Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Hiểu về hai chữ "vãng sinh"


Quan niệm về thế giới Cực Lạc 






Khi tìm hiểu Phật giáo, người học Phật nên phân biệt hai nguồn giáo lý để hiểu đúng lời Phật dạy và phương tiện của chư tổ. Trong khi nguồn giáo lý nguyên thủy thường rất rõ ràng, cụ thể thì nguồn giáo lý đại thừa thường được trình bày thông qua biểu tượng, ẩn dụ. Do đó, người học Phật giáo đại thừa dễ mắc sai lầm khi hiểu giáo pháp theo ‘nghĩa đen’ – chữ đâu nghĩa đó thay vì dựa trên cơ sở pháp ấn của Phật giáo.[4]


Rõ ràng, không ai phủ nhận giáo lý Tịnh độ thuộc hệ đại thừa và mang giá trị biểu tượng hơn là cụ thể. Kinh A Di Đà miêu tả cảnh giới Cực Lạc ở phương Tây cách xa hơn ‘mười muôn ức cõi Phật’.


Nếu hiểu theo ‘nghĩa đen’ thì Cực Lạc là một cõi vật chất tồn tại ở phương Tây, cách rất xa thế giới Ta bà. Nếu là cõi vật chất (dù là báu) có sự sống tồn tại khách quan thì dù xa vẫn có thể đến được bằng chính thân ngũ uẩn mà không cần đợi chết.


Bằng chứng là khoa học đang chinh phục và thậm chí còn đến được các hành tinh không có sự sống.


Hơn nữa, nếu cho rằng Cực Lạc là cõi vật chất do Đức Phật A Di Đà sáng tạo và sở hữu thì sẽ có những phản biện.


Thứ nhất, Đức Phật Thích Ca không dạy rằng các đức Phật có thể sáng tạo ra thế giới như chính bản thân Ngài sinh ra cõi đời này nhưng không hề sáng tạo ra thế giới Ta bà.


Thứ hai, cho rằng Phật A Di Đà sáng tạo ra thế giới Cực Lạc thì chẳng khác nào chúng ta chấp nhận thuyết Chúa sáng tạo ra Thiên Đường và tất cả những thứ khác bao gồm con người và thế giới chúng ta đang sống. Nếu chỉ kể Cực Lạc và Thiên Đường thôi thì Phật giáo và Cơ đốc giáo có gì khác nhau, vì cả hai đều chấp nhận đấng sáng tạo.


Thứ ba, một cõi vật chất sinh mà không diệt là không thể tồn tại vì trái với pháp ấn vô thường, vô ngã của đạo Phật.


Dựa vào các ý trên, người học Phật nên nhìn lại để quán chiếu và hiểu lời Phật dạy theo hướng biểu tượng. Thể tính của đức Phật A Di Đà là vô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới. Thế giới Cực Lạc hiểu theo nghĩa Pháp thân Phật thì đó là cảnh giới thanh tịnh, thuộc về tâm.


Từ thể tính thanh tịnh của Phật A Di Đà biểu hiện ra cảnh giới Cực Lạc (Tịnh độ) là hoàn toàn phù hợp với những lời dạy sau:


‘Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ’;


‘Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương’ (Tỳ ni Nhật dụng);


‘Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương, Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực Lạc.’ (Lời của Phật Hoàng Trần Nhân Tông)’[5]


‘Chớ bảo cõi Tây phương là gần, hành trình về Tây phương xa xôi đến mười vạn dặm đường. Đức Phật A Di Đà thương mà tiếp dẫn mới giải thoát khỏi tử sanh.’[6]


‘Chớ bảo cõi Tây phương xa xôi, cõi Tây phương ở ngay trước mặt. Như nước chảy về biển cả, như trăng lặn không ra khỏi bầu trời.’[7]


Thế giới Cực Lạc rất xa nhưng cũng rất gần và mọi người đều có thể tiếp xúc được khi tam nghiệp hằng thanh tịnh, tức không còn phiền não, là Phật tính, là Niết bàn, là hạnh phúc chân thật.


Khi tâm của chúng ta thanh tịnh thì đồng tâm Phật (Phật tính) thì Phật, Bồ tát đang chờ mời chúng ta vào thế giới Cực Lạc để cùng thể nghiệm sự giải thoát.


Như thế, hạnh nguyện độ sinh của Phật và Bồ tát thường hằng và thật công tâm. Chỉ e rằng chúng sinh không tạo đủ ‘độ cảm’ nên không ‘ứng hợp’ với chư Phật và do đó, cầu thì vẫn cứ cầu mà ứng thì khó đạt được.


Cầu vãng sinh và cái chết 




Nếu ta hiểu Cực Lạc không phải là cõi vật lý mà là cảnh của tâm thì vấn đề tiếp theo là cầu vãng sinh như thế nào? Cầu vãng sinh phải chăng là cầu chết?


Xưa nay nói đến vãng sinh thì ai cũng hiểu là chết và về thế giới Cực Lạc. Do hiểu như thế nên người tu Tịnh độ rất muốn được vãng sinh để về cõi không còn khổ đau như cõi Ta bà.


Cầu vãng sinh như thế đồng nghĩa với cầu chết và chết để được về cõi tịnh hết khổ đau thì có vẻ như ai cũng thích. Thế nhưng, sự thật có ai dám vứt bỏ mạng sống quý giá này để về Cực Lạc ngay không? Chắc chắn là không có, thậm chí còn muốn sống lâu thêm dù luôn rên đau khổ. Đó là sự mâu thuẫn khi ta hiểu vãng sinh đồng nghĩa với chết.


Hơn nữa, nếu có ai hỏi rằng pháp hữu về Cực Lạc để làm gì thì dường như ai cũng đồng thanh đáp rằng về Cực Lạc để tu thành Phật rồi trở lại Ta bà hóa độ chúng sinh. Lời đáp ấy có vẻ rất cao thượng mang tinh thần Bồ tát nhưng sự thật thì chính mỗi người tự biết rõ.


Có hai ý xin trình bày để quý vị xem mà đánh giá sự thật của câu trả lời trên. Thứ nhất, các vị tu Tịnh độ thường có ý niệm chán ghét Ta bà, cầu sinh về Cực Lạc với mục đích để chạy trốn khổ đau nơi Ta bà, mong được hưởng thụ sự an lạc sẵn có nơi Tịnh độ.


Trong kinh Nam truyền (Pali) Phật dạy pháp quán ‘yểm ly’ với mục đích là để khuyến khích hành giả không tham đắm, chấp trước mà dễ chuyên tâm tu tập phụng sự, cống hiến; không hiểu từ đâu mà hành giả Tịnh độ lại hiểu chán ghét là chạy trốn.


Vả lại, ở Ta bà – một thế giới có khổ có vui mà hành giả còn chưa phấn đấu tinh tấn tu tập đúng mức thì lấy gì bảo đảm là quý vị sẽ tu tập ở một nơi hoàn toàn sung sướng. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với lời dạy của đức Phật Thích Ca và chính tự thân Ngài chứng minh lời dạy ấy. Đó là chỉ có cõi Ta bà này là nơi phù hợp nhất để tu hành chứng nghiệm giác ngộ, giải thoát.


Thứ hai, hiện tại chúng ta không tu cho bản thân mình và giúp những người thân xung quanh trong khi ta có đủ điều kiện thì liệu ai tin rằng ta sẽ trở lại Ta bà mà độ sinh. Một lời hứa hẹn không có cơ sở thực tế.


Hơn nữa, không có đức Phật, Bồ tát nào phát nguyện tu tập tại cõi hạnh phúc (Cực Lạc) để được chứng ngộ rồi sau đó đến cõi khổ đau độ sinh cả. Từ Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni cho đến Đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng,...


Vậy thì, hành giả Tịnh độ mong về Cực Lạc tu pháp môn gì, thực hành phước báo gì để thành Phật và pháp môn ấy có phù hợp với hạnh nguyện của Phật A Di Đà và chư Bồ tát đã và đang thực hiện không?!


Liên hệ đến Niết bàn, nhiều người cũng quan niệm sai lầm khi cho rằng Niết bàn là chết, hay Niết bàn hữu dư và vô dư. Quan niệm Niết bàn là chết làm cho Phật giáo trở nên yếm thế.


Sự thật, đức Phật và các vị A-la-hán chứng Niết bàn ngay khi còn sống và giáo hóa chúng sinh ngay trên cõi đời này, và Niết bàn là Niết bàn chứ không có hữu dư hay vô dư vì không thể đồng nhất sự tồn tại xác thân với Niết bàn.


Có gì khác nhau giữa Niết bàn khi còn xác thân và khi xác thân tan rã!? Vấn đề chỉ là do chính chúng ta chủ quan dựa trên hiện tượng mà phân biệt thôi.


Để giải quyết vấn đề này thì không có gì hay hơn là hiểu đúng ý nghĩa vãng sinh. Chư vị tổ sư, các bậc tôn túc đã chỉ dạy vãng sinh là vượt qua phiền não. Khi vượt thoát hoàn toàn phiền não tức là vãng sinh hoàn toàn, là Niết bàn, là Tịnh độ. Và do đó, cầu vãng sinh là cầu giải thoát, Niết bàn chứ không phải chỉ là cầu về Tây phương sau khi chết.


Vãng sinh đồng nghĩa với chết là phương tiện, là niềm tin còn vãng sinh là thoát khỏi phiền não mới đích thực là giáo pháp của đức Phật. Cầu vãng sinh như thế thì vãng sinh càng nhanh càng tốt và chắc chắn không ai từ chối cả.


Sự ngộ nhận vãng sinh như là một ‘ca vãng sinh’ 



Đã hiểu vãng sinh như là sự chấm dứt phiền não thì vấn đề hộ niệm sẽ được hiểu đúng và không bị rơi vào tình trạng ngộ nhận ‘vãng sinh như một ca’.


Nhiều nhóm cư sĩ làm công việc hộ niệm cho người chết, sau khi đám tang xong thì cho rằng đã hoàn thành một ca vãng sinh. Những người hộ niệm phiền não còn quá đủ, người chết phiền não cũng còn dư. Vậy mà những tuyên bố như thế cũng làm bao nhiêu người mê và ca ngợi không ngớt.


Ngay cả đức Phật khi được hỏi về trường hợp sau khi chết của các đệ tử, Ngài cũng chỉ trả lời là tái sinh về cõi lành.


Đành rằng quý vị hộ niệm có ý mong muốn tốt nhưng khi tuyên bố một việc không có thật hay do mình ảo tưởng, nhất là những việc có ảnh hưởng đến sự thăng trầm của kiếp người thì thiết nghĩ quý vị rất nên thận trọng.


Đừng vì đam mê một chút tiếng tăm mà ta bị tổn phúc báo khi gây hoang mang và tạo sự ỷ lại cho nhiều người chưa hiểu đạo Phật.


Ấy là chưa kể những việc làm mâu thuẫn khác như là đọc tên cầu siêu…..


Đã tuyên bố vãng sinh rồi thì phải mừng chứ sao lại còn khóc, còn đọc tên cầu siêu mà không thay bằng sự tưởng niệm mang tính tri ân giáo dục và vui mừng.


Xin quý vị suy ngẫm lại xem để tránh tự lừa chính mình. Khi đã hiểu ý nghĩa và điều kiện vãng sinh thì những người làm công việc hộ niệm không còn ngộ nhận ‘có hại’ như trên và gia quyến người chết cũng không bị ‘ảo tưởng’.


Hộ niệm là một việc làm đáng khích lệ vì đó là hành động trợ duyên tích cực cho cả người chết và gia đình thân quyến của họ. Nó như là một sự nhắc nhở tích cực để người mất tỉnh thức quay về đường thiện, tái sinh cõi lành. Chư Phật, Bồ tát luôn cứu độ, tiếp dẫn bằng con đường hướng đạo với vai trò là bậc đạo sư như chính đức Phật Thích Ca vậy.


Việc hiểu lầm vãng sinh là do hộ niệm dẫn đến thái độ ỷ lại và mong mỏi rằng khi chết có nhiều thầy cô, ban hộ niệm đến tụng kinh mới được vãng sinh cần phải xem lại.


Đáng tiếc, nhiều người xuất gia cũng có tư tưởng như thế huống gì những người tín ngưỡng. Tất cả chỉ vì sự lạm dụng hai chữ ‘phương tiện’ trong khi truyền bá Phật pháp.


Tu tịnh độ theo tinh thần nhân quả 




Giáo lý nhân quả là một tuyệt phẩm của đạo Phật do đức Phật giác ngộ và truyền dạy lại. Nhân quả là chân lý dù con người có tin hay không tin, có chấp nhận hay không chấp nhận. Hành giả muốn tin thế giới Cực Lạc là cõi vật chất ở Tây phương hay là cảnh của tâm bao trùm tam thiên thế giới điều đó không trở ngại gì đến sự vãng sinh. Quan trọng là chúng ta phải dứt sạch phiền não. Đó chính là chính nhân để vãng sinh ngay hiện tại và cảnh giới Tây phương.


Muốn đạt được chính nhân ấy, tâm hành giả phải luôn thanh tịnh (nhất tâm bất loạn) hay chính niệm tỉnh thức. Tâm ấy chỉ có thể đạt được khi miệng nói lời chính ngữ hay luôn niệm Phật và thân phải tu thiện, tạo phúc, cứu giúp mọi người và muôn loài. Thành tựu được tâm bất loạn hay chính niệm tỉnh thức và đầy đủ phúc đức thì hành giả đã thành tựu vãnh sinh. Khi ấy, hành giả nguyện sinh về Cực Lạc hay bất cứ nơi đâu cũng không có gì trở ngại.


Từ bi và cứu khổ là bản nguyện của tất cả chư Phật. Tuy nhiên, ba đời chư Phật chưa vị Phật nào phủ định nhân quả hay thay đổi nhân quả bằng năng lực thần thông. Nghĩa là Phật không bao giờ ‘đặc cách’ cho bất cứ một chúng sinh nào để cứu độ khi mà họ chưa dứt sạch nghiệp vì làm như thế là phủ định nhân quả hay ‘đạp lên’ nhân quả.


Do đó, chúng ta không cần quá bận tâm việc Phật cứu độ theo nghĩa ‘nghĩa đen’ nữa mà nên dành trọn thời gian để tạo chính nhân theo lời Phật dạy tức là dứt sạch hoàn toàn phiền não, đạt tâm bất loạn (chính niệm) và đầy đủ phúc đức thì khi ấy không phải Phật đang cứu độ ấy sao!


Tịnh độ là một pháp môn có nhiều tranh luận vì có nhiều sự lý giải khác nhau. Do đó, thay vì phủ bác lẫn nhau thì chúng ta hãy tiếp nhận sự kiến giải khác nhau từ đa chiều rồi tư duy quán chiếu theo tinh thần Phật dạy trong kinh Kalama. Từ đó, mỗi người sẽ tìm thấy cho mình hướng đi đúng, phù hợp với giáo lý cốt yếu của Phật giáo.


Hãy thận trọng khi tuyên bố những gì mình chưa chứng nghiệm, nhất là những tuyên bố chỉ dựa vào niềm tin kinh điển mà không phải dựa trên nhân quả và pháp ấn của đạo Phật. Hậu quả của nó khó mà lường hết được!


Hành giả Tịnh độ vẫn được khuyến tấn tin Phật A Di Đà cứu độ và thế giới Cực Lạc để tu tập tinh tấn hơn. Tuy nhiên, tu tập là một quá trình chuyển hóa thân tâm. Niềm tin và cầu nguyện là chất xúc tác để hành giả thực hành tinh chuyên hơn.


Nhờ chất xúc tác mà hành giả niệm Phật đạt đến nhất tâm bất loạn thì vãng sinh có mặt hiện tiền. Có thể các bạn không đồng ý nhưng đó là điều các bạn có thể trải nghiệm được ngay bây giờ và tại thế giới này. Các bạn có quyền nghĩ về tương lai ở Cực Lạc nhưng lời khuyên chân thành là đừng đánh mất giá trị cuộc sống hiện tại hay hiểu một cách khác là đừng đánh mất ‘Tịnh độ hiện tiền.’

Hư Thật Mộng

Án chung thân cho kẻ giết mẹ, dìm xác xuống sông


Do mâu thuẫn với mẹ, Quyên đã bóp cổ mẹ, sau đó vợ chồng Quyên buộc vào thi thể nạn nhân một bao gạch rồi đẩy xuống sông.

Ngày 28/2, TAND tỉnh Vĩnh Long đã tuyên phạt Huỳnh Văn Quyên (50 tuổi) ngụ xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) tù chung thân về tội giết người; Lê Thị Tám (46 tuổi, vợ Quyên) bị phạt 4 năm, 4 tháng 7 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam) về tội che giấu tội phạm.

Theo HĐXX, mặc dù vợ chồng Quyên không nhận tội nhưng căn cứ vào lời khai của nhân chứng, lời khai của hai bị cáo tại cơ quan điều tra... đã đủ để buộc tội vợ chồng Quyên.




Vợ chồng Quyên - Tám tại tòa




Đây là phiên tòa sơ thẩm lần thứ hai. Trước đó năm 2008, TAND tỉnh Vĩnh Long đã tuyên phạt Quyên án tù chung thân, Tám 13 năm tù cùng về tội giết người. Song, bản án này đã bị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM hủy, trả hồ sơ điều tra lại từ đầu. Lần này, Tám được thay đổi tội danh thành che giấu tội phạm và được tại ngoại sau hơn 4 năm bị giam giữ.

Ra tòa lần này, vợ chồng Quyên tiếp tục kêu oan. Cả hai khẳng định lời nhận tội ban đầu tại cơ quan điều tra là do bị ép cung...

Bào chữa cho hai bị cáo, luật sư Trương Đình Tùng cho rằng hồ sơ vụ án không đủ cơ sở buộc tội các thân chủ. Từ đó, luật sư đề nghị toà tuyên bố vợ chồng Quyên không phạm tội, trả tự do cho các bị cáo ngay tại toà. Tuy nhiên đề nghị này đã bị HĐXX bác.

Theo hồ sơ vụ án, cụ bà Dương Thị Tám (78 tuổi) ở cùng vợ chồng con trai là Quyên và Tám. Đầu tháng 2/2007, người dân phát hiện bà chết trôi trên sông gần nhà. Lúc tổ chức đám ma, người thân với hàng xóm đều nghĩ cụ bà tự tử, vì trước đó đã vài lần nghe mẹ già nói sau này sức khỏe yếu sẽ tự tìm đến cái chết để khỏi làm phiền con cháu.

Một tháng sau đám tang, ông Quyên bị bắt khẩn cấp vì bị cho là hung thủ giết mẹ, dìm xác xuống sông. Không lâu sau đó vợ ông này cũng bị bắt với vai trò đồng phạm.

Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Vĩnh Long, do mẹ già thường khắt khe, rầy la con cháu nên cuộc sống gia đình Quyên có nhiều bất hòa. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi bà có ý định bán đất chia đều cho các con gái nhưng Quyên không đồng ý.

Rạng sáng 7/2/2007, Quyên đã bóp cổ mẹ rồi gọi vợ đến giữ hai chân để thực hiện dã tâm cho bằng được. Sau đó vợ chồng Quyên khiêng xác xuống xuồng, buộc vào thi thể nạn nhân một bao gạch rồi đẩy xuống sông nhằm phi tang chứng cứ./.

Theo VnExpress

VÀI HÀNG VỀ TIN ANH NGUYỄN CAO KỲ GIẢI NGHIỆP



Trần Chung Ngọc

Picture
Nghe tin anh Nguyễn Cao Kỳ đã giải nghiệp, tôi cũng mừng cho anh.  Tôi gọi Nguyễn Cao Kỳ là anh, vì Nguyễn Cao Kỳ là bạn đồng khóa Sĩ Quan Trừ Bị, khoá I Nam Định, và cùng tuổi với tôi, tuổi Canh Ngọ.  Đối với những Phật tử như chúng tôi, và hiểu rõ về Phật Giáo, thì giải nghiệp không phải là điều đáng buồn.  Con người, trước sau gì ai cũng phải qua cái cầu đó, vì không ai tránh được chân lý vô thường.

     Nhưng có lẽ con người ít khi để thì giờ quán chiếu về một sự kiện rất hiển nhiên trong cuộc đời đó. Người ta nói, anh Nguyễn Cao Kỳ mới ra đi.  Nhưng thật ra, anh Kỳ chưa bao giờ đến thì làm sao có thể ra đi. Tôi chợt nhớ đến hai câu cuối trong một bài cầu nguyện của người thổ dân Mỹ (Native American Prayer): 

Picture
     Do not think of me as gone –
     I am with you still, in each new dawn.

Văn hóa Việt Nam có câu: "nghĩa tử là nghĩa tận", có nghĩa là, tình nghĩa đối với người mới qua đời là tình nghĩa của sự xả, xả hết bất đồng, xả hết ân oán, và nếu có lòng, hãy cầu nguyện cho người đó được siêu thoát, được thanh thản để đi vào một kiếp sống mới.  Nhưng bọn hạ lưu “côn đồ văn hóa” và “đao phủ văn chương”, những từ của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang gọi một số người đặc biệt ở hải ngoại, số người phi văn hóa, đã lại nhân dịp này, viết về anh Kỳ với những lời lẽ xuyên tạc hạ cấp, chỉ vì chúng bất đồng ý kiến với anh Kỳ.  Bọn nô lệ ngoại bang và hạ lưu văn hóa chống Cộng đến chiều, thuộc tập đoàn CCCB (Chống Cộng Chết Bỏ), hay CCCĐ (Chống Cộng Cực Đoan), hay CCCC (Chống Cộng Cho Chúa), khi không còn Cộng và ở nơi không có Cộng, bọn người mà Hoàng Nguyên Nhuận đã coi như là các “xác chết biết đi”,  thường rất phát dị ứng trước những hành động có thể nói là phát xuất từ một tấm lòng tha thiết với quê hương và dân tộc của anh Nguyễn Cao Kỳ.

   Những lời lẽ hạ cấp mà thực ra không thích hợp và không nên đăng trên bất cứ một diễn đàn  truyền thông nào đáng gọi là diễn đàn truyền thông, để mạ lỵ và hạ thấp cá nhân anh, đã quật ngược lại các tác giả, chỉ chứng tỏ tư cách hạ lưu văn hóa của họ.  Cho nên hương linh anh Kỳ nên thương hại họ và hãy tha thứ cho họ, vì họ có một kẻ thù lớn nằm vùng trong chính bản thân họ, đúng như lời Đức Phật đã dạy: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Qua những việc anh làm, tôi cũng mừng cho anh đã thành công xua đuổi được kẻ thù lớn của chính mình: kẻ thù lớn đó là lòng thù hận Quốc-Cộng của mấy chục năm về trước, và trở thành một sứ giả cho sự hoà giải và kết hợp đại đoàn kết dân tộc”.

   Sau khi chiến tranh chấm dứt 29 năm, quyết định khởi đầu của anh Kỳ là về Việt Nam đón Tết Giáp Thân 2004.  Đó là một quyết định cá nhân, tôi có thể cho rằng bắt nguồn từ sự thay đổi tư duy.  Quyết định này không gây hại cho ai, một quyết định năng động hướng tới tương lai, chứ không ngồi đó mà nghiền ngẫm về một quá khứ mà thật ra cũng chẳng có gì đáng ca ngợi và hãnh diện.  Những kẻ đi buôn thù hận và sống trong sự huy hoàng giả tạo của quá khứ đã bảo rằng anh Nguyễn Cao Kỳ đã phản bội Quốc Gia.  Nhưng cái mà họ gọi là “Quốc Gia” chỉ còn là “vang bóng một thời”, và với những tư duy của anh về tương lai Việt Nam thì anh Nguyễn Cao Kỳ đã trở thành một người Quốc Gia thực thụ, Quốc Gia của anh là một Quốc Gia độc lập và thống nhất, vắng bóng quân ngoại xâm.  Rất có thể có những người trước đây là bạn của anh, vì anh có quyền có thế, nay vì những bất đồng ý kiến chính trị nên “đổi bạn thành thù”, coi anh như kẻ thù.  Thực sự họ không xứng đáng là bạn của anh.

   Bất kể những ý kiến của anh về Việt Nam ra sao, tôi hoàn toàn tôn trọng quyền tự do phát biểu ý kiến đó của anh, và bài viết này có mục đích bày tỏ sự tôn trọng quyền đó. Và như vậy, tôi không thể, và không có quyền, lên án anh hay chụp lên đầu anh bất cứ một nhãn hiệu nào thuộc loại “tố Cộng” của thời Ngô Đình Diệm, cũng như tôi không thể nào dùng những lời lẽ hạ cấp để mạ lỵ cá nhân anh chỉ vì tôi không đồng ý với anh..  Đó không phải là phong cách ứng xử của người trí thức, đúng nghĩa là một trí thức, trong tinh thần “quân tử hòa nhi bất đồng”, người quân tử, tuy bất đồng ý kiến nhưng vẫn hòa hoãn với nhau. Đây là bài học rất sơ đẳng về nhân quyền, tự do, và dân chủ cho những người nào thực sự muốn tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ.  Và tôi mong những người chống đối những việc làm của anh cũng nên bắt đầu học bài học sơ đẳng này càng sớm càng tốt.  Việc học hành để tăng gia hiểu biết và trở thành văn minh hơn có thể nói là điều cần thiết cho tất cả mọi người.

   Nhưng những người chống đối anh, tuy sống ở trên những đất nước tự do nhất thế giới, nhưng chưa bao giờ biết đến câu: “Tôi không chấp nhận những điều anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền của anh nói như vậy.” (I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it), mà theo một tác giả trên Internet, thực ra là của Beatrice Hall, bí danh là S.G. Tallentyre, nói năm 1907, câu mà người ta thường lầm lẫn cho là của Voltaire. [???]  Họ không hiểu được điều này chính là căn bản của tự do và dân chủ.  Thay vì bảo vệ quyền của anh Nguyễn Cao Kỳ nói những gì anh ấy muốn nói, có vẻ như, qua văn phong của một số người chống đối, họ chỉ chứng tỏ họ là những kẻ hạ lưu, vô văn hóa.

   Ngay từ hồi còn học Chu Văn An ở Hà Nội, và sau này ở miền Nam, tôi đã không thích cái tính cao-bồi của anh Kỳ.  Nhưng cái tính cao-bồi của anh ấy không phải là không có chỗ không hay.  Anh ấy đã đạp lên những sự chống đối để tiếp tục đi trên con đường mình chọn, giống như một đoàn lử hành, thản nhiên đi qua, không hề để tâm đến những tiếng ồn ào bên đường. La caravane passe. Anh ấy đã có những nhận định sâu sắc về tình thế, về sự phát triển và cải tiến trên mọi mặt ở Việt Nam, do đó anh ấy đã bỏ lại đàng sau quá khứ có thể nói là huy hoàng của mình để có một tầm nhìn xa hơn về tương lai dân tộc và đất nước.  Anh ấy đã can đảm nói thẳng về thực chất các chế độ ở miền Nam khi xưa, tuy anh ấy đã giữ những chức vụ cao cấp nhất trong những chế độ ấy.  Anh ấy cũng phê bình không khoan nhượng, ngay giữa trung tâm chống Cộng ngút trời ở Cali,  thực chất thiểu số chống Cộng ở ngoài nước. Anh ấy cũng đã không nể nang gì khi phê bình một số dân biểu Mỹ, để kiếm phiếu của người tị nạn, đã xuyên tạc tình hình về tôn giáo ở Việt Nam v..v...  Những điều anh ấy làm, không phải ai làm cũng được.  Và vì vậy, tôi không thể nói gì hơn là tôi rất cảm phục sự thay đổi tư duy, hướng về đại khối dân tộc, và những hành động can đảm của anh.  Tôi cũng tin rằng, anh không phải là một cao-bồi đơn độc trong chiều hướng này.

   Anh Nguyễn Cao Kỳ chưa bao giờ phủ nhận là anh không được học nhiều, trình độ học vấn nhà trường của anh chỉ ở mức Trung Học.  Nhưng đối với tôi, trước những tư duy và tấm lòng của anh đối với quốc gia, dân tộc, không ít bậc khoa bảng cũng phải thấy ngượng, nếu trong đầu óc họ còn có những giây thần kinh “biết ngượng”.

   Tuy trong thực tế tôi không phải là bạn của Nguyễn Cao Kỳ ở ngoài đời, nhưng trước tin anh đã giải nghiệp, tôi có thể làm gì hơn là thắp một nén hương lòng, gọi là để tưởng niệm một người bạn đồng khóa mới quá cố, dù chỉ trong một vài phút, và thành thật chúc cho hương hồn anh được giải thoát. 
 
Trần Chung Ngọc
Grayslake, Illinois
Ngày thứ nhất, 24 tháng 7, 2011

Anh: Giải tán cuộc biểu tình 'Chiếm lấy London'


29/02/2012 10:17
(VTC News) - Hôm qua (28/2), cảnh sát Anh đã bắt đầu giải tán các khu lán trại của những người biểu tình chống Chủ nghĩa Tư bản bên ngoài nhà thờ St Paul tại thủ đô London.

Xem Clip:
Nguồn: VTC

Anh em đánh nhau, 3 người chết, 2 người trọng thương

Do mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, hồi 16h15 ngày 17/8, ông Trịnh Thanh Quang 58 tuổi cùng 3 con trai đã cầm dao, gậy kéo đến nhà người em trai ruột là Trịnh Văn Khang 44 tuổi, cãi nhau dẫn đến xô xát.

3 con trai của ông Quang là Trịnh Văn Toàn, 33 tuổi, Trịnh Tuấn Dương, 28 tuổi và Trịnh Văn Dưỡng 15 tuổi, đều ở xóm 1, Xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, Nam Định. Ông Trịnh Văn Khang cũng ở cùng xóm.

Khang cầm dao đâm anh trai và các cháu ruột. Hậu quả, ông Quang và Toàn chết tại chỗ. Dương bị trọng thương chạy ra đến đầu ngõ thì ngã chết. Dưỡng bị thương nặng đang phải cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.

Khang cũng bị 4 vết thương vào đầu và 1 vết chém ở cổ tay, hiện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Nam Định.

Sau khi trọng án xảy ra, Công an tỉnh Nam Định phối hợp với các ngành chức năng tổ chức khám nghiệm, thu 4 dao và 2 gậy gỗ tang vật.

Căn cứ vào tài liệu điều tra, cơ quan CSĐT tỉnh Nam Định ra lệnh bắt khẩn cấp Trịnh Văn Khang và giám sát chặt chẽ y tại bệnh viện.

Theo TTXVN

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Bà lão neo đơn đột tử để lại... 50 cây vàng


Bà lão sống trong căn nhà tồi tàn, rách nát trong ngõ hẻm một mình. Khi cơ quan chức năng làm thủ tục đưa thi thể cụ lên chùa thì phát hiện trong người cụ có rất nhiều vòng, dây chuyền, nhẫn vàng…
Căn nhà nơi bà Hiền từng sinh sống

Bà Phạm Thị Hiền, 82 tuổi, qua đời ngày 19/2 tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt - Lâm Đồng vì đột tử. Do bà không có thân nhân nên bệnh viện đã báo sự việc lên UBND phường 3, TP Đà Lạt - nơi bà Hiền cư trú để nhờ can thiệp. Khi cơ quan chức năng tiến hành làm các thủ tục cần thiết để đưa thi thể cụ lên chùa thì phát hiện trong người bà có rất nhiều vòng, dây chuyền, nhẫn kim loại màu vàng…

Trước đó, bà Hiền sống trong một căn nhà chỉ như một cái chòi, rộng khoảng 20m2, ẩm thấp, lụp xụp khuất sâu trong một con hẻm nhỏ trên đường Nhà Chung, phường 3, TP Đà Lạt. Hầu như ai cũng thương hại, lo lắng cho cuộc sống ở tuổi “gần đất xa trời” của bà. Một người hàng xóm nơi bà Hiền sinh sống cho biết suốt mấy chục năm qua không thấy bà Hiền làm nghề gì, chỉ ở trong nhà thui thủi một mình.

Ngày 16/2, bà Hiền được một số người hàng xóm đưa đi Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt điều trị bệnh phổi. Trong thời gian điều trị bệnh tại đây, bà nhất quyết không cho bất kỳ ai đụng vào phần bụng.

Theo quy định của Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt, bệnh nhân điều trị tại bệnh viện này luôn được một hộ lý ở bên giúp đỡ việc ăn uống, đi lại, tắm rửa, thay đồ, đi vệ sinh… Riêng bà Hiền đã kiên quyết từ chối sự giúp đỡ của hộ lý, y tá về những việc trên để giữ bí mật tuyệt đối cho số vàng bạc, đá quý và tiền đang được bà cuốn trong bụng?

Tối 19/2, trước khi bà Phạm Thị Hiền đột tử, bệnh nhân cũng đã từ chối sự giúp đỡ của hộ lý bằng cách yêu cầu hộ lý đứng ngoài để tự mình vào đi vệ sinh. Thấy bà Hiền đi vệ sinh quá lâu, gọi không bà trả lời, mở cửa không được, chị hộ lý này buộc phải nhờ sự can thiệp của trực ban phá cửa toilet xông vào, nhưng đã muộn.

Ông Dương Hải Long, Chủ tịch UBND phường 2, TP Đà Lạt, cho biết khi nhận được tin báo, ông đã chỉ đạo các ban, ngành của phường đến phối hợp với bệnh viện đưa thi thể cụ về chùa Linh Sơn nhờ lo hậu sự. Tuy nhiên, khi phát hiện số tài sản đang cất giữ trong người bà Hiền, buộc phường phải tiến hành các thủ tục pháp lý nghiêm ngặt để giữ lại toàn bộ số tài sản này.

Đó là hai giấy chứng nhận giữ hộ vàng của Ngân hàng Eximbank với tổng số vàng hơn 233 chỉ, hai sổ tiết kiệm trị giá 350 triệu đồng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương và Ngân hàng Đông Á, hơn 19 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều nhẫn, lắc, dây chuyền, bông tai bằng vàng có đính hạt với nhiều màu sắc, kích cỡ trị giá khoảng 50 lượng.

Trong lúc lo hậu sự cho “bà lão cô độc”, một điều hết sức bất ngờ đã xảy ra đối với chính quyền địa phương đó là sự xuất hiện một “nhân vật” trú tại phường Giảng Võ, quận Ba Đình (Hà Nội) nhận là em gái của bà Hiền. Những thông tin này đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Theo VOVonline

Thứ trưởng Vatican vào hội đàm ở Hà Nội

BBC
Cập nhật: 13:59 GMT - thứ hai, 27 tháng 2, 2012



Thứ trưởng Ettore Balestrero và Tổng Giám mục Leopoldo Girelli tại hội đàm ở Hà Nội

Thứ trưởng Ngoại giao của Vatican, Đức ông Ettore Balestrero đã gặp gỡ quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam trong ngày đầu của vòng hội đàm nhằm cải thiện quan hệ hai nước.

Hôm nay 28/2/2012 tại Hà Nội, Đức ông Ettore Balestrero đã được Ḅô trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam đón trước khi bước vào buổi làm việc của Nhóm Công tác hỗn hợp hai bên.

Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam cũng có mặt trong buổi làm việc mà phía Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì.

Ngoài ra, linh mục Balestrero cũng hội đàm với Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ của Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Xuân.

Sinh năm 1966, Đức ông (Monsignor) Ettore Balestrero, được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI bổ nhiệm vào chức Thứ trưởng Ngoại giao của Vatican hồi tháng 8/2009, thay cho Đức ông Pietro Parolin, người cũng từng sang Việt Nam thúc đẩy các cuộc hội đàm.

Cải thiện quan hệ

Theo đài Vatican cuối tuần trước, đây là vòng hội đàm mới, theo sau lần họp đầu tháng 6/2010 giữa Việt Nam và Vatican.

Đây là lần họp cao cấo thứ ba giữa hai bên vốn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức, theo các hãng thông tấn từ Hà Nội.

Về ngôn từ, hai bên cũng không nói đến "bình thường hóa quan hệ" như trước mà chỉ nói hội đàm có mục tiêu cải thiện quan hệ song phương.

Các nhà bình luận từ bên ngoài có xu hướng tin rằng hội đàm Vatican - Việt Nam có thể giúp mục tiêu cải thiện quan hệ có nhiều căng thẳng hàng chục năm qua vì đất đai và tài sản.


Bộ trưởng Phạm Bình Minh đón Thứ trưởng Ngoại giao của Vatican, ông Ettore Balestrero

Hãng thông tấn AP viết căng thẳng đến từ chỗ vì tài sản của Giáo hội bị chính quyền cộng sản tịch thu, và vì một số chủ đề khác nữa.

Các tranh chấp đất đai với Giáo hội tại Việt Nam đã khiến quan hệ hai bên trở nên căng thẳng, thể hiện qua những vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm và Cồn Dầu.

Rộng hơn, khúc mắc chính đến từ khó khăn trong việc xác định vị thế và vai trò xã hội của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã ở quốc gia có tới 7-8 triệu tín đồ Công giáo này.

Từ thập niên 2000, quan hệ hai bên được thể hiện ra bên ngoài chủ yếu qua các chuyến viếng thăm.

Gần đây nhất, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trực của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam có chuyến thăm tới giáo phận Hưng Hóa từ 23 đến 28 tháng 11/2011.

Trong chính quyền Việt Nam hiện nay có quan điểm coi hoạt động tôn giáo trước hết có tính an ninh chính trị.

Trung tướng BấmPhạm Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.

Hiện một số giới đang vận động ở Hoa Kỳ để Chính quyền Obama đưa Việt Nam trở lại danh sách Các nước cần quan tâm đặc biệt vì thiếu tự do tôn giáo (CPC) trước Bấmcuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc dự kiến vào ngày 5/3 này.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Ði Vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ

Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Ở Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ :

Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn

Tôi hoảng vía đề nghị : Ðại Sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.

Ði Vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ

Bùi Giáng


Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u.... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông :

Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi

Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết :

Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty

Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.

Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Ở Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ :

Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn

Tôi hoảng vía đề nghị : Ðại Sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.

Ông đáp : - Ðể về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.

Ðôi mắt ướt tuổi vàng
Cung trời
Hội cũ

Xin xuống giòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì ? - Cung trời hội cũ.

Một hội đạp thanh ? Một hội nao nức ? - "Giờ nao nức của một thời trẻ dại ?".

Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ...

Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Ðầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát : một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh.... Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.

Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi người đều "phải nói" với mọi người "muốn nghe" với riêng mình "không thiết chi chuyện nói".

Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói tất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay chẳng nghe. Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng phi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả (par manque de justice interne).

Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo.

Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du : 

"Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (... ...). Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế ?".

Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch !

Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế, cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn chưa cứ thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác.

Ðáp : Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu.

Ðôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời hội cũ

Ðôi mắt ướt ? Ðôi mắt của ai ? Vì sao ướt ? Vì lệ trào, hay là vì quá long lanh ?

Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng nhiệm cho thơ.

Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ. Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng ?

"Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang"

Áo nào màu xanh ? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối ?

Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng trở về Sài Gòn tới chùa viếng ông đem quà cho ông một đôi dép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.

Ðôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời hội cũ
Áo màu xanh
Không xanh mãi
Trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ.
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ ?

Mình là thân Bồ tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ ? Dám gác bỏ kệ kinh ? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn ?

Phải có nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẩm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan

Ta tưởng như nghe ra "cao cách điệu" bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzche.

Thy nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn ? Ngồi trên một đỉnh đá ? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải ?

Ðỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Ðỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Ðó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuết nguyệt phiêu du :

Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Một tiếng "buồn chăng" lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tâm thanh đoạn trường :

Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi :
Ðếm tóc bạc
Tuổi đời
Chưa
Ðủ
Bụi đường dài
Gót
Mỏi
Ði
Quanh

Tiết điệu rạc rời như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ ? Một tuổi xuân chưa vừa ? Một tuổi vàng sớm chấm dứt ? Một tuổi "đá" sớm từ giã mọi yêu thương ?

Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa
Ngược nước
Xuôi ngàn

Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đềm lữ thư khép mình trong bốn bức tường với nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.

Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Ðường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương./.