Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

BANG GIAO VỚI VATICAN ?


BANG GIAO VỚI VATICAN ?
TẠI SAO KHÔNG !

Giới Tử


Hà Nội 28/11/2005 - Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo đã đặt chân đến thủ đô Hà Nội qua ngã Thái Lan. Bộ Truyền Giáo là bộ quan trọng trong giáo triều Vatican, tương đương với Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại đặc trách các thuộc địa của Pháp thời xưa. Cuộc viếng thăm này có giá trị như một cuộc tuần thú hay kinh lý.
Trong lịch sử truyền giáo vào Việt Nam, hình như đây là lần thứ hai, Vatican gửi TT Truyền Giáo đến VN. Lần trước là vào năm 1959 với TT là HY Agagianian.
Hồng Y Agagianian sang chủ tọa Đại Hội Thánh Mẫu kỷ niệm 300 năm Ky-tô giáo đến VN, vinh thăng nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn lên hàng Vương Cung Thánh Đường và làm lễ dâng nước VN cho Đức Mẹ Maria. Thời đó, Vatican vẫn chưa cho Ky-tô giáo ở VN hưởng quy chế giáo hội, và vẫn còn là một bộ phận trực thuộc khối thừa sai, hay khối thuộc địa hải ngoại của Vatican.







Hồng Y Agagianian sang chủ tọa Đại Hội Thánh Mẫu kỷ niệm 300 năm Ky-tô giáo đến VN, vinh thăng nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn lên hàng Vương Cung Thánh Đường và làm lễ dâng nước VN cho Đức Mẹ Maria. Thời đó, Vatican vẫn chưa cho Ky-tô giáo ở VN hưởng quy chế giáo hội, và vẫn còn là một bộ phận trực thuộc khối thừa sai, hay khối thuộc địa hải ngoại của Vatican. Nói thế khác, quyết định dâng VN cho Đức Mẹ là một quyết định của Vatican chứ không phải của tín hữu Ky-tô Việt.

HY Sepe đến viếng Lavang, link: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/05news/tin359.htm

Lần này, HY Sepe cũng đến viếng Lavang. Nghe đồn rằng hình như trưóc khi đến, HY Sepe đã được Bà Mẹ Maria dàn chào bằng những giọt nước mắt tại khuôn viên Vương Cung Thánh Đường Sàigòn?
Có người cho chuyện Đức Mẹ khóc là một ảo tượng mê tín được bày ra như một vũ khí chiến tranh chính trị dưới thời Pius XII hay JP II, hoặc để làm tiền giáo dân nhẹ dạ như ở Queensland, Australia? Chuyện Đức Mẹ Sàigòn khóc cũng có thể là một đòn phép đánh động dư luận để tuyên truyền cho chuyến tuần thú của HY Sepe? Tuy nhiên, với những người tin rằng Đức Mẹ khóc thật, thì hẳn họ cũng dư sức để luận bàn tại sao Đức Mẹ khóc? Lý do đó là Đức Mẹ khóc vì đã bị Vatican hạ tầng công tác. Đức Mẹ khóc vì buồn thương cho số phận và muốn nhắn nhủ HY Sepe nỗi lòng phẫn hận của mình.
Đức Mẹ đã bị hạ tầng công tác như thế nào? Câu trả lời qua bài báo của Linda Morris xuất hiện trên tờ The Sydney Morning Herald ngày 17/5/2005 với tựa đề:

Official: Mary not a saviour
Churches agree Mary is not the source of salvation
[Nghị quyết chính thức: Mary không phải là đấng cứu rỗi.
Các giáo hội nhất trí Mary không phải là cội nguồn cứu chuộc]

Bài báo cho biết nghị quyết đó được chính thức thông qua ngày 17/5/2005 tại Seatle, Mỹ. [xin xem sđd hoặc smh.com.au/News/national/politicians/ ] Đây là kết quả thoả hiệp của các thành viên trong một ủy ban đại kết quốc tế quy tụ 18 Giám Mục, giáo quyền, tu sĩ, tín đồ tại gia thuộc 10 quốc tịch khác nhau của hai giáo hội Anh và Ky-Tô Vatican. Mục đích của hội nghị này là tìm cách thâu ngắn hố ngăn cách giữa giáo hội Anh và Ky-Tô Vatican về vai trò của bà Mary, thân mẩu của Jesus Nazareth. Ủy ban này đã nhất trí quyết nghị bà Mary là mẹ Jesus nhưng không phải là mẹ Thiên Chúa, không phải là có con mà vẫn còn trinh, không hề lên trời cả xác lẫn hồn, không có khả năng làm phép lạ, không có quyền can dự vào sứ mạng cứu chuộc nhân loại và cứu rỗi đời đời của con người của Thượng Đế. Chủ chốt thành lập và điều động ủy ban đại kết quốc tế này là Hội Đồng Tư Vấn Anh giáo [Anglican Consultative Council] và Giáo Hoàng Ủy Hội Phát Triển Đoàn Kết Ky-Tô Hữu [Pontifical Council for Promoting Christian Unity] của Vatican.
Tiến sĩ Peter Carnley, một Tổng GM Anh giáo đã về hưu là đồng chủ tịch ủy ban này. Nguồn tin Linda Morris dựa vào có lẽ là từ giáo quyền này. Vì chủ trương hạ tầng công tác bà Mary rất hợp và có lợi cho đường lối của Anh giáo, nên người của Anh giáo quảng bá tin này ra thì cũng dễ hiểu thôi. Còn Vatican, kẹt thì phải thỏa hiệp, nhưng hồ hỡi công bố thì có lẽ hơi khó.
Vatican lấy Giê-su Ky-Tô làm lý tưởng thành đạt chân lý giải thoát, tin vào lời Ky-Tô: Ta là đường, là ánh sáng, là chân lý. Vatican tự nhận đi theo đường ấy. Nhưng trên đường đến với chân lý, Vatican thường đi chậm đến mấy trăm năm, nhiều khi còn lâu hơn thế nữa. Bằng chứng là vũ trụ có từ 13.7 tỷ năm nay và thái dương hệ trong đó có địa cầu xuất hiện ít ra cũng hơn 4.5 tỷ năm, thế nhưng Kinh Thánh lại dạy cho con chiên biết là Thiên Chúa dựng nên trời đất muôn vật mới 6 ngàn năm trước. Mà kinh thánh là lời Thiên Chúa. Tổ tiên VN biết đến Trời ít nữa cũng bốn năm ngàn năm, nhưng Vatican dạy cho họ là Thiên Chúa sinh ra mới hai ngàn năm, trẻ như thế nhưng vẫn là cha Trời, do đó thờ trời là phải thờ cha trời, thờ tổ tiên là phải thờ cha tổ tiên là Thiên Chúa. Nghĩ lại vụ án Galileo thì thấy Vatican tụt hậu với chân lý khoa học mấy trăm năm. Còn chân lý lịch sử? Cũng như gần 50 năm rồi mà một số đồng hương Ky-Tô vẫn không biết, và không đồng ý với nhau, tại sao triều đình nhà Ngô sụp đổ.
Vì chậm lụt như vậy cho nên, để an toàn, Vatican thường nâng niu hình ảnh một đấng Ky-Tô bị đóng đinh chặt cả hai tay hai chân trên thập ác. Để cho chân tay Ngài tự do, biết đâu Ngài nổi giận thì ốm đòn? Đó là điều văn hào Italia là Giovanni Guerashi lưu ý đến trong tác phẩm Don Camillo từng được Fernandel làm cho bất tử trên màn ảnh.
Có ai tự hỏi quyết định đó của Vatican về Đức Mẹ, ngoài tờ The Sydney Morning Herald, có bao nhiêu đài phát thanh, truyền hình báo chí tiếng Việt nào, có tòa TGM, GM, có Cha xứ, nhà thờ, chủng viện nào đã loan báo tin Bà Maria bị hạ tầng công tác không? Và ngày 1/12/2005, khi HY Sepe đến viếng ‘Thánh Ðịa Ðức Mẹ Lavang’, và cử hành lễ tại trung tâm hành hương Lavang thì HY Sepe có bạch hoá tin này không, hay ít ra cũng cho Ban Tôn Giáo chính phủ biết quyết định này không? Ban Tôn Giáo và chính quyền sở tại Quảng Trị Đông Hà có vì huyền thoại Maria mà tiếp tục nhắm mắt cho những tấm bảng Thánh Địa Lavang xuất hiện khắp nơi như lâu nay nữa không? Đi xa hơn, HY Sepe có sẽ dựa vào quyết định 46 năm trước khi Vatican cử HY Agagianian sang VN long trọng dâng cả VN cho Đức Mẹ, để đòi chính quyền VN để cho những tấm bảng này tự do xuất hiện bất cứ nơi nào trên lãnh thổ VN, kể cả Quảng Trường Ba Đình, Phủ Chủ Tịch không? Nói thế khác, nếu bây giờ Nhà nước VN thuận tái lập bang giao với Vatican thì phải chăng HY Sepe có quyền yêu cầu phục hoạt quyết định của HY Agagianian năm 1959? Cũng như việc giáo phận Nha Trang đang đòi phục hoạt quyến chiến hữu đất công phải chăng là bước mở đầu thăm dò? Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đó đều tùy thuộc vào việc tái lập ngoại giao Vatican-VN.


Viễn ảnh VN tái lập bang giao với Vatican đã gây những cơn địa chấn dư luận trong và ngoài nước. Kẻ buồn, người vui, người hồ hởi, kẻ lo lắng. Khoan nói chuyện tại sao. Điều cần xác định trước tiên là, tái lập bang giao hay không, đó là quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền, của những kẻ hữu trách trong chế độ, chứ không phải của người dân thường của bất cứ tôn giáo nào. Bang giao VN và Vatican là bang giao giữa hai quốc gia, không khác gì bang giao giữa VN và Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Italia v.v...
Đó là điều mà ai cũng mong ước những thành phần hữu trách phải nhớ, để khỏi có chuyện nhập nhằng tôn giáo và chính trị. Để khỏi hoảng hốt vì những trò ma-nớp chính trị. HY Sepe đến VN theo lời mời của Giáo Hội Ky-Tô tại VN nhưng đã được trình bày trịnh trọng như HY Sepe là quốc khách, do VN mời, hay đáp lời mời sang ban phép lành cho VN. Chưa kể là chuyến đi còn được dàn dựng như có thế dựa vĩ đại của Mỹ. Bằng chứng là ngày 4/12/2005, VietCatholic News, phát ngôn chính thức của Ky-Tô giáo Việt trong ngoài nước, đã long trọng loan tin thế này: Dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith thăm VN để khảo sát về nhân quyền và tự do tôn giáo. DB Tôn nữ Thị Ninh đặc trách đối ngoại của QH VN đã nói rõ VN không hề mời Chris Smith đến và Smith xin visas vào VN vì chuyện các tù binh mất tích. Trước đây, ngày 16/11/2005 đài Á Châu Tự Do [RFA] còn loan một tin rùng rợn hơn là: Chuyến đi thị sát tình hình tôn giáo tại VN của phái đoàn Ðại sứ quán Hoa Kỳ. Những bản tin với lời lẽ khúm núm vọng ngoại ỷ lại của những kẻ từng leo lên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ ôm càng trực thăng ra đến tàu Hạm đội 7 đó dĩ nhiên là được các cơ quan truyền thông của Tòa Thánh lặp lại như bị qủy ám bất chấp tự ái liêm sĩ của người có tổ quốc, có quốc gia.
Khuynh hướng chung của thời đại là phải mời tôn giáo ra khỏi công quyền, mời cha nhà thờ về nhà thờ, mời trưởng tử Như Lai về chùa. Viễn tượng thánh chiến giữa Hồi giáo và Ky-Tô giáo và Do Thái giáo, viễn tượng phong trào Tin Lành ở Mỹ và Australia quyết cướp dật chính quyền bằng bất cứ giá nào, viễn tượng những ông Taliban, những ông Zionist không dùng lá phiếu mà dùng bom đạn để nói chuyện với nhau...cũng đủ cảnh giác cho những ai muốn nhập nhằng tôn giáo chính trị, để tôn giáo chen vào đè đầu cưỡi cổ chính trị.
Tôn giáo chỉ ở trong nhà thờ, trong chùa, trong thánh thất. Ra khỏi cổng chùa, cổng nhà thờ thì ai cũng như ai, mỗi người một phiếu, không có chuyện thiêng liêng linh thiêng, không có chuyện rửa tội giải tội tế độ chúng sinh, không có chuyện thiên đàng hỏa ngục. Trong nhà thờ, trong chùa là cha nhà thờ, là trưởng tử Như Lai, là thánh địa, là nước thánh, nước cam lồ, bánh lễ, bùa phép, thiên linh cái, ngoài đời đó cũng chỉ là những đồ vật như sữa đường, bánh mì, nước mắm, mà mọi việc sản xuất, phân phối, mua bán đều được quy định bởi luật lệ quốc gia, bởi tòa án và nhà tù.... Đất trong chùa, trong nhà thờ là tịnh thổ, là đạo tràng, là thánh thất, là thánh địa, là đất thánh...đất ngoài cổng nhà thờ, cổng chùa là công thổ, là đất công, sở hữu quản lý theo luật lệ quôc gia. Lộn xộn cứ thẳng mực tàu mà xét.
Người dân không thể nhân danh tôn giáo của mình để ép buộc hay ngăn trở chính quyền bang giao. Chính quyền cũng không thể nhân danh tôn trọng tự do tôn giáo, nhân danh tôn trọng tín ngưỡng để quyết định bang giao hay không bang giao, nếu bang giao đó đi ngược với quyền lợi của đất nước. Chính quyền quyết định căn cứ trên quyền lợi quốc gia của 80 triệu người, chứ không căn cứ trên mấy triệu người theo hay chống một tôn giáo nào đó, dù mấy triệu người này có ồn ào, có thế dựa quốc tế ghê gớm đến mấy đi nữa. Vấn đề đặt ra do đó là nước VN bang giao với nước Vatican thì có lợi gì về phương diện quyền lợi quốc gia? Cho đến bây giờ chưa thấy chính quyền, Quốc Hội, ít nữa là Ban Tôn giáo chính phủ trả lời câu hỏi thiết yếu này. Nhưng thắc mắc thì thắc mắc, không thể vì vậy mà chống được. Vì quyền quyết định đối ngoại là công quyền. Ngay cả khi công quyền quyết định sai cũng rán chịu thôi, và rán đợi hạ hồi phân giải.


Trước khi Ky-Tô giáo đến và phát triển ở VN, về phương diện tâm linh, đạo đức, hòa hợp tín ngưỡng, khuynh hướng vật linh của tổ tiên người Việt đã mở cửa đón nhận Tam giáo Nho, Phật, Lão một cách tự nhiên như đất nhận mưa gió. Tam giáo đã củng cố và nâng đạo thờ Trời, thờ tổ tiên của người Việt lên một nấc cao. Thế hòa đồng tín ngưỡng đó đã bị Ky-Tô giáo quấy động tận cùng vì tín lý ”thờ lạy Bụt thần ma qủy tin mê Hồi giáo”.
Cộng với thế lực của thực dân và thế dựa của những bầy tôi bản địa, tín lý đó đã làm cho xã hội VN nhào đầu lạc địa, và Tam giáo bị dồn vào cái trại cãi tạo có tên là bài trừ mê tín dị đoan bán khai thoái hóa cả trăm năm.
Dựa vào thế lực của thực dân và thế dựa của những bầy tôi bản địa, các thừa sai đã uốn nắn cho tín đồ tin rằng chỉ có một đường được cứu rỗi để lên thiên đàng là thực hiện y nguyên lời Thánh Kinh: “Đừng tưởng Ta đến để đem lại bình an trên mặt đất; Ta đến không phải để đem lại bình an mà là gươm giáo. Ta đến để chia rẽ người ta với cha mình, con gái với mẹ mình, nàng dâu với mẹ chồng mình; và kẻ thù của người ta là những người nhà mình.” [Matthêô: 10:34-35-36, Kinh Thánh, LM Nguyễn văn Thuấn dịch, Dòng Chúa Cứu Thế, 1976, tr.33]
Tín lý đó đã làm cho quan hệ giữa người với người, giữa đồng bào đồng hương, giữa ông bà cha mẹ con cái suy đồi thảm hại. Nếu lỡ yêu người có đạo, muốn thành vợ thành chồng thì phải bỏ đạo mình, nghĩa là cha mẹ chết không được khóc, không được thắp hương, không được lạy trước bàn thờ, không được ăn đồ cúng. Mình không được đã đành, mà con mình cũng không được thương nhớ thờ kình ông bà nội ngoại chúng nó như thế nữa.
Ky-Tô giáo đến VN đã đẩy khoảng một phần hai mươi [1/20] người Việt đứng bên lề xã hội và trở thành xa lạ, nếu không muốn nói là thù nghịch với đồng bào đồng hương mình. Tất cả dị biệt, ngộ nhận, xa cách giữa người lương với người giáo, giữa người “có” đạo và kẻ ngoại đều phát xuất từ đó.
Bi kịch đó, bây giờ, năm 2005 của thế kỷ 21, đã chấm dứt chưa, đã cãi thiện chút nào không? Dù Kim Định và nhóm Ky-Tô Học Hội, và một vài đồng bào Ky-Tô hữu tâm đôi lần cố bừng tỉnh để thử nói lên một cái gì đó, ngoài ra chưa hề thấy đa số những trí thức hàng đầu như Nguyễn văn Trung, Lý chánh Trung, Hồ ngọc Nhuận, Nguyễn văn Chức, Trần văn Đoàn, Trần văn Toàn, Nguyễn gia Kiểng, Nguyễn Cần, Nguyễn đăng Trúc, Nguyễn bá Long, Phạm việt Tuyền, Lê hữu Mục, Võ long Tê, Nguyễn văn Châu...một lần trả lời câu hỏi ấy, hay có một cố gắng nào trong chiều hướng bù đắp hòa giải ấy. Khoan nói đến các trí thức Ky-Tô giáo tiên phong trong nhà, mở miệng công khai thì e công an khu vực hỏi thăm.


Để biện minh và kể công sự có mặt của Ky-Tô giáo ở VN, có người thường nhắc đến công trạng thành tích văn hóa của một số thừa sai đã sáng chế ra cái gọi là chữ “quốc ngữ abcd”. Thực tế, cái gọi là chữ quốc ngữ này là một thứ tiếm mạo danh nghĩa cũng như chữ “công giáo” vậy. Một vài tờ báo ở trong nước đến bây giờ hình như vẫn còn nói lịu về chuyện này?!
Nói đến quốc ngữ của VN thì ít ra cũng là chữ Nôm, nếu không thì cũng tiếng Hán-Việt. Cái gọi là quốc ngữ abcd thực sự chỉ là một công việc ký âm hay phiên âm vụng về tiếng Việt của các thừa sai ngoại quốc nghe tiếng Việt ba chớp ba nháng tiếng được tiếng mất để nhằm phục vụ nhu cầu truyền đạo. Giờ thì hẳn ai cũng thấy ký âm quốc tế hay phiên âm là một trò chơi vô cầu lấy được, chẳng có quy tắc luật lệ gì cả. Thật vậy, Anh ngữ thì phiên âm quốc tế dựa vào đâu? London, Newcastle, Liverpool, Scotland, hay Ireland? Tiếng Mỹ dựa vào đâu? New York, Texas, Boston hay Nashville? Tiếng Pháp lấy phát âm vùng nào làm chuẩn: Paris, Marseille hay đảo Corse?
Chưa kể là lối ký âm nhiêu khê chẻ sợi tóc làm tư vớ vẩn đã gây ra không biết bao nhiêu rắc rối không cần thiết cho người học và viết tiếng Việt. Dựa vào thực tế là tiếng Pháp có ba dấu là sắc, huyền và cédille. Chỉ có ba dấu đã làm cho người nói, viết tiếng Pháp khờ ra rồi. Từ ba dấu của tiếng Pháp, họ bày ra 10 dấu cho tiếng Việt là sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ơ, ô, ă và dấu ngang, chưa kể d với đ...
Mong sao những ai vẫn ca tụng lối ký âm tiếng Việt theo abcd là trong sáng có thể giải thích cho sự khác biệt giữa NGHE với NGE, PHỞ với FỞ, CÁI với KÁI, KU với CU, QUA với QA, UẤ với UỐ... là chỗ nào? Chưa kể, người Trung cứ hằm bà lằng loạn xạ lên giữa GI với D, NH, dấu hỏi, dấu ngã, trong khi người Bắc thì loam oam CH với TR, GI với D, D với R, L với N còn người Nam thì tha hồ tưới xà lưới giữa V với D, GI, giữa dấu hỏi với dấu ngã, A với I, OA với UÊ, Ồ với ƯỜ, giữa G với R. Ký âm thế nào những của nợ đó cho khỏi mang tiếng nhiêu khê chẻ sợi tóc làm tư vớ vẩn?
Lối la-tinh hóa tiếng Việt, hay Việt hóa abcd, của các thừa sai tiên khởi thật cũng không khác gì hành động Việt Hóa chiến tranh của Nixon. Chủ trương Việt Hóa chiến tranh của Nixon đã giết chết VN Cộng Hòa như thế nào thì cả kho tàng văn học Hán Nôn ngàn năm của dân Việt suýt bị chữ quốc ngữ abcd làm cho điêu đứng tận diệt như thế ấy. Không tin cứ đưa một bản truyện Kiều viết bằng chữ Nôm cho những nhà đại khoa bảng con cháu của các thừa sai đã có công Việt hóa abcd rồi nhờ họ đọc xem có được không thì biết.
Mặt khác, cứ nhất quyết bảo rằng nhờ abcd Việt hóa mà VN tiến bộ mà quên rằng về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học...Nhật, Nga, Trung Quốc không hề có abcd mà vẫn được như hôm nay, trong khi các nước Nam Mỹ, Phlippines, Mexico bị tộng abcd vào họng hết thế kỷ này qua thế kỷ khác, mất luôn cả tiếng nói, chữ viết, mất luôn cả tên họ thì nào có hơn ai cái gì?
Ngoài ra, khi loại bỏ Hán Nôm ra khỏi tiếng Việt, để cho tiếng Việt tồn tại duy nhất nhờ âm thanh, người ta đã vô tình biến người Việt thành những con vẹt, nghe âm thanh mà phản ứng, phản ứng tự động hay phản ứng hữu kiện, chứ chẳng cần biết hàm nghĩa của âm thanh đó là gì. Người Pháp hay người Anh nếu có bất đồng về ngữ nghĩa thì quay với gốc La-tinh hay Hy Lạp, như người Hoa, người Nhật quay về từ nguyên của một chữ, một tiếng. Ngày xưa, còn có đạo Trời bản địa, còn có Tam giáo làm cơ sở chín bỏ làm mười, người Việt ngày nay lấy abcd làm quốc ngữ, có gì mà quay về? Cho nên, rũi khi có bất đồng về nghĩa hàm hay ý nghĩa của tiếng nói hay chữ viết thì không biết lấy gì làm căn bản để tranh luận và thỏa hiệp, rồi cãi nhau, đánh nhau, giết nhau như những người mù sờ voi nổi điên nổi khùng.
Lại nữa, một số trí thức khoa bảng tân học đã và đang loay hoay đề cao đóng góp văn hóa abcd của Ky-Tô giáo tại VN thời tiên khởi. Họ lôi đâu ra được một vài câu vè, bài vãn và rấp ranh dùng những thứ đó để hạ bệ Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong vì tội đã chịu theo Pháp mà lại không chịu rửa tội. Họ loay hoay tôn vinh Petrus Ký, Paulus Của, Trần Lục, Huyện Sĩ... như những vĩ nhân tiên liệt của dân Việt. Mai này, nếu có chuyện Vatican phong cho Petrus Ký, Paulus Của, Trần Lục, Nguyễn trường Tộ, Nguyễn Thân, Huyện Sĩ, Nam Phương Hoàng Hậu, Thành Thái, Bảo Đại, Ngô đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu thành Thánh thì cũng chẳng có gì ngạc nhiên. Họ gọi tự thiêu của nhà sư là nướng thịt, là cho uống thuốc mê rồi đem ra đốt như Ngô đình Nhu, Nguyễn văn Chức, Trần trung Quân và một số khác nữa từng nói từng viết. Họ cấm giáo dân gọi những tăng ni tự thiêu là thánh tử đạo nhưng họ lại thờ những Việt gian như thánh tử đạo. Trên 120 và chắc là chưa hết. Mâu thuẩn đó chỉ có những trí thức Ky-Tô thượng tầng có thể trả lời mà thôi.
Sau hết, người ta cũng nói đến Ky-tô giáo như một động lực đẩy VN vào đường hiện đại quá, đã mở mắt cho VN nhìn thấy văn minh tiến bộ mà quên rằng, chính ý chí ly khai đối kháng lại nền thần học và triếy lý Ky-Tô giáo đã tạo đà cho Tây phương tiến lên. Cách mạng 1789, 1917, 1968 và cả 1989, không phải là những cố gắng phục hoạt ảnh hưởng Ky-Tô giáo mà là những nổ lực gạt bỏ những chướng ngại, những bóng tối thần quyền. Cứ xem Poland bỏ nhà thờ chạy theo tiên tiến, hiện đại hóa, hội nhập vào xã hội tiêu thụ vô thần tư bản như thế nào thì đủ rõ.
Một số nhân vật chính quyền thường nói đến hiện đại hóa, đến tiên tiến, hội nhập một cách thời thượng thời cơ chắc chắn đã không quên những điều đó khi, ngày nào đây, ngồi vào bàn thương thuyết bình thường hóa ngoại giao với Vatican, để khỏi bị mà mắt hay bị mặc cảm.
Nếu có bị Vatican lăm le lấy thịt đè người, đem dư luận quốc tế làm ngáo ộp rung cây nhát khỉ và không biết trả lời sao cho ổn thì chỉ cần nhớ bản tin của hãng thông tấn Reuters ngày 11/8/2004 ghi lại cuộc phỏng vấn HY Ratzinger, hồi còn là cánh tay mặt của JP II. HY Ratzinger đã nói thẳng không thèm úp mở ngoại giao rằng Cộng Đồng Âu Châu [EU] phải cấm cửa Turkey vì Turkey là Hồi giáo, và CCĐAC cũng phải ý thức cái gốc rễ Ky-Tô giáo của mình chứ đừng loạng quạng chơi với người ngoại đạo!


Năm ngoái, khi có tin VN và Vatican đang tính chuyện tái lập bang giao thì có người nghĩ đây chỉ là một đòn nhử chính quyền VN tung ra để vô hiệu hóa những chống đối phá phách đa số phát xuất từ các tín hữu Ky-Tô giáo nhân chuyến Mỹ du của Thủ Tướng Phan văn Khải. Nhưng bất đồ, Trưởng Ban Tôn giáo chính phủ Ngô yên Thi đích thân sang Vatican, và tiếp đó là cuộc tuần thú của TT Bộ Truyền Giáo HY Seppe đến VN, thì những hoài nghi kiểu Mao Tôn Cương-Tào Tháo-Machavelli đã phải được xét lại.
Mais puisque la chose est sérieuse, je vous parle sérieusement. Ai nói câu đó, Voltaire hay Molière? Ai cũng được, nhưng chính quyền VN đâu có ở không mà làm chuyện bá vơ, dĩ nhiên. Vậy chuyện gì xảy ra nếu chuyện bang giao với Vatican thành sự thật? VN có lợi gì trước mắt cũng như về lâu về dài nếu bình thường hóa bang giao với Vatican?
Về tâm linh, tư duy, giáo dục? Tôn kính một bình vôi dưới gốc đa đầu làng cũng là tôn kính. Vatican thường được các nước đối đãi theo cách kính nhi viễn chi. Nghĩa là có cũng được, không cũng chẳng sao, nhưng thà có còn hơn không, sau khỏi băn khoăn. Không ai sợ bình vôi dưới gốc đa, nhưng cũng không ai dại gì chọc giận bình vôi đó. Vatican nói, Vatican nghe. Có lợi thì nhắc lại, không thì coi như không nghe, cũng chẳng sao. Trừ những kẻ bị qủy ám. Bằng chứng là trong khi GH, GM là người có quyền đưa một người lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục, thế mà trong nhà, chỉ một chuyện cấm mấy linh mục lạm dụng tình dục con nít và đồng tính luyến ái, cấm mấy nữ tu không được đòi làm linh mục, cấm xài thuốc ngừa thai, condom, cấm ly dị tái giá ... mà vẫn người nghe người không, thì chuyện quốc tế, ý kiến của Vatican, không mấy người cãi, nhưng mấy người nghe?! Nghe rồi mấy người theo? Điều này giải thích tại sao một số quốc trưởng, thủ tướng, quốc khách đến Vatican vừa ngủ gục, ngáp ngắn ngáp dài hay ngủ gà ngủ gật để dự lễ mai táng GH JP2 cho phóng viên chụp hình làm tài liệu về sau.
Về kinh tế toàn cầu, đầu tư, giao thương... Vatican có gì để chơi với VN ? Túi tiền của Vatican giống như cái nơm cái đó bắt cá, chỉ có vào không có ra. Có hy vọng chăng là rồi đây Vatican sẽ lục bảo tàng văn khố trả lại cho VN tất cả những gì của VN mà bao nhiêu thế hệ thừa sai đã lấy đem về Vatican. Tại sao không ?
Thông tấn AFP ngày 7/10/2004 loan tin Vatican quyết định giao hoàn ảnh tượng Đức Bà Kazan lại cho Giáo Hội Chính Thống Nga như một cử chỉ vuốt ve để tái lập bang giao với Nga và Chính Thống giáo. Ảnh tượng Đức Bà Kazan là một bảo vật được phát hiện ở Kazan thuộc Cộng Hòa Tatarstan năm 1597, bị mất cắp, đi vòng vo tam quốc và cuối cùng xuất hiện trong phòng riêng của GH JP II năm 1993. Sự xuất hiện của ảnh tượng này ở Vatican lại càng làm cho mối bang giao Vatican với Nga cũng như Chính Thống giáo đã căng thẳng lại càng căng thẳng thêm. Năm 2001 khi Vatican quyết định thành lập thêm bốn giáo phận ở Nga. Chính Thống giáo cực lực phản đối chuyện bày vẽ ấy vì ở Nga, số tín đồ của Chính Thống giáo đã đè bẹp số tín hữu Ky-Tô Vatican với tỷ lệ 1/150. Năm 2003, GH JP II ngỏ ý xin sang thăm Mongolia và ghé Kazan để hoàn trả ảnh tượng Đức Bà Kazan lại nhưng Chính Thống giáo đã phản đối, cho đó chỉ là hành động tuyên truyền, nên chuyến đi không thành.
Khi tiếp xúc với Vatican, giới chức VN hữu trách có đưa đề nghị đòi thu hồi những gia tài của mẹ mà Vatican đang giữ của VN không? Khi VN nhắm mắt cho Vatican mở thêm giáo phận Bà Rịa, VN có hề đặt ra những vấn đề như Nga đặt ra cho Vatican không, có nhớ rằng ở Bà Rịa cứ 4 người dân mới có 1 đồng bào Ky-Tô không?
Về viện trợ, ngay cả viện trợ nhân đạo, Vatican có cho VN chút gì không? Giáo Hội Ky-Tô giáo tại VN đã từ bỏ vai trò trung gian, khai thác viện trợ của nước ngoài để truyền giáo với khẩu hiệu Theo Đạo Có Gạo Mà Ăn như thời Mỹ đã lợi dụng CARE, VERITAS chưa?

Bang giao với VN là một kế hoạch trường kỳ của Vatican. Chiến thuật của Vatican là vừa đánh vừa đàm. Những thành phần CCCB, CCCĐ là những đạo quân tiên phong đánh cho Vatican đàm. Từ năm 1975 đến nay, ít nữa là Vatican đã 13 lần tìm cách móc ngoặc đi đêm trong mục đích này.
Vatican đã chuẩn bị sẵn một chương trình để khi được lọt vào VN rồi thì sẽ thi hành. Kế hoạch trường kỳ đó gồm những điểm nào? Nguyễn đăng Trúc đã ghi tóm lược những điều Vatican muốn thành đạt khi tính chuyện tái lập bang giao với VN, đó là để cho Vatican tự do đào tạo chủng sinh, mở chủng viện, phát hành tài liệu giảng dạy, và đòi thu hồi số tài sản đã bị truất hữu... [Dan Chim Viet Online, ngày thứ Tư 13/7/2005].
Danh mục đó đã được Giêrônimô Nguyễn Văn Nội triển khai thành một bài viết nhan đề Ý nghĩa và hệ lụy của việc thiết lập ngoại giao giữa VN và Vatican, bài này nghe nói đã được viết trước ngày 5/1/2005 [diendancongluan, thứ Tư 13/7/2005] Danh mục này gồm 5 điểm chính:
1. Trong vùng Đông Nam Á, Vatican đã có quan hệ ngoại giao với một số quốc gia, trừ VN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Myanmar hay Miến Điện. Do đó vận dụng cho VN chịu bang giao sẽ là một thành công lớn của Vatican cả về mặt ngoại giao, cả về mặt tôn giáo. VN là quê hương của 117 Thánh Tử Đạo và hàng ngàn người chết vì lý do tôn giáo. VN là nơi có đa số tín hữu đi nhà thờ, trong khi nhà thờ Tây phương vắng như chùa Bà Đanh. Chưa kể là trong thời hiện đại, VN là nơi có hai Tổng Thống Ky-Tô giáo, một ông vua đã rửa tội chưa kịp lên ngôi là Thành Thái và một phế đế đã rửa tội khi hấp hối là Bảo Đại.
2. Vatican sẽ được có Tòa Đại Sứ tại thủ đô Hànội. Đại Sứ của Vatican đương nhiên được các Đại Sứ khác nhường cho làm Trưởng Đoàn Ngoại Giao. Và biết đâu, một giáo quyền gốc Việt sẽ được bổ nhiệm vào chức vụ này. Tha hồ cho các giáo dân địa phương đến... thưa Cha cho con lạy cha!
3 . Vatican sẽ đòi, và sẽ ra lệnh cho giáo hội địa phương mở phong trào đòi chủ quyền đất đai, cơ sở. VN không những phải trả lại mà còn phải bồi thường những cơ sở đất đai đã bị quốc hữu hóa, ngay cả những cơ sở, đất đai đã tự nguyện cúng cho Nhà Nước sau năm 1975. Phong trào này đã khởi sự ở Nha Trang nhân chuyến tuần du của HY Sepe.
4. VN phải công nhận Vatican có quyền tuyệt đối trong việc bổ nhiệm, thuyên chuyển các GM, trong vấn đề chủng viện, dòng tu, trong đời sống tôn giáo của tín đồ. VN phải để cho Giáo Hoàng hay đại diện đến VN vào những dịp đặc biệt do Vatican quyết định như đại hội Thánh Mẫu La Vang, lễ Phong Thánh hay kỷ niệm phong thánh những người Việt.
5. Khi Vatican đã cài đặt được đại diện ở Hànội rồi thì tha hồ mở thêm những tòa Tổng Lãnh Sự, Lãnh Sự khắp nơi để gia tăng việc kiểm soát hàng giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân VN qua các cuộc chủ trì, phát biểu giáo từ, gặp gỡ, tiếp xúc, thăm viếng và trao đổi, qua những dịp lễ trọng.
6. Đại Sứ Vatican hay Sứ Thần Tòa Thánh sẽ là tai mắt và cánh tay của Vatican nắm cứng cổ họng hàng giáo phẩm và giáo hội VN, để thúc đẩy các GM và các giáo phận VN trung thành và thực thi đường lối của Vatican.
Cả Nguyễn đăng Trúc lẫn Nguyễn văn Nội đều cố tình lờ đi một điểm, đó là Vatican sẽ dùng VN như bàn đạp hay đầu cầu để bành trướng vào Campuchia, Lào, Myanmar, cũng như Vatican đang dùng Đài Loan và Manilla làm đầu cầu dòm ngó VN, Hongkong và Hàn Quốc vậy. Điều này đã được LM Trần công Nghị của VietCatholic tiết lộ trong bản tin ngày 4/12/2005.
Trong 6 điểm đó, điều quan trọng nhất mà Vatican nhắm tới dĩ nhiên là đòi VN phải thừa nhận quyền sinh sát, điều động, khuynh loát của Vatican trên bốn triệu tín hữu Ky-Tô, như người chăn cừu điều khiển 4 triệu con cừu sẵn sàng tuân lệnh như đoàn cừu của Panurge. Đoàn cừu được chia thành 3 Tổng giáo phận, 23 giáo phận dưới quyền điều khiển của 2 HY, 37 GM, 2.212 LM triều hay địa phận, 521 LM dòng, với sự phụ trợ của 1.778 nam tu sĩ, 11.443 nữ tu, 1.395 nhân viên truyền giáo và 50.605 thầy dạy giáo lý, chưa kể 1000 sinh viên LM trong 6 chủng viện sẽ lần lượt tốt nghiệp.
Lúc hữu sự, đồng bào Ky-Tô Việt sẽ nghe lời ai? Marx hay Ky-Tô? Nông đức Mạnh hay Ratzinger? Hỏi là trả lời, và trả lời là để thấy rằng quan hệ VN-Vatican có thể ví với quan hệ giữa hai đội cầu trong một trận đấu, trong đó VN đã để cho đối phương đưa trận đấu về ngay phần sân cỏ của mình chứ banh không còn trên sân đối phương nữa. VN đã mất thế tấn công, nghĩa là chỉ có huề và thua. Và Vatican đã khởi sự áp đảo khung thành VN với hai bàn thắng đầu tiên rồi. Bàn 1: thành lập giáo phận Bà Rịa. Bàn 2: lễ phong chức cho 57 người lên LM bất chấp những thỏa hiệp gìữa Giáo Hội Ky-Tô tại VN với chính quyền từ sau 1975 đến nay.
Chung quanh Sàigòn đã có một vòng đai giáo khu giáo phận. Hố Nai, Gia Kiệm, Biên Hòa, Long Khánh, Xuân Lộc.
Năm 1954, không có cái vòng đai đó thì Ngô đình Diệm có dám đương đầu với Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài không? Không đương đầu với Bình Xuyên Hòa Hảo Cao Đài thì có dám đối đầu rồi tống xuất Nguyễn văn Hinh và đám Tây con không? Không triệt được đám Tây con thì có dám tiến lên truất phế Bảo Đại và bóp cổ nhóm Caravelle để chễm chệ lên ngôi Tổng Thống và biến Miền Nam thành một nước để Vatican cử HY Agagianian sang dâng cho Đức Mẹ không?
Năm 1964, lực lượng Hố Nai Sao Sáng của anh em Nguyễn gia Hiến-Nguyễn gia Kiểng kéo nhau lên Sàigòn tiếp tay với Nguyễn Khánh trấn áp trả thù đám tướng lãnh 1/11 đã lật Ngô chí sĩ, mở đường cho Mỹ tiến sâu vào nội tình Miền Nam.
Năm 1965, lại cũng đám này trương khẩu hiệu Thà Mất Nước Không Thà Mất Chúa để tạo điều kiện lật đổ chính quyền dân sự của Phan huy Quát mở đường cho Nguyễn văn Thiệu loại Nguyễn cao Kỳ để đón Mỹ vào Mỹ hóa chiến tranh... Hố Nai chỉ thực sự ngồi yên khi Nguyễn văn Thiệu đã yên vị cho đến ngày VNCH bị khai tử. Ngoài ra, đó cũng là vòng đai bảo vệ cho căn cứ Mỹ Biên Hòa, pháo đài đầu não bảo vệ thủ đô. Vòng đai đó bây giờ lại được bổ sung tăng cường bằng một giáo phận mới là giáo phận Bà Rịa. Lúc hữu sự, phải chăng vòng đai đó sẽ khép lại và biến Sàigòn thành một Waterloo chính trị cho Miền Nam, và cho cả VN?
Vì do Vatican trực tiếp phong chức cho nên số người này trở thành trú sứ của Vatican, chỉ nghe lệnh Vatican, và mai đây, chỉ nghe lệnh của Khâm Mạng Tòa Thánh hay đại sứ Vatican chứ không nghe lệnh của GM bản xứ nữa.
Nhớ lại những gì đã từng xảy ra ở Rwanda, ở Yugoslavia, ở Bắc Ireland, nhớ lại Tướng Franco đã dựa vào địa chủ, Giáo Hội Ky-Tô, Quốc Xã Đức và Phát-xít Italia để triệt hạ đối lập trong nội chiến 1936-1939 ở Spain như thế nào, rồi đọc bản tin trên tờ Le Monde ngày 22/10/1968 loan báo: “TGM Nguyễn Văn Bình ở Sàigon, được mọi quan sát viên Tây phương xem là người ôn hoà nhất trong số những nhà lãnh đạo Ky-Tô giáo ở VN, mới đây đã chấm dứt yên lặng khi tuyên bố chống lại việc Mỹ ngưng oanh tạc miền Bắc”, không hiểu có ai tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu ngày 30/4/1975 Miền Nam giải phóng Miền Bắc? Ngày 3/12/2005 tại nhà thờ Sàigòn, khi lên tiếng ca tụng TGM Nguyễn văn Bình và HY Nguyễn văn Thuận, HY Sepe có nhớ đến điều đó không? Có nhớ đến HY Nguyễn văn Thuận là ai và đa số dân Việt nghĩ gì về gia đình Ngô đình Diệm không?


Marx vs Jesus
Nông Đức Mạnh vs Ratzinger

Vatican chẳng có gì để cho VN cả. Nhưng chơi với Vatican, VN phải thừa nhận quyền lực của Vatican trên 4 triệu người VN, gián tiếp qua hàng giáo phẩm địa phương HY, TGM, GM, LM, các tu sĩ, nữ tu, các cá nhân tín hữu được Vatican tuyển dụng vào những hội kín như Opus Dei, Công Giáo Tiến Hành, chưa kể những hội đoàn công khai nhưng trực tiếp nhận lệnh từ Vatican.
Trong khi Trưởng Ban Tôn Giáo Ngô yên Thi đang có mặt ở Vatican để dự lễ sắc phong GM thì VietCatholic News ngày 19/5/2005 loan một tin thế này:
LM Đặng Thế Dũng: Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI mạnh mẽ kết án chủ thuyết quốc xã và chủ thuyết cộng sản vô thần. TIN QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ CÁC LỰC LƯỢNG TRANH ĐẤU CHỐNG CỘNG SẢN TẠI VN & TRÊN TOÀN THẾ GIỚI: Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI mạnh mẽ kết án chủ thuyết quốc xã và chủ thuyết cộng sản vô thần.
Tin này do LM Đặng thế Dũng của VietCatholic viết cho các thông tấn xã Ky-tô giáo kể cả Radio Veritas Asia, Philippines.
Đảng Lao Động VN được đặt ngang hàng với Quân Phiệt Phát-Xít Hitler và bị đương kim GH mạnh mẽ kết án và chỉ thị cho giáo hội Ky-Tô và các lực lượng tranh đấu chống CS tại VN và trên toàn thế giới tuân phục giáo chỉ của Ngài. HY TT Bộ Truyền Giáo Sepe đang được đón tiếp đến VN có tuân giáo chỉ đó không và sẽ làm gì? Theo một nghĩa nào đó, có thể nói chuyến viếng thăm của HY Sepe là phát súng lệnh phát khởi cuộc chiến Jesus Christ vs Karl Marx và Nông đức Mạnh vs Ratzinger. Cuộc chiến giữa 4 triệu tín đồ Ky-Tô Việt và 4 triệu đảng viên Đảng Lao Động Việt. Cuộc chiến giữa hai anh em sinh đôi xét về phương thức tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát, thưởng phạt và bảo mật. Chỉ khác một điều, Vatican làm chính trị đã hai ngàn năm trong khi Xã Hội chủ nghĩa chỉ thực sự làm quen với vấn đề quyền lực từ năm 1917 và bây giờ ai cũng ngại ngần nhắc đến danh hiệu đó, dù thực chất vẫn có, vẫn còn, vẫn có lý do tồn tại.


Bao nhiêu năm rồi, Vatican cố thương thuyết bình thường hóa với Trung Quốc chỉ với điều kiện Trung Quốc chịu cho Vatican quyền bổ nhiệm và điều động các GM của Giáo Hội Ky-Tô ở Trung Quốc. Trung Quốc không chịu, nên Vatican đã tiếp tục thừa nhận ngoại giao Đài Loan, bang giao với Đài Loan với 22 triệu dân và xem 1 tỷ 3 dân Trung Quốc như không có. Bang giao với các quốc gia khác như Hàn Quốc, Miến Điện, Lào, Campuchia không thành cũng vì điểm mấu chốt đó.
Giáo Hoàng nắm quyền phong chức và điều động các GM. Nắm được GM là nắm được linh hồn và thể xác của giáo hội địa phương. GM theo nghĩa đen và nghĩa bóng là kẻ chăn chiên cừu, giáo dân là bầy cừu. Kẻ chăn cừu có quyền sinh sát đối với một con cừu như thế nào thì GM cũng có quyền xác quyết tín hữu, hay xác nhập một cá nhân là thành phần giáo dân, nghĩa là quyền lên thiên đàng của giáo dân, cũng như quyền dứt phép thông công, quyền tuyệt thông hay quyền khai trừ một giáo dân ra khỏi giáo hội, nghĩa là đọa địa ngục đời đời thế ấy. GM và quyết định mọi sinh hoạt tín ngưỡng, đức tin, giáo luật. GM quyết định việc tuyển mộ, huấn luyện, phong chức và điều động các Linh Mục. Có hai loại LM. LM triều là những người ra điều hành công việc thường ngày của giáo xứ, và LM Dòng là những người phụ trách cá công việc chuyên môn như truyền giáo, giáo dục, xã hội, kinh tài. Như Dòng Đa Minh, Dòng Tên, Dòng Franciscain. Dưới LM là các tu sĩ nam cũng như nữ, xuất thân từ các Dòng Tu như Dòng Lassalle, Dòng Thánh Giu-Se, hoặc các Dòng Nữ Tu... có mục đích đào tạo cán bộ chuyên môn trung cấp, không thụ phong LM, nghĩa là không có quyền thực hành các phép bí tích như rữa tội, giải tội, rước lễ...Dưới nữa là các cá nhân tín hữu trong các tổ chức hội đoàn do LM giáo xứ, Tòa GM, hay Vatican trực tiếp điều động. Một trong những tổ chức mật của Vatican nhằm quy tụ các cá nhân trung kiên để nằm vùng trong các cơ sở đầu não của quốc gia để làm tình báo và thi hành các chỉ thị về chính sách, đường lối của Vatican là tổ chức Opus Dei.
Vì vai trò cốt tử của GM như thế cho nên một số quốc gia thuần đạo như Spain hay Anh Quốc, đã không để cho Vatican toàn quyền. Ở Spain, chính quyền đề nghị danh sách các ứng viên GM cho Vatican phong chức. Ở Anh, chính quyền cử GM theo đề nghị của TGM Canterbury. Vatican không hề tố cáo Spain hay Anh Quốc vi phạm tự do tôn giáo và đòi lại quyền sắc phong GM cho Giáo Hoàng.[The Hutchinson Encyclopedia, Griffin Press Ltd, S.A, 1992, tr.101].
Một vấn đề cốt tử nữa là tiền bạc. LM địa phương hay Cha xứ là người có quyền quyên góp tiền của các tín đồ đóng góp và các hoạt động kinh tài trong giáo khu. Nhưng tiền thu được phải chia làm ba, một cho địa phương xử dụng, một nạp cho GM và phần thứ ba triều cống cho Vatican như thời phong kiến xưa kia, triều đình VN đem lễ vật triều cống cho các ông Trời con Bắc Kinh vậy. Chỉ khác một điều, ngày xưa đó là chuyện của triều đình và chỉ năm thì mười họa, ngày nay thì hằng ngày và do các công dân làm nhân danh tôn giáo. Hễ có làm lễ là có đóng góp, hễ có quan hôn tang tế theo luật đạo là có đóng góp. Đã có đóng góp thì phải triều cống, và tiền triều cống đó gọi là tiền xin lễ! Trên thế giới, ngoài Ky-Tô Vatican ra, có một tôn giáo thứ hai nào đòi cống lễ như thế không? Thời Stalin hay Mao trạch Đông còn hét ra lửa, nước VNDCCH hay Đảng Lao Động có khi nào triều cống cho Liên Xô hay Trung Quốc như vậy không?


Hồi sinh tiền, Trần văn Lắm là Đại Biểu Chính Phủ tại Nam Phần rồi Chủ tịch Quốc hội thời Ngô đình Diệm, Chủ Tịch Thượng Viện rồi Ngoại Trưởng thời Nguyễn văn Thiệu. NĐD và NVT đều là những đồng đạo với Trần văn Lắm, người duy nhất trong gia đình chịu rửa tội. Bà cụ thân sinh Trần văn Lắm là Phật tử Chùa Giác Viên ở Phú Lâm ngoài xa lộ Biên Hòa. Ước mong của bà cụ là khi qua đời được mai táng trong khuôn viên chùa để được gần với chuông mõ kinh kệ. Ngày bà qua đời, con cháu đang theo di huấn của bà, làm ma chay cho bà trong chùa thì Trần văn Lắm xuất hiện đưa một xem đòn đến chùa đòi đem quan tài bà về nhà thờ làm lễ mồ theo nghi thức Ky-Tô giáo rồi đem chôn ở nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi chứ không để cho bà an nghỉ trong khuôn viên chùa. Con cháu và người trong chùa đành phải lặng yên cho Trần văn Lắm muốn làm gì thì làm. Trần văn Lắm đích thân ra lệnh cho toán phu của nhà quàng khiên quan tài lên xe. Nhưng mặc sức họ cố gắng, quan tài cứ ỳ ra không nhúc nhích. Trần văn Lắm không chịu thua, cho gọi xe cần cẩu tới bốc hòm lên xe. Khi xe hòm bắt đầu lăn bánh thì hai trục bánh xe gãy. Đến lúc đó, người em gái của Trần văn Lắm mới khóc bảo: Anh làm sao thì làm chứ me giận anh rồi đó! Lúc đó Trần văn Lắm mới chịu thua. Người cảnh cao Trần văn Lắm đó đang ở Mỹ.
Gia đình Ngô đình Diệm, từ Ngô đình Khả trở xuống mới theo đạo, tiên nhân đều là Phật tử. Gia đình Ky-Tô không được phép thiết lập bàn thờ cha mẹ tổ tiên, nên họ đã đem bài vị tổ tiên lên gởi trên một ngôi chùa ở Huế. Năm 1963, anh em NĐD phong tỏa chùa chiền, hành hạ Phật tử, bàn linh nhà họ Ngô vẫn ngày ngày có hương khói, và tin chùa giữ bài vị các bậc tiên tổ họ Ngô đã được dấu kín đề phòng có những Phật tử uất ức nóng giận là có cử chỉ hay lời lẽ khiếm nhã. Tình trạng đó hôm nay vẫn còn y nguyên.
Năm 1946, khi Pháp trở lại Huế, Pháp thương mở những cuộc bố ráp. Dẫn đường và thông ngôn cho Pháp thường là ngững tín hữu Ky-Tô từ các họ đạo Trí Bưu, Phủ Cam... Một ngày Pháp đi lùng ngã Chùa Linh Mụ. Họ đột nhập chùa Kim Sơn và lôi Thầy trụ trì bắn chết ngay trong sân chùa vì tội theo Việt Minh. Cũng trong chuyến đi lùng này, người thứ hai được họ chiếu cố là Thầy Đôn Hậu, dĩ nhiên là vì tội theo VM. Thầy bị tra tấn hành hạ, nhưng có gì mà khai? Họ vứt cho Thầy một khúc xương bò sống bắt gặm, Thầy không gặm và họ cầm khúc xương đập vào mặt Thầy lấy nguyên hàm răng. Thầy đã không bị xử tử như Thầy Kim Sơn. Một số Phật tử gần Thầy sau này thường thân mật gọi đùa Thầy là ông Phật móm là thế.
Chuyện gì có thể xảy ra nếu năm 1963, gia đình họ Ngô là Phật tử và những người biểu tình, và thành phần lãnh đạo cuộc chính biến 1/11 là những người Ky-Tô giáo? Một vài ví dụ và câu hỏi đó đủ cho thấy lý do nào làm cho một số đồng bào Ky-Tô giáo xa cách thân nhân, bè bạn, hàng xóm láng giềng, đồng hương đồng bào mình, làm cho họ trở thành kẻ xa lạ đứng bên lề làm người quan sát, hay tệ hơn, có khi là tác nhân của những đau khổ mà đồng bào đồng hương mình đã chịu?
Nguyễn đăng Trúc [sđd] từng nói như đinh đóng cột: Người Việt có thể vừa là một giáo dân tốt, vừa là một công dân tốt cho đất nước của họ, và Vatican muốn điều này xảy ra. Cũng như không có gì mâu thuẫn giữa một người theo đạo phật, tức một tín đồ phật giáo và người ấy cũng là công dân VN.
Không biết khi nói như vậy, Nguyễn đăng Trúc có nghĩ đến những bi kịch vừa kể trên không? Trả lời câu hỏi đó là một thách thức tiến thoái lưỡng nan bởi có thể đụng đến những điểm khác biệt giữa một số đồng hương Ky-Tô với đồng hương Phật tử, những điểm vô cùng nhạy cảm đó là:
Thứ nhất: Nô lệ thần quyền đến độ như bị qủy ám. Trong khi Phật tử có lúc lại nghĩ: Phùng Phật sát Phật, phùng tổ sát tổ.
Thứ hai: Quốc tế chủ nghĩa, không biết đến tổ quốc, coi trọng đồng đạo xem nhẹ đồng bào. Trong khi với Phật tử, đạo và dân tộc là hai mặt của một thực tại. Tự giác nhì giác tha. Hay nói như Lục Tổ Huệ Năng: Sắc thân thị xá trạch.
Thứ ba: Mặc cảm tự tôn, ta đây, có cơ hội ép được ai là ép, ngay cả dùng chuyện trai gái vợ chồng để ép. Trong khi người Phật tử cho rằng Sân, Cố Chấp, Tự Tôn là tội trọng, và có cái này thì cũng có cái kia, đạo nào cũng là đạo, đạo làm cho người nên tốt và người cũng có thể làm cho đạo xa lìa chống đối nhau.
Thứ tư: Mặc cảm lịch sử là đã làm tay sai thực dân, tiếp tay vào cuộc chém giết 1954-1975, đã làm mất nước vào tay Pháp, Mỹ. Trong khi Phật tử bị tố tưng bừng là chủ hòa, chủ bại, thân Cộng, theo Việt Minh, chống Pháp, chống Mỹ.
Thứ năm: Mặc cảm tự ty, không tự tín tự lực, tin rằng mình chỉ là đồ bỏ được hốt trở lại, đồ sa đọa được cứu rỗi, cho nên thích lập công và đoái công chuộc tội bằng truyền đạo, dụ người vào đạo, bằng diệt qủy dữ. Trong khi Phật tử tin lời Phật dạy: Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành và đồ tễ một phút buông dao cũng thành Phật.


GH JP II  đã can đảm lên tiếng mea culpa, lỗi tại tôi mọi đàng với nhân loại, mặc dù JP II đã chỉ nói đến những tội ác của những con cái giáo hội, chứ không nói đến tội ác của chính những Giáo Hoàng. GH JP II nhắc đến tội ác của con cái hội thánh như thế, nhưng con cái hội thánh là Giáo Hội Ky-Tô Giáo tại VN thì chưa. Không những chưa mà còn đòi ngược lại là phải xin lỗi Ky-Tô giáo, là tổ quốc [phải] ăn năn vì tội không để cho những kẻ như anh em Nguyễn gia Kiểng đi đến cùng chủ trương thà mất nước không thà mất Chúa.
Những oan khiên lịch sử và yếu đuối tâm thức đã làm cho hố ngăn cách lương-giáo rộng ra một cách đau đớn. Nhìn vào thảm kịch của cơn bão Katrina thổi qua những làng đánh cá đa số gốc Việt Ky-Tô giáo ở Mỹ, nhìn vào thảm kịch Nguyễn tường Vân vừa xảy ra ở Australia, nhìn vào thống kê những thanh niên thiếu nữ gốc Việt trong các nhà tù bên Mỹ, bên Australia... ai cũng có thể đắng cay nghĩ rằng cái tội lớn nhất của đa số những người giáo cũng như lương, ở hải ngoại cũng như trong nước trước đây, là đã để bị một thượng tầng trí thức mê hoặc và lợi dụng. Tội của họ trở thành tội nghiệp. Tội nghiệp đã làm cho họ xa nhau, hiểu lầm nhau, chống nhau, ghét nhau. Làm cho họ có lúc, nếu không đứng bên lề lịch sử, thì cũng đã tiếp tay cho lịch sử tồi tệ hay làm cho họ trở thành người lỡ chuyến tàu dân tộc.
Một lần, tôi tình cờ đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về Trịnh Công Sơn và đem ý niệm Lễ Tro, lễ Phục sinh của Ky-Tô giáo ý như để minh họa bài Cát Bụi. Lần đó, tôi đã nhủ thầm: Tường ơi, không ngờ cậu cũng quân tử Tàu như Thầy Nhất Hạnh trong bài Giọt Mưa Trên Lá khi Thầy thanh thản rất Thiền đem Phật ngồi ngang với Chúa: Bóng dáng Phật về xót thương trần thế - lúc Chúa vào đời xin đóng đinh vì người. Tôi nóng nảy kêu trời gọi Tường và Thầy Nhất Hạnh là quân tử Tàu, vì đa số trí thức Ky-Tô giáo nói đến Phật giáo thì không nói đến đạo Phật là đạo bi quan tiêu cực vô thần cũng chỉ nói chuyện ba cô đội gạo lên chùa. Ngày xưa, thấy GS Lê ngọc Trụ của Đại Học Văn Khoa Sàigòn cứ ôm quyển Sãi Vãi của Nguyễn cư Trinh mà dạy miết, tôi đã than thở với quý Thầy Nguyễn đăng Thục, Lê tôn Nghiêm và Mãn Giác. Lời than thở của tôi đến GS Lê ngọc Trụ thì được ông giải thích ông cũng chẳng thấy quyển đó hay ho gì nhưng vì nó bài Phật giáo nên các giáo sư Ky-Tô cứ ép ông phải dạy. Mấy giáo sư đó là ai? Cứ hỏi những người đang còn sống của Văn Khoa Sàigòn như Nguyễn văn Trung, Lý chánh Trung, Mãn Giác chắc sẽ rõ. Rồi mới nhất là bản tin của Dan Chim Viet Online dẫn thượng, ghi lại lời Nguyễn đăng Trúc nguyên văn: không có gì mâu thuẫn giữa một người theo đạo phật, tức một tín đồ phật giáo... Hai chữ Phật đều viết “p” thường chứ không phải “P” hoa, và người viết cũng như ban biên tập đều xem đó là tự nhiên!
Vì cảm thức đó nên tôi không khỏi cảm động khi đọc bài Trí Thức Miền Nam – Hai mươi năm nhập cuộc, 1955-1975 của Nguyễn văn Lục trên Hợp Lưu số 84 tháng 8 & 9/2005.
Trước tiên, không biết vô tình hay cố ý khi NVL vội vàng bảo: Trong suốt 9 năm ấy, không một ai viết về nói về chủ nghĩa nhân vị của Mounier, trừ một lần duy nhất có một bài nói truyện của Lý chánh Trung về Mounier...Phải chi NVL chịu nhớ lại những bài viết bài nói bài dạy của Lê hữu Mục, Trần hữu Thanh, Bữu Dưỡng, Nguyễn văn Thích, Võ long Tê. Hoặc chịu khó hỏi ông hàng xóm của NVL, và cũng là Thầy của tôi, là GS Lê hữu Mục để mượn quyển Chủ Nghĩa Duy Linh Nhân Vị của ông ấy để đọc qua!
Tuy nhiên, bài của NVL là một bài thể hiện nhiều chửng chạc, cố gắng quân bằng và hài hòa dù đôi khi NVL đã cố lôi kẻ khác vào một cách oan uổng băng hai chữ chúng tôi. Tuy nhiên, đây là một bài viết can đảm, với những câu như:... Chúng tôi nhìn thấy rõ một điều này: Đây là nơi biểu tượng cho hai thế lực, hai thứ chủ nghĩa muốn chứng tỏ cho thế giới thấy là chúng tôi có chính nghĩa...Các trí thức miền Nam lúc đó... tin họ có một ý thức hệ, một thứ chủ nghĩa Tự Do ...Tin tưởng vào thể chế miền Nam, vào một thứ chủ nghĩa Quốc Gia... Trong số những nhà trí thức trong thời kỳ này, một phần lớn từ Bắc di cư vào Nam...được coi như Trí Thức tiểu tư sản tiêu biểu của Miền Nam VN...Hầu hết đều chủ trương một lập trường phi chính trị... Họ tránh né những vấn đề chính trị.. không muốn dính dáng đến chế độ...cũng như đoạn NVL nói về Thầy Quảng Đức bằng lời lẽ như: Hòa Thượng Thích Quảng Đức: Ngọn Lửa Từ Bi. Tôi không khỏi cảm động vì những câu đó, chẳng phải vì thích ai khen Phật giáo hay cần ai khen Phật giáo. Nhưng bình tỉnh xét lại những lời vừa lược trích, tôi nghĩ NVL hẳn phải đi qua một hóa thân như ve lột xác mới nói được những lời đó.
NVL xác quyết thứ nhất, sự hiện hữu của trận chiến lưỡng biên ý thức hệ đó. Thứ hai, thành phần chủ lực là trí thức tiểu tư sản phần lớn là di cư. Thứ ba, trí thức Miền Nam từ từ lánh xa cuộc chiến ý thức hệ và núp dưới cái dù văn nghệ thuần túy, nghĩa là họ đã đào ngũ, đã ly khai với chế độ. NVL thấy như thế nhưng lại không tiến xa hơn bước nữa để giải thích tại sao khối trí thức đó lại chạy xa, trùm chăn, đào ngũ như thế? Phải chăng vì NVL không thấy, hay không chịu thấy, rằng bản chất của Miền Nam quốc gia, của chủ nghĩa quốc gia, của ý thức hệ quốc gia chỉ là hợp phẩm huyễn mộng, giả dược, ngụy tín do Pius XII và Truman hợp đồng tạo ra để khởi phát và nuôi dưỡng Chiến Tranh Lạnh? [Gore Vidal – Dreaming War, Nation Books, NY 2002, tr.123 & tt.] Cho nên, thay vì đi nhắm mắt ca tụng Duy Linh Nhân Vị và làm hàng thần lơ láo cho chế độ, họ đành lặng thinh hay đi vào con đường văn nghệ thuần tuý để... làm cách mạng bằng cách đi theo Triết Lý Hiện Sinh mà NVL cho là một triết lý phi chính trị, hoài nghi, phủ nhận mọi giá trị đạo đức, tôn giáo. Ý kiến này của NVL về triết lý hiện sinh có vẻ là một điều khác lạ so với những gì Nguyễn văn Trung và Nguyễn nam Châu viết về triết lý hiện sinh thời ấy? Tuy nhiên, biết đâu NVL cũng âm thầm tự tâm sắp hàng trong đó, cho nên bây giờ mới có những ý tưởng bộc trực phi chính thống về sự sa đọa ý thức hệ của Miền Nam và những lời lẽ gần như rối đạo đối với Thầy Quảng Đức như thế?
Một điểm son nữa của NVL là không khoe bằng cấp. Có đọc bài của NVL rồi đem so sánh với bài Làm thế nào “yêu kẻ thù”? của Tiến Sĩ triết học Trần công Tiến đột ngột xuất hiện trên Hợp Lưu số 85 tháng 8 & 9/2005 như một tai nấm dại, mới thấy giá trị của mấy chữ học vị, bằng cấp. Nấm dại sẵn sàng mọc bất cứ nơi nào, chỉ khổ cho những kẻ khờ dại ăn nhầm như một đôi người trong ban biên tập mới của tờ Hợp Lưu.
NVL cũng không giải thích tại sao những trí thức đồng đạo cố gắng nhưng đã thất bại, hoặc nhắm mắt bỏ qua, lời kêu gọi của GH Paul VI từ Công Đồng Vatican 2 để trở về tìm giải pháp cho ngụy tín, khổ đau và bế tắc đang tàn phá đất nước và con người VN. Người VN không biết yêu nước, yêu đồng bào mình rồi để cho người ngoài dạy cho sao? Lần đầu tiên, có một giáo quyền Vatican nhắc nhở tín hữu VN nhớ mà yêu nước mình. Giáo quyền đó chính là HY Sepe qua lời nhắn nhủ thanh niên Ky-Tô giáo tại Huế ngày 1/12/2005: “Hãy biết theo đuổi những lý tưởng cao cả nhằm phục vụ Quê Hương, Giáo Hội, Anh Chị Em của mình.” Quê Hương viết hoa, đã được HY Sepe cẩn thận đặt trước giáo hội, nghĩa là tổ quốc trên tôn giáo. Không biết những thanh niên này có để ý chuyện đó không?

Có còn hơn không. Đâu còn có đó, đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng... Il a volé, il n’est pas donc voleur. Sartre từng nói như thế.
Đừng nói đồng bào Ky-Tô giáo mấy triệu, mấy phần trăm. Trong sổ điểm danh của quân đội, chết hay đào ngũ là bị gạch tên mất tiêu. Ky-Tô giáo không thể làm vậy với những kẻ đã được Hội Thánh xác nhận gia nhập. Không thể thẳng mực tàu gạch tên họ khi họ đã chết. Lý do đơn sơ là không thể ghi gạch tên vì họ đã lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục. Người chết vẫn còn, tên chết vẫn còn được kể. Cho nên, tính sổ mà đếm nhiều khi chưa hẳn là chính xác. Chưa kể số người đến lúc hấp hối chẳng biết trời trăng mô tê thì bị đè ra mà rửa tội. Như Bảo Đại, như Nguyên Sa, và có thể như Henry Bergson, như Hàn Mặc Tử và bao nhiêu người tứ cố vô thân trong bệnh viện, trong viện dưỡng lão, trại chẩn tế. Lại nữa phát triển đạo không có nghĩa là đếm số người, như Mỹ ngày trước liệt kê thành tích bằng cách đếm xác địch! Cho nên tôi không băn khoăn đồng bào Ky-Tô giáo mấy triệu, mấy phần trăm.
Nhưng mấy phần trăm, mấy triệu, mấy vạn, mấy ngàn thì cũng là người, là dồng bào, đồng hương, bà con anh em...phải gần nhau, càng gần nhau càng tốt.
Trong một bài trước đây [Phồn Hoa Kinh – Nói Với Nửa Phần Hồn Của Tôi, Văn Mới, Ca. 2003, tr.283 & tt] tôi có mạo muội bày tỏ, một trong những ước mong đời tôi là nhìn thấy Giáo Hội Công Giáo Tại Việt Nam hoá thân thành Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Để cho đồng bào anh em được gần nhau hơn. Ít ra thì cũng là cho vui. Xa nhau thì dễ lạnh lùng, hờ hững, ngộ nhận, xung khắc, thù hận. Lại nữa, 75% người Việt hôm nay, nghĩa là khoảng 60 triệu người, là thanh niên thiếu nữ dưới 35 tuổi. Năm 1975, khi chiến tranh chấm dứt đất nước lại về một mối thì quá lắm họ mới bập bẹ ê a chưa lây nhiễm hận thù oan nghiệt lịch sử. Cho nên, người lớn sao nỡ để những độc tố tiềm ẩn đang tàn hại mình lây sang đám trẻ đó?
Chính quyền VN có nghĩ như vậy khi nghĩ đến tái lập bang giao với Vatican không? Đồng hương Ky-Tô cũng có nghĩ như vậy khi chống đối hay thúc đẩy VN bang giao với Vatican không?

Giới Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét