Trần Chung Ngọc

Nghe tin anh Nguyễn Cao Kỳ đã giải nghiệp, tôi cũng mừng cho anh. Tôi gọi Nguyễn Cao Kỳ là anh, vì Nguyễn Cao Kỳ là bạn đồng khóa Sĩ Quan Trừ Bị, khoá I Nam Định, và cùng tuổi với tôi, tuổi Canh Ngọ. Đối với những Phật tử như chúng tôi, và hiểu rõ về Phật Giáo, thì giải nghiệp không phải là điều đáng buồn. Con người, trước sau gì ai cũng phải qua cái cầu đó, vì không ai tránh được chân lý vô thường.
Nhưng có lẽ con người ít khi để thì giờ quán chiếu về một sự kiện rất hiển nhiên trong cuộc đời đó. Người ta nói, anh Nguyễn Cao Kỳ mới ra đi. Nhưng thật ra, anh Kỳ chưa bao giờ đến thì làm sao có thể ra đi. Tôi chợt nhớ đến hai câu cuối trong một bài cầu nguyện của người thổ dân Mỹ (Native American Prayer):
Nhưng có lẽ con người ít khi để thì giờ quán chiếu về một sự kiện rất hiển nhiên trong cuộc đời đó. Người ta nói, anh Nguyễn Cao Kỳ mới ra đi. Nhưng thật ra, anh Kỳ chưa bao giờ đến thì làm sao có thể ra đi. Tôi chợt nhớ đến hai câu cuối trong một bài cầu nguyện của người thổ dân Mỹ (Native American Prayer):

Do not think of me as gone –
I am with you still, in each new dawn.
Văn hóa Việt Nam có câu: "nghĩa tử là nghĩa tận", có nghĩa là, tình nghĩa đối với người mới qua đời là tình nghĩa của sự xả, xả hết bất đồng, xả hết ân oán, và nếu có lòng, hãy cầu nguyện cho người đó được siêu thoát, được thanh thản để đi vào một kiếp sống mới. Nhưng bọn hạ lưu “côn đồ văn hóa” và “đao phủ văn chương”, những từ của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang gọi một số người đặc biệt ở hải ngoại, số người phi văn hóa, đã lại nhân dịp này, viết về anh Kỳ với những lời lẽ xuyên tạc hạ cấp, chỉ vì chúng bất đồng ý kiến với anh Kỳ. Bọn nô lệ ngoại bang và hạ lưu văn hóa chống Cộng đến chiều, thuộc tập đoàn CCCB (Chống Cộng Chết Bỏ), hay CCCĐ (Chống Cộng Cực Đoan), hay CCCC (Chống Cộng Cho Chúa), khi không còn Cộng và ở nơi không có Cộng, bọn người mà Hoàng Nguyên Nhuận đã coi như là các “xác chết biết đi”, thường rất phát dị ứng trước những hành động có thể nói là phát xuất từ một tấm lòng tha thiết với quê hương và dân tộc của anh Nguyễn Cao Kỳ.
Những lời lẽ hạ cấp mà thực ra không thích hợp và không nên đăng trên bất cứ một diễn đàn truyền thông nào đáng gọi là diễn đàn truyền thông, để mạ lỵ và hạ thấp cá nhân anh, đã quật ngược lại các tác giả, chỉ chứng tỏ tư cách hạ lưu văn hóa của họ. Cho nên hương linh anh Kỳ nên thương hại họ và hãy tha thứ cho họ, vì họ có một kẻ thù lớn nằm vùng trong chính bản thân họ, đúng như lời Đức Phật đã dạy: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Qua những việc anh làm, tôi cũng mừng cho anh đã thành công xua đuổi được kẻ thù lớn của chính mình: kẻ thù lớn đó là lòng thù hận Quốc-Cộng của mấy chục năm về trước, và trở thành một “sứ giả cho sự hoà giải và kết hợp đại đoàn kết dân tộc”.
Sau khi chiến tranh chấm dứt 29 năm, quyết định khởi đầu của anh Kỳ là về Việt Nam đón Tết Giáp Thân 2004. Đó là một quyết định cá nhân, tôi có thể cho rằng bắt nguồn từ sự thay đổi tư duy. Quyết định này không gây hại cho ai, một quyết định năng động hướng tới tương lai, chứ không ngồi đó mà nghiền ngẫm về một quá khứ mà thật ra cũng chẳng có gì đáng ca ngợi và hãnh diện. Những kẻ đi buôn thù hận và sống trong sự huy hoàng giả tạo của quá khứ đã bảo rằng anh Nguyễn Cao Kỳ đã phản bội Quốc Gia. Nhưng cái mà họ gọi là “Quốc Gia” chỉ còn là “vang bóng một thời”, và với những tư duy của anh về tương lai Việt Nam thì anh Nguyễn Cao Kỳ đã trở thành một người Quốc Gia thực thụ, Quốc Gia của anh là một Quốc Gia độc lập và thống nhất, vắng bóng quân ngoại xâm. Rất có thể có những người trước đây là bạn của anh, vì anh có quyền có thế, nay vì những bất đồng ý kiến chính trị nên “đổi bạn thành thù”, coi anh như kẻ thù. Thực sự họ không xứng đáng là bạn của anh.
Bất kể những ý kiến của anh về Việt Nam ra sao, tôi hoàn toàn tôn trọng quyền tự do phát biểu ý kiến đó của anh, và bài viết này có mục đích bày tỏ sự tôn trọng quyền đó. Và như vậy, tôi không thể, và không có quyền, lên án anh hay chụp lên đầu anh bất cứ một nhãn hiệu nào thuộc loại “tố Cộng” của thời Ngô Đình Diệm, cũng như tôi không thể nào dùng những lời lẽ hạ cấp để mạ lỵ cá nhân anh chỉ vì tôi không đồng ý với anh.. Đó không phải là phong cách ứng xử của người trí thức, đúng nghĩa là một trí thức, trong tinh thần “quân tử hòa nhi bất đồng”, người quân tử, tuy bất đồng ý kiến nhưng vẫn hòa hoãn với nhau. Đây là bài học rất sơ đẳng về nhân quyền, tự do, và dân chủ cho những người nào thực sự muốn tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ. Và tôi mong những người chống đối những việc làm của anh cũng nên bắt đầu học bài học sơ đẳng này càng sớm càng tốt. Việc học hành để tăng gia hiểu biết và trở thành văn minh hơn có thể nói là điều cần thiết cho tất cả mọi người.
Nhưng những người chống đối anh, tuy sống ở trên những đất nước tự do nhất thế giới, nhưng chưa bao giờ biết đến câu: “Tôi không chấp nhận những điều anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền của anh nói như vậy.” (I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it), mà theo một tác giả trên Internet, thực ra là của Beatrice Hall, bí danh là S.G. Tallentyre, nói năm 1907, câu mà người ta thường lầm lẫn cho là của Voltaire. [???] Họ không hiểu được điều này chính là căn bản của tự do và dân chủ. Thay vì bảo vệ quyền của anh Nguyễn Cao Kỳ nói những gì anh ấy muốn nói, có vẻ như, qua văn phong của một số người chống đối, họ chỉ chứng tỏ họ là những kẻ hạ lưu, vô văn hóa.
Ngay từ hồi còn học Chu Văn An ở Hà Nội, và sau này ở miền Nam, tôi đã không thích cái tính cao-bồi của anh Kỳ. Nhưng cái tính cao-bồi của anh ấy không phải là không có chỗ không hay. Anh ấy đã đạp lên những sự chống đối để tiếp tục đi trên con đường mình chọn, giống như một đoàn lử hành, thản nhiên đi qua, không hề để tâm đến những tiếng ồn ào bên đường. La caravane passe. Anh ấy đã có những nhận định sâu sắc về tình thế, về sự phát triển và cải tiến trên mọi mặt ở Việt Nam, do đó anh ấy đã bỏ lại đàng sau quá khứ có thể nói là huy hoàng của mình để có một tầm nhìn xa hơn về tương lai dân tộc và đất nước. Anh ấy đã can đảm nói thẳng về thực chất các chế độ ở miền Nam khi xưa, tuy anh ấy đã giữ những chức vụ cao cấp nhất trong những chế độ ấy. Anh ấy cũng phê bình không khoan nhượng, ngay giữa trung tâm chống Cộng ngút trời ở Cali, thực chất thiểu số chống Cộng ở ngoài nước. Anh ấy cũng đã không nể nang gì khi phê bình một số dân biểu Mỹ, để kiếm phiếu của người tị nạn, đã xuyên tạc tình hình về tôn giáo ở Việt Nam v..v... Những điều anh ấy làm, không phải ai làm cũng được. Và vì vậy, tôi không thể nói gì hơn là tôi rất cảm phục sự thay đổi tư duy, hướng về đại khối dân tộc, và những hành động can đảm của anh. Tôi cũng tin rằng, anh không phải là một cao-bồi đơn độc trong chiều hướng này.
Anh Nguyễn Cao Kỳ chưa bao giờ phủ nhận là anh không được học nhiều, trình độ học vấn nhà trường của anh chỉ ở mức Trung Học. Nhưng đối với tôi, trước những tư duy và tấm lòng của anh đối với quốc gia, dân tộc, không ít bậc khoa bảng cũng phải thấy ngượng, nếu trong đầu óc họ còn có những giây thần kinh “biết ngượng”.
Tuy trong thực tế tôi không phải là bạn của Nguyễn Cao Kỳ ở ngoài đời, nhưng trước tin anh đã giải nghiệp, tôi có thể làm gì hơn là thắp một nén hương lòng, gọi là để tưởng niệm một người bạn đồng khóa mới quá cố, dù chỉ trong một vài phút, và thành thật chúc cho hương hồn anh được giải thoát.
Trần Chung Ngọc
Grayslake, Illinois
Ngày thứ nhất, 24 tháng 7, 2011
I am with you still, in each new dawn.
Văn hóa Việt Nam có câu: "nghĩa tử là nghĩa tận", có nghĩa là, tình nghĩa đối với người mới qua đời là tình nghĩa của sự xả, xả hết bất đồng, xả hết ân oán, và nếu có lòng, hãy cầu nguyện cho người đó được siêu thoát, được thanh thản để đi vào một kiếp sống mới. Nhưng bọn hạ lưu “côn đồ văn hóa” và “đao phủ văn chương”, những từ của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang gọi một số người đặc biệt ở hải ngoại, số người phi văn hóa, đã lại nhân dịp này, viết về anh Kỳ với những lời lẽ xuyên tạc hạ cấp, chỉ vì chúng bất đồng ý kiến với anh Kỳ. Bọn nô lệ ngoại bang và hạ lưu văn hóa chống Cộng đến chiều, thuộc tập đoàn CCCB (Chống Cộng Chết Bỏ), hay CCCĐ (Chống Cộng Cực Đoan), hay CCCC (Chống Cộng Cho Chúa), khi không còn Cộng và ở nơi không có Cộng, bọn người mà Hoàng Nguyên Nhuận đã coi như là các “xác chết biết đi”, thường rất phát dị ứng trước những hành động có thể nói là phát xuất từ một tấm lòng tha thiết với quê hương và dân tộc của anh Nguyễn Cao Kỳ.
Những lời lẽ hạ cấp mà thực ra không thích hợp và không nên đăng trên bất cứ một diễn đàn truyền thông nào đáng gọi là diễn đàn truyền thông, để mạ lỵ và hạ thấp cá nhân anh, đã quật ngược lại các tác giả, chỉ chứng tỏ tư cách hạ lưu văn hóa của họ. Cho nên hương linh anh Kỳ nên thương hại họ và hãy tha thứ cho họ, vì họ có một kẻ thù lớn nằm vùng trong chính bản thân họ, đúng như lời Đức Phật đã dạy: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Qua những việc anh làm, tôi cũng mừng cho anh đã thành công xua đuổi được kẻ thù lớn của chính mình: kẻ thù lớn đó là lòng thù hận Quốc-Cộng của mấy chục năm về trước, và trở thành một “sứ giả cho sự hoà giải và kết hợp đại đoàn kết dân tộc”.
Sau khi chiến tranh chấm dứt 29 năm, quyết định khởi đầu của anh Kỳ là về Việt Nam đón Tết Giáp Thân 2004. Đó là một quyết định cá nhân, tôi có thể cho rằng bắt nguồn từ sự thay đổi tư duy. Quyết định này không gây hại cho ai, một quyết định năng động hướng tới tương lai, chứ không ngồi đó mà nghiền ngẫm về một quá khứ mà thật ra cũng chẳng có gì đáng ca ngợi và hãnh diện. Những kẻ đi buôn thù hận và sống trong sự huy hoàng giả tạo của quá khứ đã bảo rằng anh Nguyễn Cao Kỳ đã phản bội Quốc Gia. Nhưng cái mà họ gọi là “Quốc Gia” chỉ còn là “vang bóng một thời”, và với những tư duy của anh về tương lai Việt Nam thì anh Nguyễn Cao Kỳ đã trở thành một người Quốc Gia thực thụ, Quốc Gia của anh là một Quốc Gia độc lập và thống nhất, vắng bóng quân ngoại xâm. Rất có thể có những người trước đây là bạn của anh, vì anh có quyền có thế, nay vì những bất đồng ý kiến chính trị nên “đổi bạn thành thù”, coi anh như kẻ thù. Thực sự họ không xứng đáng là bạn của anh.
Bất kể những ý kiến của anh về Việt Nam ra sao, tôi hoàn toàn tôn trọng quyền tự do phát biểu ý kiến đó của anh, và bài viết này có mục đích bày tỏ sự tôn trọng quyền đó. Và như vậy, tôi không thể, và không có quyền, lên án anh hay chụp lên đầu anh bất cứ một nhãn hiệu nào thuộc loại “tố Cộng” của thời Ngô Đình Diệm, cũng như tôi không thể nào dùng những lời lẽ hạ cấp để mạ lỵ cá nhân anh chỉ vì tôi không đồng ý với anh.. Đó không phải là phong cách ứng xử của người trí thức, đúng nghĩa là một trí thức, trong tinh thần “quân tử hòa nhi bất đồng”, người quân tử, tuy bất đồng ý kiến nhưng vẫn hòa hoãn với nhau. Đây là bài học rất sơ đẳng về nhân quyền, tự do, và dân chủ cho những người nào thực sự muốn tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ. Và tôi mong những người chống đối những việc làm của anh cũng nên bắt đầu học bài học sơ đẳng này càng sớm càng tốt. Việc học hành để tăng gia hiểu biết và trở thành văn minh hơn có thể nói là điều cần thiết cho tất cả mọi người.
Nhưng những người chống đối anh, tuy sống ở trên những đất nước tự do nhất thế giới, nhưng chưa bao giờ biết đến câu: “Tôi không chấp nhận những điều anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền của anh nói như vậy.” (I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it), mà theo một tác giả trên Internet, thực ra là của Beatrice Hall, bí danh là S.G. Tallentyre, nói năm 1907, câu mà người ta thường lầm lẫn cho là của Voltaire. [???] Họ không hiểu được điều này chính là căn bản của tự do và dân chủ. Thay vì bảo vệ quyền của anh Nguyễn Cao Kỳ nói những gì anh ấy muốn nói, có vẻ như, qua văn phong của một số người chống đối, họ chỉ chứng tỏ họ là những kẻ hạ lưu, vô văn hóa.
Ngay từ hồi còn học Chu Văn An ở Hà Nội, và sau này ở miền Nam, tôi đã không thích cái tính cao-bồi của anh Kỳ. Nhưng cái tính cao-bồi của anh ấy không phải là không có chỗ không hay. Anh ấy đã đạp lên những sự chống đối để tiếp tục đi trên con đường mình chọn, giống như một đoàn lử hành, thản nhiên đi qua, không hề để tâm đến những tiếng ồn ào bên đường. La caravane passe. Anh ấy đã có những nhận định sâu sắc về tình thế, về sự phát triển và cải tiến trên mọi mặt ở Việt Nam, do đó anh ấy đã bỏ lại đàng sau quá khứ có thể nói là huy hoàng của mình để có một tầm nhìn xa hơn về tương lai dân tộc và đất nước. Anh ấy đã can đảm nói thẳng về thực chất các chế độ ở miền Nam khi xưa, tuy anh ấy đã giữ những chức vụ cao cấp nhất trong những chế độ ấy. Anh ấy cũng phê bình không khoan nhượng, ngay giữa trung tâm chống Cộng ngút trời ở Cali, thực chất thiểu số chống Cộng ở ngoài nước. Anh ấy cũng đã không nể nang gì khi phê bình một số dân biểu Mỹ, để kiếm phiếu của người tị nạn, đã xuyên tạc tình hình về tôn giáo ở Việt Nam v..v... Những điều anh ấy làm, không phải ai làm cũng được. Và vì vậy, tôi không thể nói gì hơn là tôi rất cảm phục sự thay đổi tư duy, hướng về đại khối dân tộc, và những hành động can đảm của anh. Tôi cũng tin rằng, anh không phải là một cao-bồi đơn độc trong chiều hướng này.
Anh Nguyễn Cao Kỳ chưa bao giờ phủ nhận là anh không được học nhiều, trình độ học vấn nhà trường của anh chỉ ở mức Trung Học. Nhưng đối với tôi, trước những tư duy và tấm lòng của anh đối với quốc gia, dân tộc, không ít bậc khoa bảng cũng phải thấy ngượng, nếu trong đầu óc họ còn có những giây thần kinh “biết ngượng”.
Tuy trong thực tế tôi không phải là bạn của Nguyễn Cao Kỳ ở ngoài đời, nhưng trước tin anh đã giải nghiệp, tôi có thể làm gì hơn là thắp một nén hương lòng, gọi là để tưởng niệm một người bạn đồng khóa mới quá cố, dù chỉ trong một vài phút, và thành thật chúc cho hương hồn anh được giải thoát.
Trần Chung Ngọc
Grayslake, Illinois
Ngày thứ nhất, 24 tháng 7, 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét