Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Các bài tường thuật về sự lạm dụng tình dục


AIDS làm trầm trọng thêm sự khai thác tình dục các nữ tu.

http://www.natcath.com/NCR_Online/archives/031601/031601a.htm

Nguyễn Trí Cảm chuyển ngữ

http://sachhiem.net/TONGIAO/NGTRCAM/NguyenTriCam010b.php




ngày 11 tháng 7, 2009


Bài viết do JOHN L. ALLEN JR. và PAMELA SCHAEFFER
NCR Staff, Rome and Kansas City, Mo.

Một số bản báo cáo do các thành viên cấp cao của các dòng nữ tu, và do một linh mục người Mỹ khẳng định rằng các linh mục lạm dụng tình dục các nữ tu, bao gồm cả việc cưỡng hiếp, là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở các nước Châu phi và những khu vực đang phát triển khác của thế giới.

Các báo cáo dẫn chứng rằng một số tu sĩ Công giáo lợi dụng tiền bạc và thẩm quyền tâm linh (spiritual authority) của họ để được quan hệ tình dục (sexual favors) với các nữ tu, nhiều người trong số họ, ở những nước đang phát triển, mà thân phận bị các định chế văn hóa làm cho lệ thuộc vào nam giới. Các báo cáo do NCR thu tập được – một số mới, một số đã lưu hành ít nhất bảy năm -- nói rằng các linh mục thường đòi hỏi quan hệ tình dục để trao đổi sự ban phát ân huệ, ví dụ như cấp giấy phép hay giấy chứng nhận để làm việc trong các cơ sở thuộc giáo phận được chỉ định. Các báo cáo, tổng cộng là năm bản, chỉ ra rằng, đặc biệt là Phi Châu, một lục địa bị HIV và AIDS tàn phá, các nữ tu son trẻ đôi khi được xem như là các mục tiêu an toàn cho hoạt động tình dục. Dựa theo tài liệu, trong một vài trường hợp quá đáng, các giáo sĩ làm cho các nữ tu có thai và sau đó khuyến khích họ đi phá thai.

Trong một số trường hợp, dựa trên một trong những báo cáo, các nữ tu, dù ngây thơ hay vì định chế xã hội quen việc tuân phục các nhân vật quyền thế, có thể sẵn sàng thỏa mãn những đòi hỏi tình dục.

Dù cho vấn đề không được phổ biến trong công chúng, các báo cáo đã được bàn luận trong các hội đồng các nữ và nam tu sĩ và ở Vatican.

Vào tháng 12 năm 1998, bốn trang giấy với tiêu đề “Vấn Đề Lạm Dụng Tình Dục của Các Tôn Giáo tại Châu Phi và Roma” được Dòng Các Cha Truyền Giáo Đức Mẹ của Châu Phi (Missionaries of Our Lady of Africa) trình bày trước Hội đồng 16, nhóm hội họp mỗi năm ba lần. Sơ Marie McDonald là tác giả của bản báo cáo. Hội đồng được hình thành do các đại biểu từ ba hiệp hội: Hiệp Hội Chư Bề Trên Tổng Quyền (the Union of Superiors General) , một hội đoàn của cộng đồng nam tu sĩ đặt ở Roma, Hiệp Hội Quốc Tế Chư Bề Trên Tổng Quyền (the International Union of Superiors General), một nhóm có thể sánh với nam dành cho nữ giới, và vụ Tổng Trưởng Thánh Bộ Đặc trách các Dòng Tu và Tu Hội Tông Đồ Đời (Congregation for Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life), văn phòng của Vatican lo việc giám sát đời sống tôn giáo.

Tháng Chín vừa rồi, sơ Esther Fangman dòng Biển Đức (Benedictine), một cố vấn tâm lý và là chủ tịch Liên Đoàn Hội Thánh Scholastica, nêu vấn đề trong một bài diễn văn tại đại hội Roma trước 250 các linh mục công giáo dòng Biển Đức. Liên đoàn là một tổ chức gồm 22 tu viện ở Hoa kỳ và hai ở Mexico.

Năm năm trước đó, vào ngày 18- 2 -1995, Hồng y giáo chủ Eduardo Martínez, nhân vật hoàn hảo của cộng đoàn Vatican trong đời sống tôn giáo, cùng với các thành viên của ông ta, lập hồ sơ về vấn nạn do tổ chức Medical Missionary of Mary (Y tế Thiện nguyện Maria) của sơ Maura O’Donohue, một nhà vật lý, đưa ra.

O’Donohue chịu trách nhiệm viết một bản báo cáo năm 1994 mang tính toàn diện hơn cả. Ngay thời điểm bản báo cáo được viết, bà đã trãi qua sáu năm làm nhân viên điều phối AIDS cho tổ chức Quĩ Công giáo Phát triển Hải ngoại (the Catholic Fund for Overseas Development) cơ sở đặt tại London.

Dù rằng không thể tiếp cận được các thống kê liên quan đến sự lạm dụng tình dục của các nữ tu, hầu hết các giới chức lãnh đạo tôn giáo đượcNCR phỏng vấn nói sự thường xuyên và nhất quán của các bản báo cáo về sự lạm dụng tình dục chỉ ra vấn đề cần phải được giải quyết.

Linh mục Nokter Wolf dòng Biển Đức, tổng giám mục tu viện trưởng dòng Biển Đức, nói với NCR, “Tôi không tin đây đơn giản chỉ là những trường hợp ngoại lệ”, “Tôi nghĩ rằng sự lạm dụng tình dục được mô tả đang xảy ra. Số vụ xảy ra là bao nhiêu, con số là gì, Tôi chẳng có cách nào biết được. Nhưng đây là vấn đề nghiêm trọng, và chúng ta cần phải đưa vấn đề ra thảo luận .”

Wolf thực hiện vài chuyến đi Châu Phi, thăm viếng học viện Biển Đức và tiếp xúc với các thành viên của dòng ở đó.

Trong báo cáo của bà, O’Donohue liên hệ sự lạm dụng tình dục với sự lan tràn bệnh AIDS ở Phi Châu và quan tâm đến việc làm giảm sự lây lan của căn bệnh.

Bà viết trong năm 1994: “Đáng tiếc thay, các nữ tu cũng báo cáo rằng các linh mục đã và đang khai thác tình dục họ bởi vì các linh mục cũng sợ nhiễm phải HIV do quan hệ với gái mại dâm và các phụ nữ có ‘nguy cơ’ lây nhiễm khác.”

O’Donohue từ chối các yêu cầu của NCR xin được phỏng vấn.

O’Donohue viết, “Trong một số nền văn hóa, những người đàn ông theo thường tình sẽ tìm gái mãi dâm thay vì quay sang “các nữ sinh cấp 2, những người, do tuổi đời còn trẻ, được xem như là ‘an toàn’ đối với HIV.”

Tương tự như vậy, các nữ tu “ hình thành nên một nhóm khác được nhìn nhận như những mục tiêu “an toàn” cho các hành vi tình dục,” .

“Ví dụ”, “tu viện trưởng của cộng đoàn các nữ tu của một quốc gia được các linh mục tìm đến đưa ra yêu cầu các nữ tu phải luôn sẵn sàng cho họ quan hệ tình dục. Khi tu viện trưởng từ chối, các linh mục giải thích rằng bọn họ sẽ phải làm như vậy, nếu không, họ buộc phải vào làng để tìm các phụ nữ, và như thế có thể sẽ mắc bệnh AIDS.”.

O’Donohue viết rằng ban đầu bà phản ứng với “sự bàng hoàng và mất niềm tin” với mức độ “nghiêm trọng” của vấn đề mà bà ta gặp phải qua việc tiếp xúc với “một số đông các nữ tu trong quá trình thăm viếng của bà” ở một số quốc gia.

Quan điểm khác về đời sống độc thân

Bà viết “Bệnh dịch AIDS đã gây sự chú ý đến vấn đề mà trước đây không được xem là nghiêm trọng”. “Sự thách thức to lớn mà bệnh AIDS đặt ra cho các thành viên của các dòng tu và giới tu sĩ chỉ đến bây giờ mới trở nên hiển nhiên.”

Trong bản tường thuật năm 1995 của bà trong cuộc gặp Hồng y giáo chủ Eduardo Martínez ở Vatican. O’Donohue lưu ý rằng đời sống độc thân có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Ví dụ, bà viết trong bản tường trình, cha tổng đại diện trong một giáo phận Phi Châu đã nói “khá cởi mở” về quan niệm sống độc thân ở Châu phi, nói rằng “bối cảnh cuộc sống độc thân ở Phi Châu có nghĩa một tu sĩ không lấy vợ nhưng không có nghĩa là ông ta không có những đứa con.”

Trong số 1 tỷ tín đồ Công giáo của thế giới, 116.6 triệu – khoảng 12 phần trăm –sống ở Phi Châu. Dựa theo Niên lịch Công giáo 2001, có 561 giám mục và tổng giám mục, 26.026 là linh mục và 51.304 nữ tu.

Thêm vào cái nhìn tổng thể như vậy, văn phòng của Martinez cũng nhận được các tư liệu dẫn chứng những trường hợp cụ thể. Một trong những việc xảy ra, đề năm 1998 ở Malawi và trích dẫn từ bản tường thuật 1994 của O’Donohue, nhóm lãnh đạo dòng nữ tu của giáo phận bị giám mục địa phương sa thải sau khi phàn nàn rằng 29 nữ tu của họ bị các linh mục địa phương làm cho có thai. Các nhà truyền giáo Phương Tây giúp cho nhóm lãnh đạo sưu tập các tài liệu mà sau cùng nó được đệ trình lên Roma.

Một trong những nhà truyền giáo, một người kỳ cựu từng ở Phi Châu hơn hai thập kỷ nói trường hợp Malawi là phức tạp, và vấn nạn của những quan hệ tình dục bất chính không phải chỉ có duy nhất một sự kiện liên quan. Bà mô tả sự việc trong cuộc phỏng vấn dành cho NCR. theo hình thức không nêu tên tuổi (not-for-attribution).

Nhà truyền giáo nói nhóm lãnh đạo đã chấp hành các nguyên tắc ngăn cấm các nữ tu ngủ qua đêm ở nhà linh mục, cấm đoán các linh mục ngủ qua đêm ở các nữ tu viện và cấm các nữ tu hiện diện một mình với các linh mục. Các nguyên tắc có ý định làm giảm khả năng của sự quan hệ tình dục.

Một số nguồn tin báo cho NCR rằng các giáo phái cũng như các quan chức của giáo hội đã tiến hành chỉnh đốn vấn đề, dù rằng họ miễn cưỡng nêu ra một số trường hợp cụ thể.

Những người khác nói không khí bí mật vẫn bao trùm vấn đề đang được thảo luận chỉ ra rằng còn nhiều việc cần thiết phải được thực hiện.

Sự bí mật một phần nhờ vào nỗ lực do các dòng tu làm việc trong hệ thống giải quyết sự việc và một phần đối với bối cảnh văn hóa nơi sự việc xảy ra. Các nước Phi Châu ở hạ -Sahara, ví dụ, là nơi các vấn đề được báo cáo là nghiêm trọng hơn cả, các hành vi tình dục và AIDS thường hiếm khi được thảo luận một cách công khai. Theo nhiều người đã từng làm việc ở đó, trong số nhiều người ở khu vực Trung và Nam Phi, các chủ đề về tình dục hầu như là điều cấm kỵ.

Biểu lộ sự giận dữ trong các nỗ lực không thành trong việc yêu cầu các viên chức giáo hội giải quyết vấn nạn, O’Donohue viết năm 1994. “Một nhóm nữ tu đến từ giáo hội địa phương đã tha thiết kêu gọi sự giúp đỡ của các giáo hội quốc tế và giải thích rằng, khi chính họ cố gắng trình bày với các chức sắc giáo hội về việc bị các linh mục quấy rối, các chức sắc này chỉ đơn giản là “không được nghe nói”.

Văn phòng báo chí của Vatican không phản hồi các yêu cầu của NCR trong việc bình luận câu chuyện này.

Sơ O’Donohue viết rằng, mặc dầu bà ta nhận biết sự việc diễn ra ở 23 quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, trên năm châu lục, tuyệt đại đa số đã xảy ra ở Phi Châu.

Trớ trêu thay, nhiều người Phi Châu tỏ ra dè dặt khi đề cập đến chuyện tình dục, tình dục không bình thường là chuyện bình thường ở nhiều khu vực của Phi Châu, và tiết dục là việc hiếm có. Đó là một nền văn hóa, mà ở đó AIDS phát triển mạnh mẽ. Các chuyên gia nói quan điểm xuất phát bắt nguồn sâu xa từ mối quan hệ văn hóa giữa nam giới và dòng giống – quan điểm kiên định về đời sống độc thân của giáo hội trở nên khó khăn không chỉ trên thực tế, nhưng cũng còn nằm trong quan điểm đối với một số linh mục Phi Châu.

AIDS lan tràn Phi Châu

Khoảng 25.3 triệu người trong số 36.1 triệu người trên thế giới dương tính với HIV sống ở hạ- Sahara Phi Châu. Từ khi bệnh dịch lan tràn ở cuối những năm 1970, 17 triệu người Phi Châu đã chết vì AIDS, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Trong số 5.3 triệu ca nhiễm HIV mới trong năm 2000, có 3.8 triệu ca xảy ra tai Phi Châu.

Dựa trên đồ thị về AIDS ở hạ- Sahara Phi Châu vào tháng Hai, 12 ấn bản của tạp chí Time, “Quan hệ tình dục không bình thường của mọi hình thức là chuyện cũ rích. Khắp mọi nơi đều có quan hệ tình dục trước hôn nhân, tình dục như một trò tiêu khiển. Cưỡng bách tình dục và lạm dụng tình dục là bản sao của nó, cưỡng bức tình dục. Tình dục trong giao dịch: tình dục như một món quà, tình dục với bố già lắm của ham của lạ (sugar-daddy). Tình dục ngoài hôn nhân, phòng nhì, với nhiều người.”

Đi xa hơn, Time tường thuật, phụ nữ được dạy từ nhỏ phải tuân phục nam giới, cảm thấy bất lực để bảo vệ lấy chính mình từ những ham muốn đòi hỏi tình dục của đàn ông..

Ngay cả việc giải thích cho sự lang chạ – mà trên thực tế, một số chuyên gia từng tranh luận, cũng chẳng khác gì vấn đề ở các quốc gia Tây phương. – các nam tu sĩ và nữ tu đưa ra vấn nạn khai thác tình dục các nữ tu nói các tình huống họ tường thuật lại rõ ràng là không thể chịu đựng nổi và, trong một số trường hợp, gần như khó có thể nói ra được.

Trong một trường hợp, theo O’Donohue, một linh mục bắt một nữ tu phá thai, và người nữ tu này chết trong khi lúc thực hiện việc phá thai. Sau đó ông ta đứng ra chủ trì buổi Lễ cầu hồn của bà ta..

Sự quấy nhiễu phổ biến

Trong báo cáo của McDonald, bà nói rõ “sự quấy rối tình dục và ngay cả việc các linh mục và giám mục hiếp dâm các nữ tu là chuyện được coi là bình thường,” và rằng “đôi khi các nữ tu có thai, linh mục nhất mực đòi nữ tu này phá thai.” Bà nói báo cáo của bà chủ yếu đề cập đến Phi Châu và các nữ tu, các linh mục, giám mục Phi Châu – không phải vì vấn đề chỉ riêng cho Phi Châu, nhưng vì nhóm soạn thảo bản báo cáo rút ra “chủ yếu từ trải nghiệm riêng của họ ở Phi Châu và sự hiểu biết mà họ có được từ các thành viên thuộc dòng tu của họ hay từ những dòng tu khác – đặct biệt các dòng tu thuộc giáo phận ở Phi Châu.”

Bà viết: “Chúng tôi biết rằng vấn đề cũng tồn tại ở các nơi khác.”

“Nó quả đúng như vậy, bởi vì tình yêu của chúng tôi dành cho giáo hội và cho Phi Châu. Chúng tôi cảm thấy quá sức thất vọng về các vấn nạn.”

Bản tường thuật của McDonald là bản báo cáo được đưa ra năm 1998 lên Hội đồng 16. Bà từ chối cuộc phỏng vấn của NCR.

McDonald viết: khi một nữ tu có thai, nữ tu này thường bị trừng phạt bằng cách đuổi ra khỏi dòng, trong khi đó vị linh mục thì “thường được chuyển sang một giáo xứ khác – hay gửi đi học.”

Trong tường thuật của bà, McDonald viết rằng các linh mục đôi khi khai thác sự lệ thuộc vào tài chính của các nữ tu trẻ, hay lợi dụng sự hướng dẫn tâm linh và bí tích hòa giải để đòi hỏi sự quan hệ tình dục

McDonald chỉ ra tám yếu tố mà bà tin làm vấn đề thêm trầm trọng:
Sự kiện việc sống độc thân và/hay giữ đồng trinh không có giá trị ở một số quốc gia.
Vị trí thấp kém của phụ nữ trong xã hội và trong giáo hội. Trong một số trường hợp “một nữ tu…được dạy để xem mình như là thành phần thấp kém, phải chịu quị lụy và vâng phục.”

“Thế thì điều này có thể hiểu được, một nữ tu nhận thấy không thể từ chối yêu cầu quan hệ tình dục của một giáo sĩ. Những người này được xem như “những nhân vật có uy quyền” mà họ phải vâng lời.”

“Hơn thế, họ thường có học thức cao hơn và được đào tạo thần học ở cấp cao hơn các nữ tu. Họ có thể sử dụng thần học giả hiệu để biện hộ cho các yêu cầu và hành vi của họ. Các nữ tu thường ấn tượng một cách dễ dàng qua những lập luận này. Một trong những điều này diễn ra như sau:

“Cả hai chúng ta nguyện tận hiến cho đời sống độc thân. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã hứa không lập gia đình. Tuy nhiên, chúng ta có thể quan hệ tình dục với nhau mà không bội thề.”
Bệnh dịch AIDS, có nghĩa là các nữ tu được xem như “an toàn” hơn.
Sự lệ thuộc vào tài chính do thu nhập thấp của các nữ tu lao động ở quê nhà hay sự hỗ trợ các nữ tu được gửi đi học ở nước ngoài không đầy đủ. Vấn đề lạm dụng tình dục ở Phi Châu là điều phổ biến nhất, theo các nhà quan sát, trong những thành viên của các dòng tu thuộc giáo phận nghèo tiền bạc hay không có hệ thống tài trợ quốc tế.
Sự hiểu biết kém cõi về đời sống tận hiến của các nữ tu và của cả các giám mục, linh mục và các tín đồ.
Các dòng tu thực hiện việc tuyển chọn các ơn gọi (người xin đi tu) không có đủ kiến thức văn hóa.
Các nữ tu được gửi sang Roma và các quốc gia khác để học thường “quá trẻ và/hay chưa chín chắn”, khả năng ngôn ngữ yếu kém, thiếu sự chuẩn bị và mọi hỗ trợ khác, và “thường quay sang các tu sinh và linh mục để nhờ giúp đỡ,” tạo khả năng tìm ẩn trong việc bị lợi dụng.

McDonald viết: “Tôi không muốn ngụ ý rằng chỉ có các linh mục hay giám mục là người đáng bị chê trách và các nữ tu đơn giản chỉ là nạn nhân.” “Không, các nữ tu có thể đôi khi chỉ vì quá nhiệt tình và cũng có thể là ngây thơ.”
Sự im lặng. “Có lẽ yếu tố tạo thành khác là ‘sự thông đồng trong im lặng’ bao phủ sự việc." McDonald viết. “Chỉ với điều kiện là nếu chúng ta nhìn nhận một cách trung thực, chúng ta mới có thể sẽ tìm ra các giải pháp.”

Vị linh mục người Mỹ, người đưa ra lời giải thích tương tự của việc lạm dụng tình dục các nữ tu là Cha Robert J. Vitillo, sau đó vào tổ chức Caritas và giờ là giám đốc điều hành của giám mục Mỹ cho Chiến dịch Vận động cho Sự Phát Triển của Con Người (Campaign for Human Development). Tháng Ba năm 1994, một tháng sau khi O’Donohue viết bản tường thuật, Vitillo trình bày vấn đề với một nhóm nghiên cứu thần học tại trường Cao đẳng Boston. Vitillo có kiến thức rộng về Phi Châu nhờ vào những chuyến đi làm việc thường xuyên. Buổi nói chuyện của ông, đặt trọng tâm vào một số vấn đề về luân lý và nguyên tắc đạo đức liên quan đến AIDS. Được đặt tên là ”Những Thách Thức Thần Học Được Đặt Ra do Trận Dịch HIV/AIDS Toàn Cầu.”

‘Cần quan tâm’

Vitillo, một linh mục của giáo phận Paterson, New Jersy, từ chối yêu cầu của NCR xin phỏng vấn dựa trên nội dung của buổi thảo luận.

Ông nói với những người trong buổi họp tại trường Cao đẳng Boston rằng các nữ tu là mục tiêu của cánh đàn ông, đặc biệt là các giáo sĩ, những người có thể trước đây thường lui tới với gái mãi dâm.

“Vấn đề đạo đức cuối cùng mà tôi xét thấy đặc biệt nhạy cảm nhưng cần phải đề cập,” ông nói, “bao gồm sự cần thiết tố giác sự lạm dụng tình dục, là hậu quả rõ ràng của nguyên nhân làm gia tăng HIV/AIDS. Nhiều nơi trên thế giới, cánh nam giới giảm sự lệ thuộc của họ vào những người hành nghề bán dâm bởi lo sợ nhiễm phải HIV…. Kết quả của sự lo sợ này lan rộng, nhiều ông (và một số bà) đã quay tìm những thiếu nữ (và nam) còn trẻ (cho là không bị lây nhiễm) cho việc quan hệ tình dục. Các nữ tu cũng là mục tiêu của hạng người đó, và đặc biệt là các giáo sĩ trước đây từng quan hệ với gái mại dâm. Chính bản thân tôi đã nghe những câu chuyện thảm thương của những nữ tu, những người bị cưỡng ép quan hệ tình dục với linh mục địa phương hay với người hướng dẫn tâm linh, những người này khẳng định rằng sinh hoạt này là ‘tốt’ cho cả hai.

Vitillo nói: “Thường thường, những cố gắng đưa những vấn nạn này đến với các quan chức của giáo hội địa phương hay quốc tế đều gặp phải những lỗ tai điếc,” . “Ở Bắc Mỹ và một số nơi của Châu Âu, giáo hội của chúng tôi đã choáng váng vì những vụ tai tiếng về việc giao cấu với trẻ em (tình dục huyễn nhi). Sẽ phải mất bao lâu để giáo hội có thể chế giống nhau này trở nên nhạy cảm đối với những vấn nạn lạm dụng mới mà chúng là hệ quả đến từ nạn dịch?”

Những trường hợp cụ thể chính yếu trong báo cáo của P’Donohue như sau:
Trong một vài trường hợp, những người muốn đi tu phải thuận cho linh mục quan hệ tình dục để nhận được các giấy chứng nhận cần thiết và/hay được giới thiệu việc làm trong giáo phận.
Trong một quốc gia, các nữ tu gặp các phiền toái do các quy định gây ra, qui định yêu cầu họ phải rời khỏi dòng nếu họ có thai, trong khi đó thì tu sĩ có liên quan vẫn có thể vẫn tiếp tục công việc mục vụ của mình. Bất công là câu hỏi của vấn đề luật pháp xã hội bởi vì nữ tu bị bỏ rơi một mình để nuôi đứa trẻ như một ông bố độc thân, “thường bị dèm pha và thường có địa vị xã hội- kinh tế (socioeconomic) thấp kém. Tôi đã đưa ra một vài ví dụ ở một số quốc gia nơi mà phụ nữ bị cưỡng bách để trở thành vợ hai hay vợ ba trong một gia đình bởi vì địa vị xã hội trong nền văn hóa địa phương đã bị mất. Một lựa chọn khác, vì sự tồn tại, là ra ‘đứng đường’ như gái mại dâm” và theo cách ấy “phơi nhiễm bản thân họ với nguy cơ HIV, nếu như chưa từng mắc phải.”
Những bề trên tổng quyền mà tôi gặp, có kinh nghiệm khi làm linh mục ở một số khu vực, quan tâm sâu sắc về việc quấy rối các nữ tu . Một bề trên của một dòng tu trong giáo phận, nơi có một số nữ tu bị các linh mục làm cho có thai, hoàn toàn mất phương hướng để tìm ra một giải pháp thích hợp. Một dòng tu khác của giáo phận phải đuổi hơn 20 nữ tu bởi họ có thai, và trong nhiều trường hợp lại là do các linh mục.
“Một số linh mục khuyên các nữ tu sử dụng dụng cụ tránh thai, lừa họ rằng “viên thuốc” sẽ làm ngăn sự lây truyền HIV. Một số khác thậm chí khuyến khích những nữ tu mà họ quan hệ phá thai. Một số chuyên gia y tế của Công giáo được tuyển dụng trong những bệnh viện Công giáo báo cáo đã phải chịu áp lực từ các linh mục để thực hiện các vụ phá thai ở những bệnh viện dành cho các nữ tu.
“Ở một số quốc gia, các thành viên của hội đồng giáo xứ và các cộng đoàn Ki-tô giáo nhỏ đang phản đối các chủ chăn (pastor) bởi vì những sự quan hệ của họ với phụ nữ và các cô gái trẻ một cách thường xuyên. Một số phụ nữ này là vợ của các con chiên trong xứ đạo. Trong những trường hợp như vậy, các ông chồng thường giận dữ với những sự việc đang xảy ra, nhưng lại bị ngăn trở trong việc phản đối các cha xứ. Người ta biết một số linh mục có quan hệ với một vài phụ nữ, và cũng có con với họ qua việc quan hệ nam nữ bất chính (liaison) mà không phải chỉ một lần. Các con chiên bày tỏ với tôi sự quan tâm liên quan đến vấn đề này, và nói rõ rằng họ chờ đợi một ngày, khi đó, họ sẽ thảo luận trong buổi giảng (dialogue homilies). Họ tình nguyện, vì điều này sẽ tạo khả năng cho họ một cơ hội vạch mặt tính chất thành thật trong buổi giảng đạo của những linh mục nào đó, và lật tẩy cái tiêu chuẩn kép quá hiển nhiên của họ. Trong chuyến thăm một quốc gia, tôi được cho biết một trưởng lão(presbytery) trong một xứ đạo cá biệt bị các giáo dân trong giáo xứ trang bị súng tấn công vì họ giận dữ các linh mục do sự lạm quyền, sự phản bội lòng tin mà các hành vi và cách sống của họ đã phản ảnh.
“Ở một quốc gia khác, một người vừa cải từ đạo Hồi (một trong hai cô con gái theo Ki tô giáo) được chấp thuận như là một ứng viên ơn gọi cho một họ đạo địa phương. Khi cô ta đến gặp linh mục chánh xứ để lấy giấy chứng nhận cần thiết, cô ta bị vị linh mục hãm hiếp trước khi được trao giấy chứng nhận. Do bị gia đình từ vì theo đạo Ki tô, cô ta cảm thấy không thể trở về nhà như trước kia được nữa. Cô vào sống trong nhà dòng và chẳng bao lâu phát hiện ra mình có thai. Đối với suy nghĩ của cô, sự lựa chọn duy nhất của cô là rời khỏi nhà dòng mà không đưa ra một lý do nào cả. Cô lang thang mười ngày trong rừng, trăn trở không biết phải làm gì. Sau đó, cô quyết định đến gặp vị giám mục để trình bày, vị này triệu tập ông linh mục. Ông linh mục thú nhận lời cáo buộc là đúng và vị giám mục bảo ông ta chịu cấm phòng trong hai tuần.
“Kể từ những năm 1980, nữ tu ở một số quốc gia từ chối đi lại một mình cùng với linh mục trong xe ôtô bởi vì lo sợ bị quấy rối hay ngay cả bị hãm hiếp. Các giáo sĩ cũng còn lợi dụng địa vị của họ trong vai trò như là chủ chăn và người dẫn dắt tâm linh và tận dụng thẩm quyền tâm linh của họ để được quan hệ tình dục với các nữ tu. Ở một quốc gia, những mẹ bề trên đã có yêu cầu giám mục hay những linh mục bề trên thuyên chuyển những giáo sĩ, các cha hướng dẫn tâm linh hay rút họ về sau khi họ lạm dụng các nữ tu.

Những ảnh hưởng trực tiếp nhất là đối với các phụ nữ bị lạm dụng, O’Donohue viết. Tuy nhiên, ảnh hưởng kéo dài và rộng lớn hơn đối với cộng đoàn và bao gồm cả sự vỡ mộng và hoài nghi. Người bị lạm dụng và những người khác trong cộng đoàn “nhận ra nền tảng niềm tin của họ đột nhiên vỡ tan tành.”

Những người mà niềm tin bị tan vỡ đến từ những gia đình có cái nhìn không thiện cảm đối với các tác nghiệp tôn giáo, và cùng một người “đặt vấn đề tại sao phải sống đời sống độc thân qua tuyên bố hùng hồn mà cũng chính là người có vẻ như có dính dáng đến việc khai thác tình dục của những người khác. Điều này được xem như đạo đức giả, hay ít nhất như khuyến khích tiêu chuẩn kép.” O’Donohue viết.

Một số quan sát viên nói rằng nhờ sự lên tiếng của những bản báo cáo như vậy, người ta đã đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề.

Những nguyên tắc mới

Wolf, người lãnh đạo dòng Biển đức ở Roma, nói “Một vài tu viện đã có các nguyên tắc hoạt động trong trường hợp một thầy tu bị cáo buộc có hành vi tình dục không đúng đắn, cần lưu ý đến những cá nhân được quan tâm, kể cả nạn nhân. Tôi đưa câu hỏi này lên cộng đoàn của chúng tôi. Chúng ta cần sự thành thật và công bằng.”

Một viên chức của Vatican nói với NCR rằng “có những sáng kiến ở nhiều cấp độ” nêu ra sự quan tâm về khả năng lạm dụng tình dục trong đời sống tu hành. Viên chức này nêu rõ các nỗ lực của các hiệp hội các giáo phẩm cấp cao, hiệp hội giám mục, và bên trong các cộng đồng và giáo phận có liên quan.

Trong hầu hết những cuộc thảo luận này, viên chức này nói, là những biện pháp mà Vatican “nhận thức” và “hỗ trợ” hơn là đứng ra tổ chức hay đề xướng.

Viên chức Vatican sẵn sàng phát biểu mà không nêu danh tánh về vấn nạn với NCR.

Viên chức lưu ý có hai dấu hiệu mà các tập quán ứng xử của giáo hội đang thay đổi. Trong một số trường hợp cụ thể, sự phản hồi nhiệt tình và mau chóng hơn từ các chức sắc lãnh đạo giáo hội, và nói chung, có một xu hướng bên trong đời sống tu hành rằng những vấn nạn này cần phải được đưa ra thảo luận. “Đề cập đến vấn đề là bước đầu tiên hướng đến một giải pháp.“

Tuy nhiên, các viên chức của giáo hội không phải là luôn luôn cởi mở trong những cuộc trao đổi như vậy. McDonald viết trong bản báo cáo năm 1998 rằng, trong tháng Ba năm đó, bà ta trình bày với hội đồng thường trực của Hội Đồng Giám Mục Phi Châu và Madagasca, hội (consortium) các giám mục Phi Châu, về vấn đề lạm dụng tình dục các nữ tu.

McDonald viết, “Vì hầu hết những gì tôi đưa ra căn cứ trên những báo cáo đến từ các họ đạo của các giáo phận và Hiệp Hội các Bề Trên Cao Cấp Châu Phi (Conferences of Major Superiors inAfrica). Tôi đoan chắc tính chất xác thực những gì tôi nói.”

Tuy nhiên, “các giám mục biểu lộ cảm nhận rằng các nữ tu không trung thành khi gửi những bản trình báo ra ngoài giáo phận.” “Họ nói rằng các nữ tu được đề cập tới nên đến gặp giám mục của giáo phận để trình bày những vấn nạn này,”

“Dĩ nhiên,” bà ta viết, “đây sẽ là lý tưởng. Tuy nhiên, các nữ tu khẳng định rằng họ đã làm như vậy hết lần này đến lần khác. Đôi khi họ không được chào đón đàng hoàng. Trong một số trường hợp họ lại bị khiển trách vì những điều đã xảy ra. Ngay cả khi họ được lắng nghe một cách đồng cảm, chẳng có gì có vẻ xem ra là được thực hiện.”

Đáng đề cập đến

Dầu cho bất kỳ biện pháp tích cực nào được thực hiện, vấn nạn vẫn mang tính cách thời sự đối với các nữ tu. Trong một cuộc phỏng vấn tại quê nhà Kansas City, Mo., Fangman, người nữ tu đưa ra vấn đề vào tháng Chín vừa rồi tại một buổi họp mặt của các cha tu viện trưởng dòng Biển Đức ở Roma, nói với NCR rằng, bà ta đã nghe các câu chuyện về những nữ tu bị các linh mục lạm dụng tình dục trong các thảo luận không chính thức tại buổi hội thảo của các nữ tu viện trưởng và các mẹ bề trên từ khắp thế giới.

“Các nữ tu người đưa ra vấn đề từng bị xúc phạm sâu sắc và cảm thấy rất đau khổ -- và rất đau khổ khi nói về điều đó,” bà ta nói. Bởi vì nỗi đau mà bà ta và những người khác đang được biết. Bà nói: “chúng tôi đã quyết định vấn đề cũng đáng được bắt đầu bàn đến theo cách công khai hơn, và chúng tôi có cơ hội trong cuộc gặp thường kỳ với Hội Nghị các Giám Mục (Congress of Abbots).”

Fangman nói rằng bản báo cáo của bà gửi cho giám mục dòng Biển Đức dựa trên các cuộc trao đổi với các nữ tu và từ tài liệu trong báo cáo của O’Donohue.

Bài nói của Fangman được xuất bản trong số mới nhất đăng trên Tập san Thông hội Quốc tế Đời Sống Tu viện (Alliance for International Monasticism Bulletin,), một tập san truyền giáo của dòng.

Bản báo cáo của O’Donohue được chuẩn bị trong cùng một tinh thần: niềm hy vọng thúc đẩy sự thay đổi. Bà viết trong báo cáo của mình rằng bà đã chuẩn bị nó “sau khi suy nghĩ thật chín chắn và với ý thức sâu sắc của sự khẩn cấp bởi những chủ đề liên quan động vào chính cái cốt lõi của sứ mệnh truyền giáo, và mục vụ của giáo hội.

Bà viết: các thông tin về việc các linh mục lạm dụng tình dục các nữ tu “xuất phát từ các nhà truyền giáo (nam và nữ); từ các linh mục, các bác sĩ và các thành viên khác của giáo hội gia đình trung kiên của chúng ta,” “Tôi được bảo đảm rằng vụ việc trong các ghi nhận là có thực trong số các vụ việc có liên quan“ được mô tả trong báo cáo, bà nói, “và vì thế thông tin không chỉ căn cứ vào những gì nghe được.”

23 quốc gia được liệt kê trong bản báo cáo là: Botswana, Burundi, Brazil, Colombia, Ghana, India, Ireland, Italy, Kenya, Lesotho, Malawi, Nigeria, Papua New Guinea, Philippines, South Africa, Sierra Leone, Tanzania, Tonga, Uganda, United States, Zambia, Zaire, Zimbabwe.

Sự hi vọng của bà, bà viết, là bản báo cáo “sẽ vì vậy mà thúc đẩy hành động thích hợp đặc biệt về phía của những người nắm giữ quyền lãnh đạo giáo hội và những người có trách nhiệm đối với cơ cấu tổ chức.”



Điện thư của John Allen làjallen@natcath.org.

Điện thư của Pamela Schaeffer làpschaeffer@natcath.org

Tài liệu liên quan đến câu chuyện nói trên ở trang mạng NCR

www.natcath.com/NCR_Online/documents/index.htm

Phóng Viên Công Giáo Quốc Gia, Ngày 16 Tháng Ba năm 2001



Nguyễn Trí Cảm chuyển ngữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét