Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Nhà thờ đá Phát Diệm, Ninh Bình

Nhà thờ đá Phát Diệm là một trong những nhà thờ đẹp ở Việt Nam
Về Ninh Bình, ta không chỉ tham quan, khám phá vẻ đẹp của những hang động ở khu du lịch Tam Cốc, Bích Động, vẻ đẹp kỳ bí, nguyên sơ rừng Cúc Phương, quần thể di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An với Bái Đính tân tự, ngôi chùa nhiều kỷ lục Việt Nam… mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của Nhà thờ đá Phát Diệm. Đây là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.
Đây chính là ngôi Nhà Thờ Đá (Legise de Pierre) nổi tiếng. Từ mái, tường, cột kèo đều làm bằng đá. Ngay từ cuối thế kỷ 19, cha Trần Lục đã cho khắc dòng chữ về Thánh Tâm của Đức Mẹ bằng bốn thứ chữ, trong đó có chữ Quốc Ngữ.

Nhà thờ đá Phát Diệm thuộc thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình 28 km. Với diện tích gần 22 ha, Nhà thờ đá Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ, 1 Phương Đình, ao hồ và 3 hang đá nhân tạo. Đây là công trình kiến trúc độc đáo và đặc sắc, được xây dựng chủ yếu bằng đá và gỗ trong một thời gian khá dài, từ năm 1875 đến 1899.
Từ hướng Nam đi vào nhà thờ, sau hồ nước là một khoảng sân rộng rãi thoáng đãng. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng tổng thể diện mạo của tòa Phương Đình có chiều cao 25 m, rộng 17 m, dài 24 m, gồm 3 tầng, được xây dựng bằng những phiến đá, có phiến nặng hàng tấn.

Đức Mẹ Đồng Trinh Maria mang trang phục kiểu Việt Nam bế Chúa Hài Đồng. Bức tượng trắng đứng dưới bóng tre trong khuôn viên của khu lưu niệm phía sau Giáo đường Thánh Giuse.


Bên trong Nhà Thờ Đá có một bức tượng Đức Mẹ Fatima, Bồ Đào Nha bằng gỗ do Giáo Hoàng tặng cho Giáo dân Phát Diệm.Đi qua Phương Đình là nhà thờ lớn đồ sộ, xây dựng năm 1891, có bốn mái và năm lối vào, dưới các vòm đá được chạm trổ tinh tế, điêu luyện với các hoa văn, họa tiết ấn tượng. Nhà thờ lớn có chiều dài 74 m, rộng 21 m, cao 15 m, được dựng bằng 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, trong đó hai hàng cột giữa cao tới 11 m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn.



Ở phía Bắc, sau nhà thờ lớn có 3 hang đá được tạo bằng những khối đá lớn, nhỏ khác nhau, giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Nằm song song hai bên nhà thờ lớn có 4 nhà thờ nhỏ đối nhau. Mỗi nhà thờ là một tác phẩm kiến trúc mỹ thuật mang nét riêng. Đặc biệt, Nhà thờ Trái tim Đức mẹ (còn gọi là nhà thờ đá), được xây dựng hoàn toàn bằng đá từ nền, tường, chấn song, cột, xà, mái, những bức phù điêu tứ quý…
Trong nhà lưu niệm có hình nhà truyền giáo Alexander de Rhodes từng góp công tạo ra cách viết tiếng Việt hệ La-Tinh. 
Nhà thờ đá Phát Diệm không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách. Đây là điểm nhấn quan trọng trong bức tranh toàn cảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của vùng đất Cố đô.

Thầy Sáu tức cha Trần Lục đã quyết định khởi sự việc xây dựng 'Công trình của Đức Tin" từ 1875 trong gần 30 năm. Công trình đến năm 1898 mới hoàn tất, sau khi ông qua đời.
Xây dưng công trình nầy xuất phát từ ý tưởng, chủ công của Thầy sáu Trần Lục  (1825-1899). Thăm Nhà thờ, chắc chắn chúng ta được người hướng dẫn kể nhiều về Thầy Sáu Trần Lục.


Linh mục Trần Lục (tức Cụ Sáu), người theo quân xâm lăng Pháp tiêu diệt chiến khu Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng, nhưng mỉa mai thay lại là "danh nhân anh tài không những của Giáo hội Công giáo mà còn của dân tộc Việt Nam chúng ta" (LM Trần Quí Thiện), "danh nhân không những trong nước Việt Nam mà còn cả ngoài nước" (Đức Ông Trần văn Khả) , "đức độ và tài ba", "LM Trần Lục là một vĩ nhân của lịch sử hiện đại" (ông Sơn Diệm Vũ NgọcÁnh), "gương chung cổ cho người cả nước đời đời soi chung" (ông Vũ Huy Bá).

--oOo--

Trong buổi hầu chuyện duy nhất với Bác Hoàng Xuân Hãn lúc tôi vừa mới chân ướt chân ráo đến Paris, Bác có cho biết lý do Bác luôn luôn nặng lòng với quê hương là vì Bác nghiên cứu Sử. Càng biết nhiều về những biến cố đã xảy ra trên quê hương, và càng biết rõ dân tộc ta đã đối trị với những biến cố đó như thế nào, Bác lại càng thấy gắn bó thiết tha với con người và đất nước Việt Nam. Bác còn dặn thêm là phải đan bện hiểu biết Sử học với hiểu biết Văn hóa và Địa lý để tạo thành thế chân vạc Văn-Sử-Ðịa thì kiến thức mới vững vàng và tấm lòng mới sắt son. Tôi luôn luôn ghi nhớ lời căn dặn đó của Bác trong quá trình nghiên cứu và viết lách nghiệp dư của mình.
Lời căn dặn nầy lại càng thúc bách hơn vào tháng Mười năm nay, khi một người bạn gửi tặng cuốn "Linh Mục Trần Lục – Thực Chất Con Người và Sự Nghiệp" do hai ông Bùi Kha và Trần Chung Ngọc viết, tạp chí Giao Điểm xuất bản. Nội dung cuốn sách không có gì mới mẻ đối với chúng tôi, những người quan tâm đến lãnh vực nghiên cứu Sử Việt Nam, nhất là từ lúc văn khố Pháp ở Aix-en-Provence công khai hóa các sử liệu cho dân chúng tự do tham khảo. Chuyện ông cha Trần Lục nầy, ai đọc Sử kỹ càng mà chẳng biết. Ngay từ lúc còn học Chu Văn An ở Sài Gòn trước 1975, "Trần Lục" đã là một đề tài thảo luận sôi nổi (và suýt đi đến đấm đá) giữa đám học sinh chúng tôi và những người bạn học sinh Công Giáo ở trường … Trần Lục.
Chúng tôi, lúc đó, có rất ít sử liệu và không trả lời được một luận cứ chẳng dính líu gì đến chủ đề thảo luận, nhưng họ cũng cứ dùng để phản bác: "Nếu đã gọi Linh Mục là người theo Tây phản quốc thì tại sao Chính phủ, bộ Quốc gia Giáo dục, và toàn thể trí thức Việt Nam không ai phản đối việc đặt tên ngôi trường Trần Lục của chúng tôi. Dễ cả nước mù hết hay sao ?". Phải sau 1975, ra đến nước ngoài và được tự do tiếp cận với nhiều nguồn thông tin gốc, tôi mới trả lời được câu hỏi "cả nước có mù hay không" đó. Và buồn cho nền giáo dục miền Nam, nơi tôi đã thâu nhận kiến thức Trung học, năm phút ! Buồn cho một thủ đô miền Nam, vừa có hai tên đường Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng, lại vừa có tên trường của chính kẻ đã đắc lực góp công giúp Tây tiêu diệt hai vị anh hùng chống xâm lăng nầy: Trần Lục ! Từ chuyện cũ của Miền Nam đó, bây giờ chuyện hải ngoại cũng lại giống y chang, nổi cộm lên ray rứt cả trong đầu lẫn trong tim.
Một người đã hướng dẫn và cung cấp cho quân xâm lược 150 tay súng Công giáo để đánh chiếm thành lũy Ninh Bình của nước ta, một người đã huy động 5.000 giáo dân Việt Nam giúp Tây tiêu diệt chiến khu Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng, một người đã từng bị lãnh tụ chống xâm lăng Phan Đình Phùng đè ra hỏi tội và đánh đòn công khai, một người đã từng được quân xâm lăng Pháp tưởng thưởng công lao bằng hai Bắc Đẩu Bội Tinh, một người như thế mà lại được cộng đồng chức sắc và trí thức Công giáo hải ngoại, cho đến giờ nầy, vẫn còn ồn ào "nâng" lên thành anh tài của Việt Nam và vĩ nhân của thế giới, thì làm sao lý giải được hiện tượng chua xót và … quái đản nầy ?

Anh hùng Đề Thám vị quốc vong thân
Anh hùng Đề Thám vị quốc vong thân
Nghĩa quân Yên Thế bị bắt
Nghĩa quân Yên Thế bị bắt
Nghĩa quân Yên Thế bị thực Dân và tay sai Kto gọi là "pirace".
Nghĩa quân Yên Thế bị bắt
Thực dân và tay sai xử tử Nghĩa Quân
Thực dân và tay sai (xin đọc bài trên) xử tử Nghĩa Quân
Thủ cấp của một anh hùng nhóm Ðề-Thám
Thủ cấp của một anh hùng nhóm Ðề-Thám
Những anh hùng của nhóm Ðề-Thám bị xử tử (1908)
Những anh hùng của nhóm Ðề-Thám bị xử tử (1908)

Trước hết, điểm mặt xem ai nâng Trần Lục lên: Hội Truyền thống Giáo phận Phát Diệm, Đức ông Trần Ngọc Thụ (Rome), các LM Nguyễn Thái Bình, Trần Phúc Vị, Trần Phúc Nhân (ba vị nầy từ Việt Nam qua), LM Nguyễn Gia Đệ (Canada), LM Trần Quý Thiện, hai Đức ông, 3 Linh Mục, cùng với ông Lê Hữu Mục và 5 trí thức giáo sư Công giáo (đồng tác giả trong một cuốn sách dày 640 trang để vinh danh và ca tụng LM Trần Lục) , ông Vũ Quang Ninh và ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh, hai nhân sĩ Công giáo tại Mỹ, …như thế cũng tạm đủ để kết luận tính đại diện cho quan điểm Sử học và Văn hóa của toàn bộ Giáo hội Công giáo Việt Nam về con người Trần Lục rồi. Vả lại, cho đến giờ nầy, không thấy một cuốn sách nào của người Công giáo viết "khác", lại càng chẳng thấy một người Công giáo Việt Nam nào lên tiếng "phản đối" các vị nầy, kể cả những chuyên viên viết lách Công giáo lúc nào cũng sẳn sàng đòi "dạy Sử" cho cả nước như các ông "tiến sĩ" Cao Thế Dung, ông Tú Gàn thẩm phán Nguyễn Cần và ông cựu Nghị sĩ đao to búa lớn Nguyễn văn Chức .
Bây giờ hãy xem họ nâng ông Cha Trần Lục nầy lên đến độ cao nào: "danh nhân anh tài không những của Giáo hội Công giáo mà còn của dân tộc Việt Nam chúng ta" (LM Trần Quí Thiện), "danh nhân không những trong nước Việt Nam mà còn cả ngoài nước" " (Đức Ông Trần văn Khả) ", "đức độ và tài ba", "LM Trần Lục là một vĩ nhân của lịch sử hiện đại" (ông Sơn Diệm Vũ NgọcÁnh), "gương chung cổ cho người cả nước đời đời soi chung" (ông Vũ Huy Bá), …và nhiều lời tâng bốc mà chính những anh hùng liệt nữ nước ta như các bà Trưng bà Triệu, và các vị Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học cũng không sánh bằng.
Nhưng Cụ Sáu Trần Lục ơi ! "Danh" gì cũng không thay được cái danh dâng người và súng cho quân xâm lược, "Đức" gì cũng không thay được cái đức bị cụ Phan đánh cho ba roi, "Tài" gì cũng không thay được cái tài huy động Giáo dân tiêu diệt chiến lũy của nghĩa quân Ba Đình, "Gương" gì cũng không thay được cái gương cúi đầu nhận Bắc Đẩu Bội Tinh của giặc. Thế mà nào là Đức ông , nào là Linh Mục, nào là Giáo dân trí thức cứ đội Cụ Sáu lên đến chín tầng mây. Quái đản thật ! Cụ làm vĩ nhân của Công giáo, nhất là Công giáo Việt Nam, thì đúng quá rồi, nhưng họ còn muốn Cụ làm vĩ nhân của cả dân tộc Việt Nam và cả nhân loại nữa thì Cụ có chịu không ?!
Tôi bèn kết hợp người "nâng", cách "nâng", và đối tượng được "nâng" lại với nhau trong một phương trình, và giật mình tìm ra được đáp án cho hiện tượng quái đản nói trên: Cứ người Công giáo làm thì Công giáo Việt Nam phải nhắm mắt mà khen. Bất chấp chuyện làm có xấu mấy chăng nữa ! Họ không lý đến sự thật, và cũng chẳng cần đắn đo xem có xúc phạm đến dân tộc hay không. Tình cảm tôn giáo của người Công giáo Việt Nam mạnh hơn liên đới của họ với đất nước Việt Nam, và áp đảo hẵn một chút lương thiện trí thức nào đó còn sót lại của tinh thần đại học mà họ đã tiếp thu. Họ chỉ có một tiêu chuẩn để đánh giá: Có lợi hay có hại cho Công giáo ? Cho nên, để có lợi cho Công giáo, họ đã lạy Trần Lục thì làm sao mà thờ Đinh Công Tráng và Phan Đình Phùng được, vì có điều nầy thì không thể có điều kia !
Đáp án nầy không chỉ giải thích riêng "vụ" Trần Lục, mà còn làm sáng tỏ thêm ứng xử văn hóa và đánh giá lịch sử (lúc đầu có vẽ khó hiểu) của họ qua những trường hợp rõ ràng không chối cải được khi họ chạy tội cho những đồng đạo Pétrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Bá Tòng, Lê Hữu Từ, Nguyễn Trường Tộ, Alexandre de Rhodes, … hay khi họ phản ứng hằn học với các phong trào yêu nước chống xâm lăng của Văn Thân, Cần Vương, và các vua chúa triều Nguyễn. Điều thê thảm và bất hạnh cho chính họ (và một phần rất nhỏ cho dân tộc Việt Nam) là ứng xử tâm lý đó đã trở thành vận động có tính quy luật trong tâm thức tôn giáo của người Công giáo Việt Nam. Họ muốn thành thật cưỡng chống cũng không được! Ta muốn hết sức giúp họ giải hoặc thì bị họ xem như kẻ thù !
Hãy lấy vụ ông Ngô Đình Diệm như một trường hợp cụ thể và điển hình để khảo sát: "Chuyện" chỉ mới xảy ra chưa đến 40 năm, tài liệu khả tín và nhân chứng sống còn đó, đầy đủ và rõ ràng. Chỉ riêng ở Pháp (là quốc gia dính dự ít đến biến cố nầy), tài liệu gốc và tác phẩm Sử có đăng ký tại Thư viện trong vùng Paris mà thôi cũng đã gần 200 tài liệu. Từ mười năm nay tôi đã để tâm đọc hết và thấy tuyệt đại đa số đều đi đến một kết luận rằng đó là một chế độ thất bại về mặt quản trị quốc gia và tồi tệ về mặt đạo đức luân lý, chỉ trừ một số rất ít sách tìm cách chống đỡ, bào chữa, lại còn vinh danh chế độ nầy ! Tác giả số sách rất ít đó, dĩ nhiên, là Linh mục và giáo dân (Pháp và Việt). Vì ông Diệm là Công giáo, nên Linh mục và giáo dân (và chỉ họ mà thôi) cứ bò dài ra mà tung hô. Rất đơn giản !
Ở Mỹ, thì sự tương phản đó còn đậm nét hơn. Cho nên tôi vẫn thắc mắc tự hỏi không biết các "bộ óc chiến lược" của người Công giáo ở đâu mà không thấy rằng càng ngụy biện bào chữa thì tội bán nước của Giáo hội càng bị phát hiện nhiều thêm, càng tô son trét phấn cho cái gọi là "tinh thần Ngô Đình Diệm" thì chân tướng phi dân tộc của tinh thần đó càng bị phát lộ. Và kéo theo nó, như vụ Trần Lục, những phản bác giúp cả nước thấy rõ thêm lịch sử hình thành đen tối của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Đúng là cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng !
Do đó mà câu hỏi vẫn còn nguyên vẹn, và câu trả lời vẫn là có cái gì không ổn trong tư duy và tình cảm của người Công giáo Việt Nam. Tại sao chỉ người Công giáo lại có loại ứng xử quái đản rất đậm nét, đều khắp và có tính quy luật như thế ? Và tại sao khi thêm thuộc tính "Việt Nam" vào đặc tính "Công giáo"của họ, thì cường độ đậm nét, đều khắp và có tính quy luật nầy lại gia tăng lên gấp bội ?
Vì vậy mà những nóc nhà thờ bắt chước một cách thô kệch dáng uốn cong của kiến trúc mái chùa, những buổi lễ đạo có áo thụng xanh khăn chít đỏ màu mè cho ra vẽ dân tộc … mà người Công giáo Việt Nam bày đặt dàn dựng, thực chất chỉ là lớp phấn son kệch cởm nhằm tự dối mình và đánh lừa người. Tại vì bên dưới dáng mái cong và bên trong lớp áo thụng đó mà vẫn còn giới chức sắc và lớp trí thức lạy thờ và vinh danh những loại Việt gian như Trần Lục, thì căn tính nô lệ ngoại bang và truyền thống theo đạo bán nước của Giáo Hội làm sao gột bỏ được.
Con đường trở về với dân tộc thật là dễ dàng mà cũng thật lắm chông gai ! Dễ vì trẽ mục đồng lên năm ê a mấy câu hát ca dao của thôn dã Việt Nam cũng làm được, nhưng khó vì đã đội năm ba cái mũ Hồng Y của Vatican, mang trong người hai ba cái bằng thần học Tây phương, thì muôn đời cũng không mở mắt được.
Cho nên Bác Hãn ơi, hiểu Sử đã thật là khó. Nhưng ứng xử theo những gì mình đã học, thì đối với một số người Việt Nam mất gốc xa nguồn lại có truyền thống làm tay sai cho giặc, thật không phải dễ thưa Bác.

N.N.Q.
Paris 11-1999

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét