Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

THIÊN CHÚA LÀ “TÌNH YÊU” !

Trần Chung Ngọc

Thật là khó hiểu, “Tình yêu” là “Tình Yêu”, tại sao người ta cứ phải khoác lên “Tình Yêu” một cái gì vô hình, không ai biết, không ai hiểu. Trong cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng” (Crossing The Threshold of Hope), GH John Paul II đã đưa ra điều như sau: "Chúa Ki-Tô là bí tích của Thiên Chúa vô hình", “Giáo Hoàng là một bí nhiệm" và khẳng định: "Điều mặc khải này dứt khoát, con người chỉ còn có thể hoặc chấp nhận, hoặc chối bỏ." Tín đồ phải chấp nhận là chuyện dễ hiểu, vì đầu óc của họ không còn là của họ, nhưng người ngoại đạo chối bỏ là chuyện dĩ nhiên của những người có đầu óc, không thể tin được những gì mà Giáo hội bí đặc không giải thích được nên gọi chúng là “bí tích”, “bí nhiệm”. Ki Tô Giáo thường quảng cáo cho một thuộc tính không hề có, tình yêu, của Thiên Chúa vô hình của họ, trong khi những thuộc tính có thật được viết rõ ràng nhất trong cuốn Kinh Thánh thì họ lại không bao giờ nhắc tới.

Thật vậy, trong cuốn “The God Delusion”, ấn bản 2008, Richard Dawkins đã đưa ra tới 16 nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo rất đáng để chúng ta nghiên cứu để tìm hiểu sự thật. Mở đầu Chương 2, trang 51, về “Giả Thuyết Về Thiên Chúa” [The God Hypothesis], tác giả Richard Dawkins viết:



Không cần phải bàn cãi gì nữa, Thiên Chúa trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt,bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, cóbệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng[megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.

[The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.]

Richard Dawkins viết không sai. Chúng ta chỉ cần mở cuốn Cựu Ước ra đọc thì sẽ thấy tất cả những điều Dawkins viết ở trên đều nằm trong đó. Tôi đã chứng minh những nhận định của Richard Dawkins là hoàn toàn đúng bằng cách dẫn chứng từ chính những gì viết trong cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo: http://giaodiemonline.com/2009/03/god.htm.

Chính sách truyền đạo của Ki Tô Giáo là nói lên những điều vô căn cứ hoặc viện dẫn những câu chọn lọc trong cuốn Kinh Thánh rồi tùy tiện diễn giải chúng ngoài ngữ cảnh, bỏ qua những điều không thể giảng được, người Mỹ gọi là “Chỉ kể những cái trúng, bỏ qua những cái trật” (Counting the hits, ignoring the misses), dù rằng những cái trật nhiều gấp bội cái trúng. Và đám tín đồ ở dưới cũng chẳng biết gì hơn ngoài những cái trúng đã được nhồi nhét vào đầu óc họ, cho nên họ thường nhắc lại chúng như những con vẹt. Chúng ta thường nghe những câu tín đồ Ki Tô Giáo ca tụng Thiên Chúa của họ trong Thánh Kinh như: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian”, “Thiên Chúa là tình yêu”, hoặc “Giê-su yêu bạn”… nhưng đó chỉ là những lời huênh hoang trống rỗng vì họ chẳng bao giờ nói rõ cho chúng ta biết Thiên Chúa là cái gì, Tình Yêu hay Tình Thương của Thiên Chúa đó là như thế nào, hoặc Giê-su yêu chúng ta như thế nào, và ai cần đến cái thứ tình yêu đó?

Đọc cuốn Kinh Thánh của Ki Tô Giáo chúng ta không hề thấy tình yêu của Thiên Chúa ở chỗ nào, và với Tân Ước thì quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là một cái bánh vẽ trên trời (A-pie-in-the-sky) mà họ gọi là “Tin Mừng Phúc Âm” cho một thiểu số ít đầu óc, đồng thời cũng là “Tin Dữ Phúc Âm” cho đa số có đầu óc..

Thí dụ, thời buổi này mà trong bài phê bình GM Nguyễn Văn Khảm, Bác sĩ con chiên Nguyễn Tiến Cảnh vẫn viết lên những lời mê sảng:

Chúa Giêsu giáng trần làm người phàm như chúng ta là để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi, để có ngày cánh chung tốt cho mọi người. Ngài lấy tình yêu thương làm căn bản của đạo… Hai chữ TÌNH YÊU được chính Chúa thể hiện qua cái chết của ngài trên thập giá. “Yêu cho đến chết”. Một quá trình giảng huấn của Chúa Giêsu trong 30 năm trời [sic] chỉ tóm gọn lại hai chữ Yêu Thương. Ngài lấy tình yêu thương làm căn bản của đạo… Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói quá sâu sắc và ý nghĩa về hai chữ Tình Yêu rồi tưởng Gm Khảm cũng đã biết.

Mê sảng vì huyền thoại cứu chuộc tội lỗi của nhân loại nay đã trở thành một chuyện tiếu lâm, vì chính Tòa Thánh đã bác bỏ. Giáo hoàng John Paul II và Benedict XVI đều đã phải công nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người, và phủ nhận sự hiện hữu của thiên đường và hỏa ngục, vậy thì Giê-su giáng trần để chuộc cái tội gì của nhân loại?

Chuộc có nghĩa là chuộc cái tội đã xẩy ra chứ những tội của các Giáo hoàng giết người, loạn luân, hay là tội của trên 5000 linh mục can tội loạn dâm, hay là tội của Jeffrey Dahmer, hay là tội phản quốc của các con chiên v…v… thì làm sao có thể chuộc, vì tất cả đều xảy ra sau khi Giê-su đã chết. Mặt khác đâu chỉ có mình Ngài chết trên thập giá, Ngài chết trên thập giá cũng như hai tên ăn trộm bên cạnh chết trên thập giá như Ngài, và trước Ngài cũng như sau Ngài, có cả hàng ngàn người cũng chết trên thập giá, một cách hành hình dã man nhất của La Mã khi xưa. Cho nên, viết lên những câu ngớ ngẩn, vô nghĩa như vậy mà cũng viết lên được thì quả là tài!

Chấp nhận thuyết Big Bang, thuyết tiến hóa, chấp nhận con người không phải là do Thượng đế tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, thú nhận không làm gì có thiên đường (một cái bánh vẽ trên trời để dụ những người đầu óc mê mẩn, yếu kém), và hỏa ngục (một nơi để hù dọa những người yếu bóng vía hoặc không tin Chúa), Giáo hoàng đã chính thức bác bỏ thuyết “sáng tạo” của Ki Tô Giáo, phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thượng đế tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông. Do đó, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa đối với đám dân thấp kém ít có đầu óc ở dưới, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực.

Thật vậy, sự kiện là, Giáo hoàng đã bác bỏ đức tin quan trọng nhất trong Ki-tô giáo: Quyền năng “cứu chuộc”, “cứu rỗi” , “luận phạt” của Giê-su, và cũng bác bỏ sự hiện hữu của một thiên đường, do đó hi vọng của các tín đồ Ki-tô về một cuộc sống đời đời trên thiên đường cùng Giê-su chẳng qua chỉ là một ảo vọng, bắt nguồn từ một sự mù lòa tin bướng tin càn, và ngày cánh chung của Ki Tô Giáo thực chất chỉ là lông rùa, sừng thỏ. Trước những sự kiện bất khả phủ bác như trên mà con người vẫn còn tin vào những điều không thể tin được thì đầu óc họ quả nhiên có vấn đề.

Vậy mà ông bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh cùng vô số tín đồ Công giáo Việt Nam vẫn mê mẩn về một ngày cánh chung của Công giáo. Đặc biệt là, đến ngày cánh chung, [đáng lẽ đã phải xẩy ra cách đây gần 2000 năm rồi theo như những lời hứa hẹn chắc nịch của Giê-su trong Tân Ước, ông bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh không đọc Tân Ước nên không biết điều này] nếu có, thì nếu chúng ta đọc kỹ Tân Ước, chúng ta có thể mường tượng được Giê-su sẽ nói như sau đối với giáo dân Việt Nam:

Matthew 7: 21-23: “Không phải người nào gọi Ta là Chúa cũng được vào nước trời... Trong ngày phán xét sẽ có nhiều người kêu nài: “Thưa Chúa, chúng tôi đã giới thiệu Chúa cho nhiều người, đã dùng danh Chúa để đuổi quỷ và làm nhiều phép lạ(như một LM ở Úc làm cho tượng ĐM Mary chảy dầu). Nhưng ta sẽ đáp: “Ta không hề biết các ngươi! Hãy cút đi cho khuất mắt ta, vì các ngươi chỉ làm việc gian ác” Các ngươi không phải là người Do Thái. Ta sinh ra chỉ để cứu người Do Thái mà thôi.. Cha ta không biết, mẹ ta không biết, và ta cũng không biết cái giống người Việt Nam là giống nào.”

Chứng minh?

Matthew 15: 24: Chúa Giê-su phán: “Ta được phái xuống đây chỉ để cứu những con chiên lạc Do Thái mà thôi.” [I was not sent except to the lost sheep of the house of Israel]

Matthew 1: 21: Lời thiên sứ nói với Joseph trong giấc mộng: “Và bà ta (Mary) sẽ sinh ra một đức con trai, ngươi sẽ đặt tên nó là Giê-su, vì nó sẽ cứu dân của nó [dân Do Thái] ra khỏi tội lỗi [And she will bring forth a Son, you shall call His name Jesus, for He will save His people from sins]

Luke 1: 32-33: Thiên sứ nói với Mary: Và Thiên Chúa sẽ cho hắn (Giê-su) ngai của cha hắn là David. Và Hắn sẽ trị vì ngôi nhà của Jacob mãi mãi và vương quốc của hắn sẽ tồn tại mãi mãi. [And the Lord God will give Him the throne of His father david. And He will reign over the house of Jacob forever, and of His kingdom there will be no end]

Matthew 10: 5-7, Giê-su bảo các tông đồ: “Không được đi đến nơi nào có dân Gentiles, và không được vào thành phố nào của dân Samaritan, mà chỉ được đi đến những con dân Do Thái bị lạc. Trong khi đi hãy rao truyền tin Nước Trời đã gần đến rồi.”

Matthew 19: 28: Ta quả quyết với các con: Đến lúc ta ngồi trên ngai vinh quang trên nước Trời , các con là môn đệ ta cũng sẽ ngồi trên 12 ngai để xét xử 12 bộ lạc Do Thái.

Luke 22: 30: Các con sẽ được ăn uống chung bàn với Ta trong Vương Quốc của Ta, và ngồi trên ngai xét xử 12 bộ lạc Do Thái.

Matthew 10: 23:Giê-su hứa hẹn: “Ta bảo đảm với các ngươi, các ngươi chưa đi hết các thành phố của Do Thái thì Con của Người (nghĩa là Ta: Giê-su) đã đến rồi”. [Nghĩa là Giê-su đã trở lại trần gian rồi “Second coming”]

Người đã đến, qua đường sinh nở bình thường của bà mẹ Mary, với sắc tố Y trong tinh khí của đàn ông hợp với sắc tố X của đàn bà để có thể sinh ra con trai [Xin đọc Nữ giáo sư thần học Ca-tô Uta Ranke-Heinemann trong “Putting Away Childish Things”], đã chết và táng xác năm 33 tuổi, và sẽ không bao giờ trở lại. Bằng chứng là trong 2000 năm nay không ai thấy ngài ở đâu, dù là ở trên đầu cây soan, ở Bến Hải hay Cà Mâu... đều không thấy. Thật ra ngài, với cái khố trên người, đã hiện diện ở khắp nơi, trên những cây thập giá trong các nhà thờ ở Việt Nam xây dựng trên đất ăn cướp của nhà Chùa, để cho các tín đồ suýt soa quỳ lậy, khấn vái, cầu nguyện, xin xỏ nhưng ngài vẫn chủ trương “im lặng là vàng”, vì như trên đã chứng minh, cha mẹ ngài và chính ngài chưa từng nghe đến hai chữ “Việt Nam”, và theo như Tân Ước, thì dù ngài có nghe biết nhưng ngài cũng ghét dân Việt Nam như đào đất đổ đi, vì ngài cực ghét những dân không phải là dân Do Thái..

Người Công giáo thường cho cái bánh vẽ trên trời là “Tin Mừng Phúc Âm”. Nhưng Giáo sư David Voas, trong “Cuốn Thánh Kinh Mang đến Tin Dữ: Cuốn Tân Ước” (The Bad News Bible: The New Testament), lại nhận định là rất có thể Giê-su trong Tân Ước chỉ mang đến Tin Xấu, Tin Dữ. Tại sao lại có hai quan điểm đối ngược nhau như vậy. Vì nhận định của Giáo sư David Voas là kết quả nghiên cứu của ông ta sau khi đọc kỹ cuốn Tân ước. Còn về phía Công giáo thì Giáo hội Công giáo tuyên truyền và các con chiên bị giáo hội nắm giữ 3/4 đầu óc, còn lại 1/4 để chỉ có thể nhắc lại như những con vẹt: “Thiên Chúa là Tình Yêu, Cuộc sống đời đời sau khi chết là Tin Mừng”. Họ không đọc Thánh Kinh, Cựu Ước cũng như Tân Ước nên không biết sự thật về Thiên Chúa của họ là như thế nào. Chúa Cha trong Cựu Ước thì chủ trương chỉ có mình ta là Thần, không ai được thờ bất cứ thần nào khác, và phải hủy diệt người cũng như vật của những người không thờ ông ta mà lại đi thờ các Thần khác. Chúa Con trong Tân Ước thì thậm ghét những người không phải là Do Thái, và chủ trương đầy những người không tin ông ta xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng của ông ta thiêu đốt. Tất cả những giáo lý ác ôn côn đồ đó ngày nay đã không còn giá trị trong thế giới văn minh tiến bộ. Bài viết này có thể coi như là một bài học giáo khoa cho những tín đồ Công giáo vẫn mê sảng về cái gọi là “Thiên Chúa Là Tình Yêu” .

Mặt khác, tình yêu thể hiện dưới muôn hình vạn trạng, nó có thể là tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, tình yêu của các linh mục đối với các trẻ em phụ tế, thể hiện trong những hành động ấu dâm, hoặc đối với những nữ tu trên 27 quốc gia, thể hiện trong hành động hiếp dâm, tình yêu giữa Công Giáo và Tin Lành cùng thờ một Chúa, tình yêu giữa Do Thái giáo và Hồi giáo cũng cùng thờ một Chúa v….v…. cho nên chúng ta không thể nào biết tình yêu nào là tình yêu của Thiên Chúa. Giáo hoàng là đại diện của Chúa trên trần nên các ngài hiểu rõ Tình Yêu của Thiên Chúa hơn ai hết. Khi các ngài nói “Thiên Chúa Là Tình Yêu” thì chỉ có trên đầu môi chót lưỡi, chứ trong thực tế thì vì tình yêu này mà Giáo hội Công giáo đã gây nên 7 núi tội ác đối với nhân loại, cũng vì tình yêu này mà GH John Paul II đã gọi những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là “những con chó sói đói mồi”, và cũng vì tình yêu này mà GH Benedict XVI, khi còn là Hồng y Ratzinger đã phán một câu rất mất dạy về Phật Giáo, và ngày nay, trước sự phát triển của Phật Giáo trên thế giới mà không cần dùng đến bất cứ thủ đoạn gian manh nào, ngài đã hoảng sợ cho Phật Giáo là kẻ thù chính của Ki Tô Giáo.

Trước hết, bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh ca tụng “Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói quá sâu sắc và ý nghĩa về hai chữ Tình Yêu”, vậy chúng ta hãy đọc một đoạn trong Thông Điệp của Benedict XVI.

Trước sự suy thoái không phương cứu vãn của Công giáo ở trên thế giới, nhất là ở Âu Châu, cái nôi của Công Giáo trước đây, mà GH Benedict XVI đã nhiều lần than vãn, thỉnh thoảng Tòa Thánh lại tung ra một văn kiện nhắc lại những điều mê tín trong Công giáo, để tiếp tục mê hoặc giữ tín đồ. Nào là Tông Huấn Á Châu, nào là Dominus Jesus, nào là Spe Salvi, tất cả đều nói lên sự hoảng sợ của Công giáo, nên cố vớt vát được chừng nào hay chừng ấy. Cũng trong chiều hướng này, năm 2005 Giáo hoàng Benedict XVI đã tung ra Thông Điệp Deus Caritas Est[God is Love , Gót là Tình Yêu] để quảng cáo một điều không hề có. Chúng ta hãy đọc đoạn mở đầu Thông Điệp:


“Gót là tình yêu, và người nào ở trong tình yêu thì ở trong Gót và Gót ở trong họ (1 Jn 4:16). Những lời này từ Thư thứ nhất của John biểu thị thật rõ ràng tâm điểm của đức tin Ki-tô Giáo: hình ảnh Gót của Ki Tô Giáo và cũng là hình ảnh của con người và số phận của con người. Trong cùng câu đó, thánh John cũng đưa ra tóm tắt về đời sống Ki-tô: “Chúng ta đã biết tin vào tình yêu của Gót dành cho chúng ta”

Chúng ta đã biết tin vào tình yêu của Gót: trong những lời này người Ki-tô có thể nói lên quyết định căn bản cho cuộc sống của mình. “Là người Ki-tô không phải là một sự chọn lựa đạo đức hay là một ý tưởng cao quý, mà là bất ngờ gặp một biến cố, một con người, cho đời sống của ta một chân trời mới và một hướng đi quyết định. Phúc âm của thánh John mô tả biến cố đó trong những lời như sau: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.” (John 3: 16). Nhận biết trung tâm của tình yêu, đức tin Ki-tô đã giữ được cốt tủy của đức tin Israel, cùng lúc cho đức tin này một sự sâu rộng mới. Người Do Thái sùng tín những lời trong sách Phục Truyền (Deuteronomy) nói lên điểm chủ yếu của sự hiện hữu của mình: Israel, Hãy nghe: Gót, chúa của chúng ta là một chúa, và các ngươi phải yêu chúa của các ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức (Phục Truyền 6: 4-5). Giê-su đã kết lại thành một giới luật luật về tình yêu đối với Gót và tình yêu đối với người hàng xóm lân cận trong sách Lê-vi, “Hãy yêu thương người lân cận như chính mình” (Lê-vi 19: 18; Mác-cô 12: 30-31) Vì khởi đầu Gót yêu chúng ta (1 John 4: 10), tình yêu không chỉ là một luật; đó là sự đáp ứng về món quà yêu thương mà từ đó kéo chúng ta đến gần Gót.

“God is love, and he who abides in love abides in God, and God abides in him” (1 Jn 4:16). These words from the First Letter of John express with remarkable clarity the heart of the Christian faith: the Christian image of God and the resulting image of mankind and its destiny. In the same verse, Saint John also offers a kind of summary of the Christian life: “We have come to know and to believe in the love God has for us”.

We have come to believe in God's love: in these words the Christian can express the fundamental decision of his life. Being Christian is not the result of an ethical choice or a lofty idea, but the encounter with an event, a person, which gives life a new horizon and a decisive direction. Saint John's Gospel describes that event in these words: “God so loved the world that he gave his only Son, that whoever believes in him should ... have eternal life” (3:16). In acknowledging the centrality of love, Christian faith has retained the core of Israel's faith, while at the same time giving it new depth and breadth. The pious Jew prayed daily the words of theBook of Deuteronomy which expressed the heart of his existence: “Hear, O Israel: the Lord our God is one Lord, and you shall love the Lord your God with all your heart, and with all your soul and with all your might” (6:4-5). Jesus united into a single precept this commandment of love for God and the commandment of love for neighbour found in the Book of Leviticus: “You shall love your neighbour as yourself” (19:18; cf.Mk 12:29-31). Since God has first loved us (cf. 1 Jn4:10), love is now no longer a mere “command”; it is the response to the gift of love with which God draws near to us.

Chúng ta thấy, Giáo hoàng quả là một “đức thánh bịp”. Ông ta biết rằng các con chiên của ông ta không hề đọc Thánh Kinh, không hề biết là trong Book of Deuteronomy cũng như trongBook of Leviticus còn có những đoạn mô tả Thiên Chúa của ông ta rất ác độc mà tôi sẽ trích dẫn trong một phần sau:Deutoronomy 13:15; 28: 27, 53; Leviticus 26:28-29. Ông ta cũng biết rằng các con chiên của ông ta không được biết đến lịch sử đẫm máu của Ki Tô Giáo, nhất là Công giáo, nên ông ta muốn nói nhăng nói cuội hay diễn giải Thánh Kinh ra sao các con chiên của ông ta cũng phải nhắm mắt mà tin, không có quyền thắc mắc hay đặt nghi vấn với bề trên. Thời buổi này mà ông còn mang câu John 3: 16 ra để bịp con chiên. Tôi đã chứng minh là câu John 3: 16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”, và câu tiếp theo, John 3: 18: “Người nào không tin vào Giê-su thì đã bị đầy đọa rồi, vì người đó không tin vào đứa con duy nhất của Thượng đế”, là những câu vô nghĩa và bậy bạ nhất trong Tân Ước vì những câu này chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giê-su mà thôi. Lẽ dĩ nhiên chỉ có những người sinh sau Giê-su mới có thể biết đến Giê-su và tin Giê-su để không bị luận phạt và có cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên sau khi chết. Như được viết rõ trong Tân Ước, ngay cả bố mẹ Giê-su là Joseph và Maria, cùng các em trai em gái Giê-su và nhiều người cùng thời cũng không tin Giê-su là con của Gót và vai trò cứu thế của ông ta, trái lại còn cho là Giê-su đầu óc bất bình thường (out of his mind), cho nên chắc chắn là họ đều bị Giê-su luận phạt và đày đọa xuống hỏa ngục vĩnh viễn? Lịch sử loài người đâu chỉ bắt đầu từ khi Giê-su 30 tuổi. Ấy thế mà vẫn có vô số người tin vào những cái câu nhảm nhí này, và điều lạ là giới chăn chiên vẫn luôn luông mang câu này ra để dụ khị con chiên đầu óc thuộc loại cả tin, nên cứ tin bướng tin càn mà chẳng hiểu gì cả.

Điều hiển nhiên là, trước khi Giê-su sinh ra đời thì nhân loại đã trải qua bao nhiêu thế hệ trong nhiều ngàn năm, trong đó có các thế hệ của tổ tiên, ông bà Giê-su. Ai biết đến Giê-su? Ai tin Giê-su? Vậy tất cả cũng đều bị Giê-su luận phạt hay sao? Trước năm 1533, người Việt Nam không ai nghe và biết đến tên Giê-su, hiển nhiên không ai có thể tin Giê-su, vậy tất cả dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm trước năm 1533 cũng bị luận phạt hay sao? Nhưng cái điều ác ôn trong giáo lý tào lao này là, chỉ vì người ta không tin mình mà luận phạt người ta và đầy đọa người ta xuống hỏa ngục. Có cái gì có thể vô lý và càn rỡ hơn không?

Chẳng vậy mà ngày nay chẳng còn mấy người có đầu óc còn vì cái bánh vẽ trên trời hay sợ bị luận phạt mà tin vào Giê-su. Những người Công giáo Việt Nam có nghĩ đến các điều hoàn toàn vô nghĩa như trên hay không? Cái tín điều phi thực tế, phi nhân tính, phi lôgic như vậy mà giáo hoàng vẫn nêu lên được trong thời đại này thì chúng ta thấy rõ, Công giáo không quan tâm đến sự mở mang hiểu biết của tín đồ, mà cố duy trì họ trong cảnh mê tín ngu muội. Điều đáng nói hơn nữa là các tín đồ vẫn còn tin theo cái tín lý quái gở đó với một tâm cảnh vô cùng ích kỷ, chỉ nghĩ đến đời sống đời đời sau khi chết của riêng mình, mà không hề nghĩ đến bản chất ác độc, phi lý, phản khoa học, hoang đường, bất khả áp dụng, của cái gọi là ngày “Cánh Chung” của Công giáo: Chúa Giê-su phán xét kẻ sống người chết trong ngày tận thế. Không những chỉ ích kỷ mà họ còn để lộ một tinh thần yếu kém, sợ sệt thần linh trong thời đại tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay mà quan niệm thần linh khi xưa đã không còn chỗ đứng.

Trong thời đại mà các thần bình vôi, thần cây đa, thần hà bá v..v.. đã không còn ý nghĩa, tại sao họ vẫn còn có thể tin vào một “Thiên Chúa” của người Do Thái cách đây 2000 năm mà bản chất cũng không khác gì những “Thần” trong dân gian trên khắp thế giới, nếu không muốn nói là chiếm giải quán quân về tâm địa độc ác. Thần bình vôi, thần cây đa v…v… chưa từng đe dọa ai, chưa từng làm hại ai, xét ra còn đạo đức hơn gấp trăm, gấp ngàn lần Thiên Chúa tào lao của Ki Tô Giáo. Do đó, nhân danh chính Thiên Chúa, những người có đầu óc đã chối bỏ Thiên Chúa.


Ảnh chỉ có tính minh họa,
lấy từ mạng toàn cầu.

Nhưng ít ra Giáo hoàng đã thú nhận và cho chúng ta biết rõ một sự thật, đó là: “Là người Ki-tô không phải là một sự chọn lựa đạo đức hay là một ý tưởng cao quý”, tất cả chỉ là đến với Gót và tin vào Giê-su. Nhưng bảo rằng, người Ki-tôbất ngờ gặp một biến cố, một con người, cho đời sống của ta một chân trời mới và một hướng đi quyết định,hàm ý biến cố bất ngờ đó là biết đến Giê-su, là bịp. Vì tuyệt đại đa số người Ki-tô là do truyền thống, cha truyền con nối, mới sinh ra đã được mang đi rửa cái tội không hề có, rồi thường xuyên bị cha nhà thờ và bố mẹ nhồi sọ từ nhỏ, chứ không phải là những người đã trưởng thành, có đầu óc, hiểu biết. Chân trời mới của người Ki-tô là viễn tượng về một cái bánh vẽ trên trời: cuộc sống đời đời trên thiên đường sau khi chết. Và hướng đi quyết định của người Ki-tô là cúi đầu trong vâng phục để hi vọng được hưởng cái bánh vẽ trên. Vì “Là người Ki-tô không phải là một sự chọn lựa đạo đức hay là một ý tưởng cao quý” cho nên, khi các tín đồ Công giáo khoe rằng, Công giáo là một tôn giáo “thánh Thiện” thì chỉ là nói tầm phào, vì cốt tủy của Công giáo không phải là vấn đề đạo đức hay vì một ý tưởng cao quý nào, và lịch sử ô nhục đẫm máu của Công Giáo đã chứng tỏ là con người một khi biết đến Thiên Chúa thì trở thành những con người cuồng tín tôn giáo, có thể làm bất cứ điều ác nào vì niềm tin của mình.

Trong cuốn “Chứng Nhân Hi Vọng”, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận cũng đã viết: “Chúng ta không được lựa chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi (sic) của Chúa.”

Đọc đoạn mở đầu trên và đọc toàn thông điệp của Giáo hoàng trong đó ngài nói rất nhiều về Gót, nhưng cuối cùng tôi vẫn không có một ý niệm rõ ràng nào về Gót. Giáo hoàng viết: “Tình yêu của Gót cho chúng ta là căn bản cho đời sống của chúng ta, và nó nêu lên những câu hỏi quan trọng về Gót là ai và chúng ta là ai” [God's love for us is fundamental for our lives, and it raises important questions about who God is and who we are.] Chúng ta thì đã biết rõ chúng ta là ai, là con người, không phải là con chiên, sinh ra bởi đâu, ở đâu, bao giờ và đang sống như thế nào. Nhưng trong suốt 26 trang Giáo hoàng không cho chúng ta biết Gót là cái gì, đực hay cái, hay không đực không cái và tình yêu của Gót cho chúng ta là tình yêu như thế nào. Giáo hoàng mê sảng nói rằng “hình ảnh Gót cũng là hình ảnh của con người”, vậy thì chúng ta cứ tạm tin như vậy. Nhưng vấn đề là, Gót là “Thiên Chúa vô hình” theo GH John Paul II, vậy thì chúng ta chỉ có thể đoán mò về hình ảnh của Gót. Giáo hoàng không làm gì hơn là nhắc lại một điều viết trong Cựu Ước nhưng Ngài không thấy cái sự nhảm nhí trong điều đó.

Thật vậy, chúng ta hãy đọc Cựu Ước về huyền thoại Gót tạo ra con người. Gót nói, Sáng Thế 1: 26, 27: “Chúng Ta hãy làm nên người theo hình ảnh của Chúng Ta… Rồi Gót tạo nên người theo hình ảnh của Gót; theo hình ảnh của Gót ông ta tạo nên người; ông ấy tạo nên đàn ông và đàn bà” [Then God said: “Let Us make man in Our image, according to Our likeliness… So God created man in His Own image; in the image of God He created him; male and female He created them.] Đọc đoạn trên tôi thấy hơi khó hiểu. Mới đầu Gót nói hãy tạo ra người theo hình ảnh của Chúng Ta, nghĩa là khi Gót nói thì có nhiều Gót khác, không biết là bao nhiêu, đứng bên. Nhưng rồi trong số đó chỉ có một Gót dành quyền để ông ấy một mình tạo ra người. Nhưng rồi đến Sáng Thế 3: 22 chúng ta lại đọc được: “Rồi Gót nói: “Này ! con người đã trở thành giống như một trong Chúng Ta, biết được thiện và ác” (New King James Version: Genesis 3: 22: Then the Lord God said, “Behold, the man has become like one of Us, to know good and evil”) Vậy thì khi Giáo hoàng nói: Gót là Tình Yêu thì Ngài muốn nói đến Gót nào vì rõ ràng là Thánh Kinh viết có nhiều Gót.

Đối với các tín đồ Công giáo Việt Nam thì khi Giáo hoàng nói gì họ chỉ việc nghe và có dịp thì nhắc lại. Nhưng đối với những người có đôi chút đầu óc thì thắc mắc là một quyền của con người. Vì Thánh Kinh viết mù mờ như vậy nên Giáo hội Công giáo đưa ra 23 thuộc tính cho một Gót tưởng tượng của họ, trong đó có ba thuộc tính đặc biệt: “vô hình” (invisible), “không thể mô tả được “ (ineffable), và “không ai hiểu được” (incomprehensible).



Ảnh minh họa sự khác nhau giữa các màu da (http://anthro.palomar.edu/adapt/adapt_4.htm)

Ừ thì cứ cho là một trong các Gót đó đã tạo ra con người theo hình ảnh của Gót đó. Nhưng hình ảnh đó là hình ảnh như thế nào. Trên thế gian này có nhiều sắc dân khác nhau, da màu khác nhau, và hình thái khác nhau. Con người trên thế gian có thiên hình vạn trạng, vậy hình ảnh của Gót là hình ảnh nào trên con người? Hình ảnh của một em bé hồng hào bụ bẫm hay hình ảnh của một quái thai. Hình ảnh của một dân cà răng căng tai, suốt đời chỉ có một cái khố trên người, đi chân đất, hay hình ảnh của một giáo hoàng mặc quần áo lụa tía, đội mũ ba tầng, ngồi trong popemobile khuyên các con chiên “đừng sợ”... ad infinitum. Nhưng có lẽ nhận định của Robert Anton Wilson, Triết Gia Mỹ, có lẽ là đúng nhất:

Kinh Thánh bảo chúng ta là giống như Gót, và rồi từ trang này đến trang khác, mô tả Gót như là một tên giết người hàng loạt. Đây có thể là cái chìa khóa quan trọng duy nhất cho thái độ chính trị của nền văn minh Tây phương.

(The Bible tells us to be like God, and then on page after page it describes God as a mass murderer. This may be the single most important key to the political behavior of Western civilization).

Thật vậy, trên trang nhà:http://dwindlinginunbelief.blogspot.com/2009/01/who-has-killed-more-satan-or-god.html dưới đầu đề “Ai giết nhiều hơn, Thiên Chúa hay Satan?” (Who has killed more, Satan or God?) Steve Wells đã đếm trong Kinh Thánh và:

Kết quả thật là bất ngờ, con số mà ông ta đếm được là, Thiên Chúa giết tất cả là 2,301,417 (2 triệu 300 lẻ 1 ngàn và 417 người) trong khi Satan chỉ giết có 10 người và được Thiên Chúa chấp thuận trong một cuộc thách thức với Satan trong vụ gia đình ông Job. Sau đó ông ta còn lập một bảng ước tính (estimate) các vụ giết người của Thiên Chúa hay theo lệnh của Thiên Chúa và con số ước tính là Thiên Chúa giết tất cả khoảng 33 triệu người (33 million).

Steve Wells mới xuất bản tác phẩm “Say Sưa Với Máu” (Drunk With Blood) trong đó tác giả liệt kê rất nhiều hành động của Thiên Chúa để chứng tỏ “Tình Yêu Của Thiên Chúa” đối với loài người và súc vật, nhưng không bao giờ được giảng trong nhà thờ. Quý vị có Kindle Fire của Amazon có thể mua và tải vào máy của quý vị. Có người Việt Nam nào trông giống ông Gót này không?


Gót

Ở các xứ Tự Do, có nhiều kẻ cho rằng mình muốn viết cái gì lên cũng được, cho nên có kẻ ngu xuẩn đến độ viết lên một câu mà không hiểu mình viết cái gì. Thí dụ chúng ta hãy đọc một câu văn không thành văn, ý không ra ý, của Vũ Linh Châu:

Trong thời gian gần đây, nhiều lần tôi đã phát biểu phải chăng vì không phân biệt được sự khác biệt giữa hai danh từ “Công Giáo Việt Nam ” và “Thiên Chúa giáo”, vì không biết rằng Cựu Ước đồng thời cũng là lịch sử của dân tộc Do Thái và của Hồi Giáo…nên nhóm Giao Điểm và những kẻ theo đuôi đã và đang chống lại nước Mỹ, chống lại các quốc gia trên lục địa Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Âu…và chống lại tuyệt đại đa số nhân dân cuả các quốc gia đó, nghĩa là chống nhân loại.



Xin quý đọc giả hãy đọc kỹ đoạn tôi gạch dưới ở trên xem nó ngớ ngẩn đến mức nào. Thứ nhất Cựu Ước chỉ là lịch sử của dân tộc Do Thái không phải lịch sử của Hồi Giáo. Mohammed, giáo chủ Hồi Giáo, sinh năm 570, và người Hồi giáo chỉ coi ông ta như là một sứ giả hay tiên tri của Gót. (Messenger or prophet of God). Vậy làm sao mà Cựu Ước có thể là lịch sử của dân tộc Hồi Giáo? Thứ nhì vì không biết rằng Cựu Ước đồng thời cũng là lịch sử của dân tộc Do Thái và của Hồi Giáo [sic]nên nhóm Giao Điểm .. đã và đang chống lại nước Mỹ, chống lại các quốc gia trên lục địa Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Âu… nghĩa là chống nhân loại. Quý vị có thấy người nào viết ngu và vô nghĩa hơn không. Nhưng đó là trình độ hiểu biết của một con chiên Việt Nam mang danh là một trí thức. Tổng số những người theo Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo chưa tới ½ trên gần 7 tỷ người trên thế giới, vậy mà Vũ Linh Châu cho là cả nhân loại. Nhưng vấn đề là, một tỷ người tin nhảm nhí vào một chú Cuội ngồi trên cung Hằng, thì đối tượng của niềm tin đó vẫn chỉ là chú Cuội ngồi trên cung Hằng. Có phải như vậy không và có gì hay ho ở một số đông đầu óc ngu muội.

Vũ Linh Châu còn điên khùng và mê sảng cho rằng: nhóm Giao Điểm đã phiên âm chữ GOD = GÓT để chê bai chọc ghẹo, để khinh khi hạ nhục, ngụ ý như là đang chà đạp Thượng Đế dưới gót chân của họ. Phiên âm God theo giọng Mỹ là Gót không đúng hay sao? Phiên âm Cambodia là Cam-Bốt hay Thailand là Thái Lan cũng là hạ nhục Cam-bốt và Thái Lan hay sao? Khi xưa người Việt Nam đã phiên âm chữ “Dieu” của Pháp là “Diêu”, có vấn đề gì đâu. Vũ Linh Châu đang sống trong thời đại đen tối (The dark ages) Âu Châu nên cho rằng nói về Gót mà khác với cái hiểu hẹp hòi của Vũ Linh Châu là chống lại các quốc gia theo Ki Tô Giáo trên lục địa Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Âu… Đúng là đầu óc của một con chiên đã bị Vatican nắm ¾ bộ não, chỉ còn lại ¼ để nhắc lại những gì giáo hội dạy hay nói lên toàn những điều mê sảng.

Hiển nhiên là Vũ Linh Châu không thể tưởng tượng là trên thế giới ngày nay lại có những tác phẩm như sau, bày bán công khai trong các tiệm sách lớn, và đây chỉ là vài cuốn điển hình trong số hàng trăm cuốn khác nói về Gót:

- “The Case Against God”, Prometheus Books, New York, 1989, của George H. Smith.

- “Critiques of God: Making The Case Against Belief In God”,Prometheus Books, New York, 1997, do Chủ Biên Peter A. Angeles biên tập.

- The Dark Side of God, Element Books, Boston, USA, 1999, của Douglas Lockhart

- “The Impossibility of God”, Prometheus Books, New York, 2003, do chủ biên Michael Martin và Ricki Monnier biên tập.

- “God Is Not Great: How Religion Poisons Everything”, Twelve Hachette Book, New York, 2007, của Christopher Hitchens [God không sáng tạo ra chúng ta. Chúng ta sáng tạo ra God. Chúng ta làm hại con cháu chúng ta – và làm nguy hại đến thế giới – bằng cách nhồi sọ chúng (God did not make us. We made God. We damage our children – and endanger our world – by indoctinating them)]

- “God’s Problem: How The Bible Fail To Answer Our Most Important Question – Why We Suffer?”, HarperOne, New York, 2008, của Bart D. Ehrman

- “The God Delusion”, First Mariner Books, New York, 2008, của Richard Dawkins.

Nếu những cuốn sách như trên mà xuất bản cách đây vài thế kỷ thì những tác giả trên đã bị Giáo hội Công giáo mang đi tra tấn rồi thiêu sống rồi. Nhưng nhân loại đã văn minh hóa Ki Tô Giáo cho nên, như John Remsburg đã viết trong cuốn False Claims, trang 24:

Ngày nay Giáo hội không còn giết được nữa vì không còn quyền lực để mà giết. Bó củi (để thiêu sống người) và thanh gươm(để chém giết người) đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của giáo hội, và ngày nay giáo hội chỉ còn lại hai vũ khí: gây thù hận và vu khống.

The church does not kill now because it does not have the power to kill. The fagot and the sword have been wrested from her bloody hands, and hatred and slander are the oly weapons left her.

Và khi ông Vũ Linh Châu vu vạ Giao Điểm là đã và đang chống lại nước Mỹ, chống lại các quốc gia trên lục địa Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Âu… nghĩa là chống nhân loại, chẳng qua cũng chỉ là áp dụng hai vũ khí còn lại của Công giáo: vu khống để gây thù hận. Nhưng ít ra muốn vu khống để gây thù hận thì cũng phải thông minh một chút chứ. Viết láo lếu và dốt nát như trên thì có tác dụng gì.

Ông Vũ Linh Châu sống trong ốc đảo ngu dốt Ca-tô (từ của Linh mục Trần Tam Tĩnh), không biết thế giới trí thức bên ngoài ngày nay như thế nào. Không có gì, kể cả Gót, Giáo hoàng, nguyên thủ quốc gia v…v… có thể là những chủ đề cấm kỵ các học giả nghiên cứu và nêu lên những tư tưởng của mình. Và Vũ Linh Châu chắc không thể ngờ là trên thế gian này lại có bốn phiên tòa xử án Gót, vậy xin mời ông Vũ Linh Châu và quý độc giả đọc cho vui.



BỐN PHIÊN TÒA XỬ “GÓT GIẾT NGƯỜI”

Nguyên Tác: “The God Murders” by Gary DeVaney

[This is a 4 court-day agenda]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét