiền về những việc sách nhiễu con chiên. Theo tôi (giám mục Gauthier) khi nói đến triều đình Huế và quan lại. Các người đó chỉ có nghe theo tiếng nói của đại bác, còn thì điếc hẳn không nghe gì khác”. (Tức là giám mục khuyên nên dùng vũ lực với triều đình Huế mà không nên có một giải pháp nào khác, BK). 

Nguyên văn tiếng Pháp: 

Cette guerre ruine les finances et décime l'élite de la population, écrivait Mgr. Gauthier qui se plaignait en outre des vexations dont ses chrétiens étaient victimes. Il compte pour mois, poursuivait l'évêque, en parlant de la cour de Huế et de ses madarins - que ces gens n'entendront jamais que la voix du canon et resteront sourds à tout le reste. (Mgr. Gauthier à Dupré, 12/2/1873, et 19/2/1873, CHT, sđd, p. 250). 

d. Gauthier muốn có một chính phủ Công giáo tại Bắc Kỳ (vui lòng xem Bùi Kha Ý kiến về bài Nguyễn Trường Tộ..., (xin xem thêm trên báo điện tử (http://www.honvietquochoc.com.vn) ngày 24/2/2010, mục Trao đổi). 

e. Biến Bắc Kỳ trở thành một nước Pháp nhỏ: Chủ trương này cũng được Đô đốc Dupré chỉ trích là quá nguy hiểm (xin xem thêm báo điện tử Hồn Việt(http://www.honvietquochoc.com.vn) ngày 24/2/2010, mục Trao đổi). 

Dupré viết: “Chắc chắn tôi sẽ không làm vừa lòng hoàn toàn Giám mục Gauthier được, ông ta quá hăng say và trong nhiều trường hợp tôi nhận thấy thật sự quá nguy hiểm nếu nhắm mắt nghe lời của ông giám mục này”.

Nguyên văn tiếng Pháp: 

Il me sera certainement impossible de donner une entière satisfaction à Mgr. Gauthier; son ardeur est extrême, et en maintes circonstances, j'ai pu reconnaitre combien il serait dangereux d'accepter sans réserves les appréciations de ce prélat (Cité par CHT, sđd, trang 367). 

Qua các dẫn chứng nêu trên, chúng ta có thể quả quyết rằng, đưa ra miếng mồi mở trường Kỹ thuật là một mưu chước đã được bàn luận kỹ lưỡng giữa tình báo Gauthier và NTT để thăm dò và phỉnh gạt triều đình. Do đó, nên nói: Việc mở trường Kỹ thuật không bao giờ cóchứ không phải vì thế mà thất bại như Lm. Trương Bá Cần nhận định trong sách đã dẫn. Giả sử triều vua Tự Đức, hoặc ai đó, có điều kiện để mở trường Kỹ thuật thì chính Gauthier và NTT sẽ đập phá trước hết, vì nếu Việt Nam được giàu mạnh thì kế hoạch muốn đồng hóa và biến Bắc Kỳ trở thành một nước Pháp nhỏ của Gauthier bị thất bại sao? 

D. NHÂN SỰ DÙNG VÀO VIỆC CANH TÂN

Di Thảo số 17, NTT lại còn táo bạo hơn lúc đề nghị nên Dùng giám mục linh mục vào việc canh tân, ông viết: “Nay giám mục lên Kinh đô,… Nếu thật tâm tin nhau khẩn khoản yêu cầu, giám mục sẽ đưa các linh mục và đạo đồ, một số có khả năng am hiểu tiếng Tây, học qua một vài phương pháp của phương Tây như Nguyễn Huấn, Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều, Nguyễn Lâu (Dẫn theo TBC, sđd, trang 188). 

Ảnh bìa của cuốn Nguyễn Trường Tộ: con người và di thảo

Nhưng các người mà NTT đề nghị lại có các “thành tích” phản quốc. Dưới đây là bằng chứng: 

d1. Theo bài viết Nguyễn Trường Tộ học ở đâu, học giả Đào Duy Anh trong Tạp chí Tri Tân (số 7/ 1941, tr. 167) cho biết về NTT và Linh mục Nguyễn Hoằng như sau: “Nguyễn Trường Tộ học rộng nhưng viết và nói tiếng Pháp không thạo lắm, vì ông không chuyên học chữ Pháp ở Pê Năng (Trường huấn luyện thông ngôn ở Mã Lai, BK) như các ông Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Hoằng.

Bởi thế, không khi nào ông làm thông ngôn. Mà khi giúp việc cho súy-phủ thì chỉ làm việc từ-hàn (Lettré) cũng như Tôn Thọ Tường. Mỗi khi triều đình cần dùng người thông ngôn thì Nguyễn Trường Tộ cứ giới thiệu Nguyễn Hoằng (Lm. Hoằng) chứ tự mình không khi nào đảm đương việc ấy”.

d2. Về những người làm thông ngôn như Nguyễn Hoằng, thư ký như NTT, nhà sử học Cultru ghi lại như sau: 

Đề đốc Rieunier nói: “Chúng tôi chỉ có những giáo dân và bọn du thủ du thực”.

Đại tá Bernard cũng viết với giọng khinh miệt: “… Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ tất cả nhân viên hành chánh cần thiết cho địa phương hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, khuân vác, chạy giấy, và có những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép, được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội Truyền giáo, chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà quân đội thực dân mới đổ bộ lên làm quen với người Việt Nam” (NXT, SĐD). 

d3. Nguyễn Hoằng và Nguyễn Điều cũng là Việt gian. Bằng chứng: 

Theo cuốn Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ thì năm 1858, Giám mục Gauthier có đem theo vào Đà Nẵng cụ Khang, cụ Điều (người An Phú), cụ Huấn (người Trung Hậu), khi ấy cả ba ông chưa thụ chức Thầy cả. (TBC, SĐD, tr. 190). 

- Sau này chúng ta chỉ thấy Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều và Joannes Vị cùng đi Pháp với Giám mục Gauthier và NTT (1867-1868). (TBC, SĐD, trang, 90). 

Gauthier dẫn họ đến đón giặc Pháp chiếm Đà Nẵng năm 1858: 

d4.“Theo lời khai của một lang y (người thôn Thuận An, tổng Thanh Vân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) tên Trần Vinh bị tàu Pháp bắt đem đi rồi sau trốn thoát được, kể lại thì ngày 10 tháng 9 (tức 16/10/1858), tàu Pháp (trên đó có Trần Vinh) đến đảo Nhãn Sơn, trước cửa Mành Sơn, để đón “Đức Thầy Huy và Cố Lý” (tức Giám mục Gauthier và Linh mục Croc, cũng có tên là Hậu và Hòa) nhưng “hôm qua hai vị đã lấy thuyền Nhà Chung với 8 người đi rồi”. Khi tàu Pháp trở về Trà Sơn, Đà Nẵng, thì thấy thuyền Nhà Chung đã ở đó rồi”. (Xem Châu bản Triều Nguyễn CBR 22/47). 

Các giáo sĩ Pháp tập trung khá đông đảo tại Đà Nẵng, đứng đầu là Giám mục Pellerin, đã cùng nhau làm áp lực để quân Pháp đánh chiếm thẳng Huế cho chóng dứt điểm. Nhưng bộ chỉ huy quân sự Pháp đánh giá là không thể dễ dàng tiến đánh Huế mà phải chuyển hướng về Sài Gòn. Do đó, trước khi đem quân vào Sài Gòn, Đô đốc Rigault de Genouilly đã tìm cách bắt buộc các giáo sĩ Pháp, hoặc trở về nhiệm sở hoặc đi tạm lánh ở Hồng Kông. Giám mục Gauthier cùng với Nguyễn Trường Tộ và những người tháp tùng đã đi Hồng Kông trong những điều kiện như thế vào đầu năm 1859” (TBC, SĐD, trang 22). 

... Nguyễn Trường Tộ có đi Pháp thì sớm nhất là giữa năm 1859 (14) mới tới nơi và khó có thể có mặt ở Hồng Kông đầu năm 1861 để cùng với Giám Mục Gauthier trở về Sài Gòn, theo yêu cầu của Đô đốc Charner viên chỉ huy được giao trách nhiệm gom quân để mở rộng vùng chiếm đóng ở Sài Gòn” (TBC, SĐD, trang 22). 

Nối kết các đoạn vừa dẫn, theo thứ tự thời gian chúng ta thấy, NTT và hai Linh mục Nguyễn Hoằng và Nguyễn Điều mà NTT đề nghị triều đình dùng vào việc canh tân thì tất cả ba ông, kể cả NTT, đều đã có mặt trong đám người làm áp lực để quân Pháp đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm (năm 1858). Năm 1861, ông cùng với tình báo Gauthier từ Hồng Kông trở về Sài Gòn theo yêu cầu của Đô đốc Charner... để mở rộng vùng chiếm đóng... 

Sử liệu cũng cho thấy, sau khi NTT chết, năm 1871, ý kiến đề nghị “Dùng giám mục linh mục vào việc canh tân” đã có “kết quả” như sau: 

“... Sau khi Hàm Nghi lên ngôi đi kháng chiến, Chánh Mông sang tòa khâm sứ Pháp xin De Courcy để tên đại tướng giặc thương tình cho hai đội lính Pháp hộ tống sang thành nội làm lễ đăng quang lên ngôi hoàng đế, đặt ra niên hiệu Đồng Khánh thì ông vua bù nhìn này được sự cố vấn của Trương Vĩnh Ký và Linh mục Nguyễn Hoằng (Chức Ngự Tiền Hành Nhân) hợp cùng tay sai đắc lực Pháp như Nguyễn Hữu Độ, Phan Liêm... ra sức dùng mồi danh lợi kêu gọi nghĩa quân...” (Phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam, trang 340). Cùng trang 340, Nguyễn Sinh Duy chú thích thêm: 

“Còn Nguyễn Hoàng (có chỗ chép Hoằng), sinh 1839, người Hà Tĩnh, theo đạo Thiên Chúa, từng du học ở chủng viện Pénang, Mã Lai. Năm 1876, được cử làm Tham Biện Thương Chính ở Hải Phòng và Hải Dương; năm 1885, hàm Hường lô tự khanh kiêm Tham biện Viện Cơ Mật; năm 1886, giữ chức Phụ tá đại thần và Ngự tiền triều vua Đồng Khánh”.

Như thế, thời Đồng Khánh đã có ít nhất là một giáo sĩ Trương Vĩnh Ký (tu xuất, vui lòng xem Trương Vĩnh Ký thiên tài và nhân cách?! – Bùi Kha đăng trên Hồn Việt số 22) làm cố vấn cho Đồng Khánh, và Linh mục Nguyễn Hoằng làm chức Tham biện Viện Cơ Mật kiêm Phụ tá đại thần và Ngự tiền triều vua bù nhìn Đồng Khánh. 

E. BỔ TÚC KẾ HOẠCH ĐÁNH ÚP GIA ĐỊNH, NTT viết ngày 9/2/1871: 

Vì tình yêu tổ quốc và tự ái dân tộc, nên cụm từ Bổ túc kế hoạch đánh úp Gia Định dễ khiến nhiều người có thiện cảm và kính trọng NTT. Nhưng sự thực như thế nào. Mời độc giả theo dõi: 

Năm 1863, trong bài Thiên hạ đại thế luận ông đề nghị cho lính nghỉ ngơi để thực dân Pháp giữ bờ cõi cho mình. Năm 1868, La Grandière bất chấp lệnh của chính phủ ông là Không được chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, nhưng y vẫn làm. Vua Tự Đức phản đối việc này và định cử sứ bộ qua Pháp tố cáo La Grandière đã lạm quyền và đòi trả lại 3 tỉnh mới chiếm. Nếu sứ bộ đi Pháp thì có thể 3 tỉnh ấy đã được trao trả, nhưng NTT viết bài chiêu dụ ngăn cản nhà vua. 

Đến nay (1870), Pháp thua Phổ nhưng đã cho lính nghỉ ngơi từ lâu lấy ai để đánh? Ông cũng lại bày mưu đánh. Nhưng đề nghị bí mật tuyển người từ Bắc, Trung và một số khác tại địa phương để huấn luyện. Chúng ta cũng biết, thời NTT muốn mộ binh như thế phải có lương thực và “tân binh” phải đi bộ mất ít nhất là sáu tháng, chứ không phải đi máy bay hay xe hơi như ngày nay. Đã thế, NTT lại không hề đề cập đến các phong trào đang kháng Pháp tại Nam Kỳ của Thiên Hộ Dương, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực hợp tác đánh thì trí ông để đâu, tâm ông ở chỗ nào? Chỉ bằng nghi vấn này thôi chúng ta cũng biết được con người ông. Trong bài chiêu dụ, có thêm vài chi tiết quan trọng: 

a. Ông viết, tôi sẽ báo tin cho Giám mục Gauthier biết kế hoạch này.

b. NTT tiết lộ: Như lần trước, lúc tôi ở Gia Định, nguyên soái Gia Định đã nhiều lần muốn đem công việc Bộ Công giao hết cho tôi (TBC, sđd, tr. 327). Đô đốc La Grandière, tin dùng đến mức đem công việc Bộ Công giao hết cho ông. 

c. NTT đưa mưu kế: Đến đêm khởi sự, một mặt tôi dùng kế (Khoản này các câu bẩm trước chưa nói đến) phá đê ngăn nước thì các thuyền Tây ở mặt dưới, không kể lớn nhỏ đều bị chìm hoặc bị vùi dưới bùn, hoặc trôi xuống ngã ba mà tan rã hết (TBC, SĐD, tr.330). Đọc đoạn này, có người đã ca tụng NTT là một chiến lược gia đại tài, biết dùng sức mạnh thiên nhiên để phá phương tiện địch. Nhưng quên rằng tại Gia Định và cả miền Nam thời bấy giờ và ngay cả bây giờ làm gì có sông nào, đê nào ngăn nước để NTT phá làm thuyền Pháp bị chôn dưới bùn?

d. Nếu ông đề nghị đánh gấp, thì ông có thể tạm gọi là một người yêu nước. Nhưng rất tiếc, ông viết: Kế hoạch này phải đòi hỏi khoảng hai năm mới thành (TBC, SĐD, tr. 331). Thời gian hai năm đã nói lên tâm chất của ông. 

Nếu đánh bây giờ thì ta có thể sẽ thắng mà Pháp phải thua. Đó là điều mà NTT, những người theo Pháp và thực dân không bao giờ muốn! Chứng minh? 

Một, như trên đã nói, NTT đề nghị sử dụng những thường dân (không phải lính) chiêu mộ từ Bắc, Trung, Nam chứ không kêu gọi nghĩa quân tại địa phương, người vừa có tinh thần chiến đấu vừa đã được huấn luyện và có kinh nghiệm..., làm sao thắng được? 

Hai, lịch sử cho thấy nếu đánh vào giai đoạn sau tháng 9/1870 Việt Nam sẽ thắng. Dưới đây là sử liệu: 

“Ở Âu châu, chiến tranh bùng nổ giữa nước Pháp và nước Phổ ngày 19/7/1870, nhưng mãi tới ngày 5/8/1870 tin ấy mới tới Sài Gòn. Cornulier-Lucinere vội cho tổ chức sự phòng thủ sông Sài Gòn vì sợ rằng Triều đình Huế thừa cơ hội mà tiến quân xuống miền Nam hay ra lệnh cho Lục tỉnh Nam Kỳ nổi loạn.

Song cả cho đến ngày 25/9/1870 là khi tin quân Pháp đại bại ở Sedan tới Sài Gòn, Triều đình Huế vẫn án binh bất động… Triều đình đã hoàn toàn không lợi dụng những nỗi khó khăn của Pháp khi nền đệ nhị thế chế sụp đổ thay thế bởi một chính thể cộng hòa, và khi mà quân Pháp bị cô lập ở Nam Kỳ” (Nguyễn Thế Anh, Việt Nam thời Pháp đô hộ, Lửa thiêng xuất bản, Sài Gòn 1970, tr. 66). 

Tình hình chín muồi như vậy, nếu không đánh ngay thì mấy tháng sau đó phải đánh, nhưng NTT khuyên phải hai năm sau. Ông ta yêu nước nào mà lạ đến thế? 

Nếu nhìn kế sách đánh úp Gia Định dưới khía cạnh tình báo, gián điệp và phản gián, chúng ta sẽ biết thêm dụng tâm khác của NTT. Mời độc giả đọc mục kế tiếp. 

e. Kế hoạch thu hồi sáu tỉnh; bằng đường ngoại giao: viết ngày 1 tháng 2/1871, và Kế hoạch đánh úp Gia Định; bằng vũ lực viết ngày 9 tháng 2/1871; cách nhau 8 ngày, mâu thuẫn với nhau và cũng được viết theo kiểu nước rút. Tại sao vậy? Vì tình hình chính trị và quân sự của Pháp quá nguy khốn như sử liệu dẫn trên cho thấy. 

Tại chính quốc, Pháp bị tang gia bối rối vì thua Phổ. Triều đình Napoleon III bị giải tán, chính phủ mới chưa thành lập, một quốc gia vô chủ. Đó chính là thời điểm nghìn năm một thuở để đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước bằng vũ lực, nhưng triều đình vua Tự Đức lại quá ngây thơ không chịu đánh. 

Do đó, NTT hẳn được lệnh quan thầy phải gấp rút viết các bài chiêu dụ, để Chính phủ Việt Nam sử dụng con đường ngoại giao thay vì quân sự. Bằng đường ngoại giao, NTT đề nghị cử phái đoàn đi Pháp, đi Anh và Y-pha-nho (Tây Ban Nha) để vận động xin lại phần lãnh thổ bị chiếm, chứ không dùng vũ trang. 

Tuy vậy, có lẽ khuyên theo kế sách ngoại giao trông lộ liễu và phi lý quá đáng! Hơn nữa, để cầm chắc triều đình Việt Nam theo con đường ngoại giao chứ không dùng võ lực, nên 8 ngày sau, NTT lại viết bài chiêu dụ Bổ túc kế hoạch đánh úp Gia Định nhằm mục đích nhận diện xem ai ra mặt đánh, thì Pháp sẽ bắt ngay từ đầu. Và nhóm nào muốn đánh nhưng không thể bắt hoặc cản ngăn được thì khuyên không nên đánh bây giờ mà phải hai năm sau! 

Nói gọn, thời vua Tự Đức có hai cơ hội tốt nhất để đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi. Cơ hội một là từ 1858 đến 1863. Nếu toàn dân và triều đình một lòng quyết chiến chứ không hòa thì Pháp đã có thể rút khỏi Việt Nam. Nhưng NTT khuyên nên cho lính nghỉ ngơi, hợp tác và để Pháp giữ bờ cõi cho mình! Cơ hội hai là từ tháng 9 năm 1870 đến nửa năm 1871, Pháp thua Phổ, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Pháp bị rối loạn. Đó là một cơ may hiếm có, nếu đánh thì có thể thắng, nhưng NTT khuyên nên theo đường lối ngoại giao. Tuy vậy, vẫn sợ quân đội Việt Nam có thể đánh, nên ông cũng bày ra chuyện đánh, nhưng không đánh bây giờ, mà phải hai năm sau. 

Một số người hồ hởi ca ngợi, NTT bệnh nhưng phải gác chân lên để viết liên tiếp 7 bài trong vòng 3 tháng, nhưng thực sự 7 bài viết của ông từ tháng 2 đến tháng 5/1871 chỉ xoáy vào một trọng điểm mang tính sinh tử cho số phận, chiến lược và chính sách thuộc địa của Pháp là tránh, đừng để Việt Nam sử dụng vũ lực đối với quân Pháp tại Nam Kỳ. Và nếu để ý thêm, chúng ta sẽ thấy rằng hầu hết 58 bài chiêu dụ của NTT cũng chỉ nhắm vào hai điểm then chốt. 

Một, bằng mọi cách, phải kêu gọi hòa và hợp tác chứ đừng bao giờ để quân dân Việt Nam dùng vũ lực đối với thực dân Pháp. 

Hai, sử dụng tất cả các thủ đoạn chính trị lươn lẹo để đưa các ông giám mục linh mục gián điệp và Việt gian (tôi chỉ muốn nói đến mấy tên Việt gian mà thôi) lọt vào hầu hết các cơ quan công quyền nhằm tôn giáo hóa rồi Pháp hóa dân tộc ta. Để che đậy các âm mưu ấy, NTT phải giả vờ nguyền rủa Pháp, phải sử dụng những danh từ hoa mỹ như Canh tân, Đổi mới, Thực dụng, Kỹ thuật, phải bày ra chương trình này, kế hoạch nọ để tàng hình và đẩy triều đình theo con đường mà thực dân Pháp mong muốn. 

Cũng thế, hành động của ông giống như ông Huỳnh Văn Trọng, một điệp viên tình báo cao cấp của miền Bắc, được gài vào chức cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước năm 1975 tại Sài Gòn. Ông Trọng phải giả bộ nguyền rủa Bác Hồ và Đảng, phải chê bai các nước Cộng sản thậm tệ, phải năng nổ bày ra kế hoạch này chính sách nọ…, mới có thể che được mắt cơ quan tình báo của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao phó. 

NTT được gán sai lầm là ông có sáng kiến canh tân và yêu nước nồng nàn, nhưng suốt tất cả 58 bản cái gọi là Điều trần chúng ta không thấy ông nhắc đến tên tuổi các nhà canh tân và yêu nước cùng thời như: Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Phạm Phú Thứ... và các sĩ phu yêu nước như: Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Quản Thanh, Quản Lịch, Nguyễn Trung Trực... mà chỉ thấy ông lặp đi lặp lại nhiều lần tên giáo hoàng, các giáo sĩ thực dân và giáo sĩ Việt gian. Tại sao vậy? Chúng ta nên nghe cuộc đối thoại giữa ông Toàn quyền de Lanessan và Giám mục Puginier như sau: 

De Lanessan: Theo ông thì nước Pháp nên đối xử với tầng lớp sĩ phu như thế nào?
Puginier: Phải thủ tiêu họ đi.
De Lanessan: Tại sao? 

Puginier: Vì các sĩ phu có một ảnh hưởng rất lớn, một uy tín rất lớn; họ được kính trọng mỗi khi họ ra làm quan, cho nên cần thiết phải thủ tiêu họ đi. Chừng nào tầng lớp sĩ phu còn, thì chúng ta còn phải lo sợ tất cả, bởi vì với lòng yêu nước nồng nàn, họ không thể nào chấp nhận nền đô hộ của chúng ta. Còn một điều nữa là chẳng ai trong họ chịu theo đạo Công giáo cả.(Nguyễn Xuân Thọ, SĐD, tr. 436-437). 

Triều đình Huế ký hòa ước với Pháp năm 1874. Ảnh TL

TỔNG LUẬN

Dưới đây là một bức tranh khá chính xác về NTT: 

1. Ý thức hệ chủ đạo: NTT phán: Tạo vật đã định như vậy, sao cưỡng được. 

2. Lúc đất nước lâm nguy: tình trạng quân Pháp suy thoái nguy hiểm muốn rút về, ông khuyên triều đình cho lính nghỉ ngơi để Pháp giữ bờ cõi cho mình. 

3. Về thế quốc tế: thương hiếu với giáo hoàng La Mã để Pháp dễ chiếm và đô hộ nước ta. 

4. Cố vấn: ông tình báo Gauthier có thể giúp. 

5. Mở trường kỹ thuật: được đưa vào 3 ông linh mục không có khả năng, còn ông Ca Xanh đòi lương quá cao và nhiều điều kiện không thể dùng. 

6. Nhà giữ trẻ, viện mồ côi: Ông tình báo Gauthier sẽ cử người coi sóc để tạo một mạng lưới gián điệp cùng cả nước. 

7. Canh tân đất nước: có 4 ông linh mục Việt gian phụ trách: Nguyễn Huấn, Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều và Nguyễn Lâu. 

Như thế, tư tưởng chủ đạo, từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở, từ ông có thế lực đến gã cố vấn, nhân viên thừa hành đều do ngoại bang, tình báo và bốn giáo sĩ Việt gian điều khiển nhằm kế hoạch bủa một mạng lưới gián điệp và tôn giáo hóa toàn cõi Việt Nam. 

Tôn giáo hóa toàn cõi Việt Nam thì sao? Sợ bị hiểu lầm tôi mượn ý kiến và nhận xét của những người Pháp có thẩm quyền để trả lời câu hỏi ấy một cách chính xác như sau: 

Giám mục Puginier: Lúc nào Bắc Kỳ trở thành Công giáo thì nó cũng trở thành một nước Pháp nhỏ, và không có các giáo sĩ và giáo dân thì người Pháp như cua bị bẻ gãy hết càng.

Đô đốc Page: Không có một người Công giáo An Nam nào lại không muốn làm lính dưới cờ Pháp

Công sứ Bonnal: Khi một ông giáo sĩ lập được một họ đạo thì giáo dân từ chối không đóng thuế,...không thừa nhận chính quyền Việt Nam.

Đô đốc Paul Bert: Nếu tất cả dân An Nam đều là Công giáo, thì chúng ta sẽ lãnh đạo họ một cách dễ dàng theo ý muốn của chúng ta.

CÔNG VÀ TỘI

Nhưng để được công bằng hơn, chúng tôi đề nghị công và tội của ông như sau: 

Công:

1. Chỉ huy đào Thiết cảng thành công.

2. Làm được hai cái nhà thờ mặc dầu thời bấy giờ là chỗ để cho các giáo sĩ tình báo cư trú. 

3. Có vài tư tưởng tiến bộ, có thể sử dụng được nằm rải rác trong một số bài như Cải cách phong tục, Thư gởi Tây soái, Về việc chỉnh đốn quân đội và quốc phòng.

Tội:

1. Ngày 16/10/1858 cùng với các linh mục, giám mục Việt và Pháp làm áp lực để quân Pháp chiếm đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm. 

2. Năm 1861 làm thư ký và thông dịch cho Tổng hành dinh Pháp để mở rộng vùng chiếm đóng tại Sài Gòn. 

3. Vai kề vai, lòng cạnh lòng với ông tình báo Gauthier hơn 20 năm, cùng với ông này thập thò núp bóng sau bức màn canh tân, để viết 58 bản chiêu dụ. Trong đó, ý của Gauthier, lời của NTT. Xuyên qua Gauthier, Pháp muốn NTT phải viết như thế nào, sử dụng những cụm từ hoa mỹ như canh tân, đổi mới, thực dụng, kỷ thuật, dân giàu nước mạnh, cải cách võ bị…nhưng lại lộng giả thành chơn và ngụy trang như thế nào, để có thể dụ được triều đình Việt Nam lọt vào các bẫy sập của Pháp. 

Vì thế, nên chúng ta không lấy làm lạ là tại sao những ý kiến trong các bài chiêu dụ của ông vừa thích nghi với tình hình quân sự của Pháp, vừa mâu thuẫn với nhau. 

4. Năm 1863, khuyên Triều đình cho lính nghỉ ngơi để Pháp giữ bờ cõi cho mình. 

5. Dối trá trong việc mở trường kỹ thuật ở Huế. 

6. Âm mưu đề nghị đào kênh từ Hải Dương vào Huế để toàn dân nổi loạn. 

7. Đề nghị dùng các linh mục Việt gian vào việc canh tân đất nước. 

8. Mở mỗi tỉnh một nhà nuôi trẻ và viện dưỡng lão do ông tình báo Ngô Gia Hậu cử người coi sóc. Lúc các tu sĩ có mặt khắp nơi, họ sẽ cải đạo người Việt trong vùng, rồi hô hào một cuộc tổng nổi dậy cướp chính quyền toàn cõi Việt Nam. 

9. Năm 1868, ngăn cản triều đình cử phái bộ đi Pháp khiếu nại để lấy lại 3 tỉnh miền tây Nam Kỳ. 

10. Năm 1870 thay vì phải đánh gấp để đuổi kẻ thù chung, NTT lại khuyên triều đình theo con đường ngoại giao, thay vì vũ lực. Và nếu sử dụng vũ lực, thì không nên thực hiện ngay mà phải hai năm sau để Pháp có thì giờ củng cố lực lượng. 

Một con người như thế, tại sao có nhiều người nhầm lẫn để ca tụng ông bằng những danh từ cao quí? Tôi nghĩ có 3 lý do chính: 

Một, thiếu sử liệu để đối chiếu những đề nghị của NTT với tình hình quốc nội và quốc tế lúc bấy giờ. 

Hai, vài tác giả trích dẫn một số đoạn trong các bài chiêu dụ mà không đọc kỹ toàn bộ bài đó và lồng nó vào trong cái khung của tình hình thời đại lúc bấy giờ, để biết cái hậu ý của NTT là gì trong các bài chiêu dụ như Thiên hạ Đại Thế Luận, Lục Lợi Từ, Tế cấp bát điều, Kế hoạch đánh úp Gia Định...

Ba, phát xuất từ lòng yêu Tổ quốc, muốn cho dân giàu nước mạnh và thoát khỏi cái nhục bị đô hộ, nên các tác giả đã không tiếc lời ca ngợi những ai có tinh thần và có chương trình canh tân xứ sở. Thúc đẩy bởi tâm tình yêu nước đáng quí đó, nhưng lúc ca tụng NTT lại thiếu đối chiếu những đề nghị của ông với bối cảnh lịch sử thời bấy giờ, nhất là không phân tích cẩn thận để xem những hư thực và hậu ý của NTT thập thò sau bức màn canh tân là gì. 

Thiết nghĩ, các cơ quan hữu quan có trách nhiệm với lịch sử dân tộc nên cử một chuyên ban nghiên cứu công và tội của một số người được vinh danh sai lầm trước đây, trong đó có NTT, rồi công bố cho quốc dân biết. Còn ý kiến của tôi dĩ nhiên là không tránh khỏi khiếm khuyết cần được các bậc cao minh chỉ giáo.


TS. BÙI KHA
          (California)